Ngày nay, các bệnh lý liên quan đến tai, mũi và họng trở nên phổ biến. Trong đó, ung thư vòm họng là một căn bệnh có quá trình phát triển phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vậy, ung thư vòm họng là gì? Có thể điều trị không? Điều trị như thế nào? Liệu có tái phát sau khi điều trị? Làm thế nào để phòng ngừa ung thư vòm họng?
Mục lục
3. Các loại ung thư vòm họng5. Nguyên nhân ung thư vòm họng9. Cách phòng ngừa bệnh ung thư vòm họng1. Vòm họng là gì? Nằm ở đâu trong cơ thể người?
Vòm họng là phần trên của họng (yết hầu), cũng là phần cao nhất của họng. Họng là một ống rỗng dài khoảng 5 inch (khoảng 10cm) nằm giữa phía sau mũi và phần trên cùng của khí quản và thực quản (ống đi từ cổ họng đến dạ dày). Trong cơ thể người, vai trò của vòm họng là điều hợp luồng không khí và thức ăn khi chúng đi qua đường hô hấp và tiêu hóa và dẫn đến khí quản hoặc thực quản.
Bạn đang xem: Bệnh ung thư vòm họng có lây không
2. Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng (Nasopharyngeal Carcinoma – NPC) là căn bệnh phổ biến, thuộc nhóm “ung thư đầu và cổ” do tăng sinh tế bào vảy lót ở vòm họng, bao gồm ung thư hầu họng (phần giữa của họng), ung thư mũi hầu (phần trên của họng, ngay sau mũi) và ung thư hạ hầu (ung thư hạ họng – phần dưới cùng của họng). <1>
Ung thư vòm họng tương đối hiếm gặp trên toàn thế giới. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ trung bình của các ca mắc ung thư vòm họng là 1/100.000 và tỷ lệ mắc ung thư vòm họng cao hơn đáng kể ở người Mỹ gốc Á với tỷ lệ dao động từ 2,5 – 3,8 trường hợp trên 100.000. Trong khi đó, tỷ lệ mắc ung thư vòm họng ở người Mỹ da trắng khoảng 0,4/100.000, người Mỹ gốc Phi là 0,6/100.000 và người Mỹ gốc Tây Ban Nha là 0,4/100.000.
Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư vòm họng là 12%, đây là một tỷ lệ khá cao so với các loại ung thư khác và so với các khu vực lãnh thổ khác trên toàn thế giới. Trong đó, có tới 70% bệnh nhân mắc ung thư vòm họng được phát hiện ở giai đoạn cuối, dẫn đến việc điều trị trở nên rất khó khăn, đẩy cao tỷ lệ tử vong. Ung thư vòm họng là một trong những loại ung thư phổ biến ở nam giới tại Việt Nam trong những năm gần đây.
Ung thư vòm họng là một loại ung thư bắt nguồn từ các tế bào trong vòm họng. Tương tự như các căn bệnh ung thư khác, nếu ung thư vòm họng không được phát hiện và điều trị kịp thời, các tế bào ung thư có thể lan rộng sang các cơ quan khác trong cơ thể và gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, tiên lượng tử vong cao.
Cũng như các loại ung thư khác, ung thư vòm họng cũng là một căn bệnh ác tính, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời3. Các loại ung thư vòm họng
Có nhiều loại khối u có thể phát triển trong vòm họng, bao gồm cả loại lành tính (không phải ung thư) và loại ác tính (ung thư). Vì thế, cũng có nhiều loại ung thư vòm họng khác nhau, bao gồm:
3.1. Ung thư biểu mô vòm họng (NPC)
Đây là loại ung thư phổ biến nhất ở vòm họng. Ung thư biểu mô vòm họng bắt nguồn từ các tế bào lớp biểu mô tế bào lót trên bề mặt niêm mạc vòm họng. Tổn thương của tế bào này có thể lan rộng và lây sang các cơ quan khác như xoang mũi, tai giữa và cổ. Có nhiều loại ung thư biểu mô vòm họng khác nhau, đều bắt đầu từ các tế bào biểu mô lót vòm họng, nhưng các tế bào của mỗi loại trông khác nhau khi xem xét kỹ trong phòng thí nghiệm:
Ung thư biểu mô tế bào vảy sừng hóa là loại phổ biến nhất ở những vùng có tỷ lệ NPC thấp, chẳng hạn như Hoa Kỳ. Ung thư biểu mô biệt hóa không sừng hóa: phổ biến hơn ở những vùng có tỷ lệ NPC cao, và thường được xác định nguyên nhân do Virus Epstein-Barr (EBV) gây ra. Ung thư biểu mô không biệt hóa không sừng hóa là loại phổ biến nhất ở những vùng có tỷ lệ NPC cao và cũng thường liên quan đến EBV. Ung thư biểu mô tế bào vảy basaloid là loại hiếm gặp và rất nguy hiểm.Triệu chứng của loại ung thư biểu mô vòm họng thường bao gồm khó nuốt thức ăn, đau khi nuốt, nói khàn, ho, khó thở, mệt mỏi và giảm cân. <2>
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, NPC có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm do khối u di căn qua các cơ quan khác trên khắp cơ thể3.2. Ung thư vòm họng lành tính
Các khối u vòm họng lành tính và khá hiếm gặp, thường phát triển ở trẻ em và thanh niên. Chúng không lan sang các bộ phận khác của cơ thể và thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Các loại khối u này bao gồm các u hoặc dị tật của hệ thống mạch máu (mang máu) như u xơ mạch và u mạch máu, cũng như các khối u lành tính của các tuyến nước bọt nhỏ trong vòm họng.
Triệu chứng của ung thư vòm họng lành tính phụ thuộc vào loại khối u và vị trí của chúng. Tuy nhiên, nhiều khối u lành tính không gây ra triệu chứng rõ ràng và thường được phát hiện trong quá trình khám sức khỏe định kỳ hoặc tình cờ.
3.3. Các ung thư khác ở vòm họng
Các loại ung thư vòm họng khác cũng có thể xảy ra ở người gồm có:
Sarcoma và u ác tính: chỉ chiếm dưới 5% số ca ung bắt đầu trong vòm họng. Khác với các loại NPC khác, những bệnh ung thư này không bắt đầu từ các tế bào biểu mô. Nếu bạn muốn biết thêm về những loại ung thư này, hãy tìm hiểu về Sarcoma mô mềm và Ung thư da hắc tố. U lympho: chiếm khoảng 5% bệnh ung thư bắt đầu ở vòm họng. Đây là loại ung thư của các tế bào hệ thống miễn dịch, gọi là tế bào lympho, có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trong cơ thể, bao gồm cả vòm họng. Ung thư thanh quản: Đây là loại ung thư các tế bào bên trong thanh quản bị biến chứng và tăng sinh không kiểm soát. Ung thư cuống họng: Đây là loại ung thư có nguồn gốc từ tế bào của cuống họng, phía sau cổ họng.4. Dấu hiệu ung thư vòm họng
Khi mắc ung thư vòm họng, ở giai đoạn đầu bệnh nhân thường không có triệu chứng đặc trưng rõ ràng hoặc thậm chí không có triệu chứng. Tuy nhiên, ở giai đoạn tiến triển tại chỗ hoặc giai đoạn muộn, người bệnh thường gặp một hoặc vài triệu chứng nghiêm trọng sau:
Đau hoặc chảy máu miệng Đau họng: ung thư vòm họng có thể gây ra sự cộm, vướng mắc trong họng, đau nhức hoặc khó chịu họng Khó nuốt: bệnh nhân có thể cảm thấy đau hoặc khó khăn khi ăn, uống hoặc nuốt. Khàn giọng: bệnh nhân ung thư vòm họng có thể cảm thấy giọng nói của mình khàn hoặc thay đổi so với trước đây. Ho kéo dài hoặc ho ra máu: Ho lâu ngày, khó giải thích hoặc có máu trong nước bọt/đàm Khó thở: Với các khối u lớn làm cản trở quá trình hô hấp, có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở. Đau tai, giảm thính lực hoặc ù tai Nghẹt mũi, chảy máu mũi kéo dài Nhìn mờ, nhìn đôi hoặc mờ Có khối u/hạch ở cổ: Được phát hiện qua xét nghiệm hoặc tìm thấy bằng cách chạm vào vùng cổ, cổ họng hoặc vòm họng. Khó mở miệng, đau/tê mặt,… Ung thư vòm họng là một dạng ung thư đầu cổ, có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp trên với mức độ nghiêm trọng cao5. Nguyên nhân ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng bắt đầu khi một hoặc nhiều gen ở tế bào vòm họng bị đột biến, dẫn đến sự phát triển bất thường của các tế bào, sự phát triển bất thường này vượt ngoài tầm kiểm soát của cơ thể, khiến cho chúng nhanh chóng nhân lên và lan rộng, tích tụ dần tạo thành khối u. Những tế bào này có thể xâm lấn các cấu trúc xung quanh và cuối cùng lan rộng (di căn) đến các bộ phận khác của cơ thể. Trong trường hợp ung thư biểu mô vòm họng, quá trình này bắt đầu từ các tế bào vảy lót trên bề mặt của vòm họng. <3>
Các chuyên gia chỉ ra một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
5.1. Virus Epstein-Barr (EBV)
Virus Epstein-Barr (EBV) là một trong những nguyên nhân chính có thể gây ra ung thư vòm họng nhưng không phải ai nhiễm EBV cũng bị ung thư vòm họng. EBV thuộc loại virus herpes và phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Virus này được truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết từ mũi và miệng của người bị nhiễm, hoặc thông qua quan hệ tình dục.
EBV có thể làm thay đổi tế bào bạch cầu B trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, gây ra sự phát triển của một số loại bệnh, bao gồm ung thư vòm họng. Virus này có thể kích thích sự phát triển của tế bào ung thư và gây ra các biến đổi gen di truyền, gây ra sự phát triển của khối u không kiểm soát.
5.2. Virus u nhú ở người (HPV)
Virus gây u nhú ở người (HPV) cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư vòm họng. HPV là một loại virus lây truyền qua đường tình dục với hàng trăm chủng loại khác nhau, có thể gây ra các bệnh khác nhau, bao gồm u nhú sinh dục, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư đầu và cổ (bao gồm cả ung thư vòm họng).
Các loại HPV như HPV 16 và HPV 18 được xác định là nguyên nhân chính gây ra ung thư vòm họng. HPV có thể tấn công các tế bào của vòm họng và gây ra sự phát triển bất thường của chúng. Các tế bào này có thể phát triển nhanh chóng, tích tụ thành khối u ở vòm họng gây ra ung thư và lan rộng đến các cơ quan, bộ phận xung quanh.
HPV 16 gây ra ung thư vòm họng với tỷ lệ cao hơn hẳn so với HPV 18 và các type HPV khác5.3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ
Nam giới: Ung thư vòm họng có xu hướng phổ biến hơn ở nam giới so với nữ giới. Tình dục: Các đối tượng có hoạt động quan hệ tình dục làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus HPV gây u nhú ở người, gây ra ung thư, bao gồm ung thư vòm họng. Ăn nhiều thực phẩm ướp muối: Khi nấu các loại thực phẩm ướp muối bằng nước, hóa chất có thể thoát ra trong hơi nước và xâm nhập vào khoang mũi, làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô vòm họng. Nếu tiếp xúc với những hóa chất này khi còn nhỏ tuổi, nguy cơ mắc bệnh có thể tăng cao hơn. Hút thuốc và uống rượu: Việc tiếp xúc với hóa chất trong thuốc lá, rượu bia hoặc các chất kích thích như ma túy có thể gây tổn thương cho các tế bào trong vòm họng, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến cho cơ thể không có khả năng chống lại các tác nhân gây ung thư như virus HPV, làm tăng nguy cơ xuất hiện và phát triển của ung thư. Độ tuổi: Mặc dù ung thư vòm họng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng thường được phát hiện nhiều hơn ở người lớn trong khoảng từ 30 đến 50 tuổi. Phổ biến ở người Đông Nam Á, Trung Quốc, Bắc Phi, Trung Đông: Ở Hoa Kỳ, người nhập cư từ châu Á có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn so với người châu Á sinh ra tại đây. Ngoài ra, người Inuits ở Alaska cũng có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn. Tiền sử bệnh của gia đình: Khi có một người trong gia đình mắc ung thư vòm họng, tính di truyền sinh học sẽ làm tăng nguy cơ cho những người khác trong gia đình.6. Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư vòm họng và các biến chứng
Giai đoạn khởi phát: Trong giai đoạn này, khối u chưa lan rộng đến các cơ quan lân cận, chưa có dấu hiệu rõ rệt, ung thư vòm họng chỉ ảnh hưởng đến lớp tế bào trên cùng bên trong vòm họng. Giai đoạn 2: Khối u lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết ở một bên cổ Giai đoạn 3: Khối u lan đến các hạch bạch huyết ở cả hai bên cổ. Giai đoạn 4: Khối u lan đến các bộ phận như hộp sọ, mắt, dây thần kinh sọ, tuyến nước bọt hoặc phần dưới của cổ họng. Ở giai đoạn 4, ung thư vòm họng có thể di căn đến các bộ phận xa của cơ thể như phổi hoặc gan7. Các phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng
Trong trường hợp nghi ngờ bị ung thư vòm họng, cần thực hiện sớm các chẩn đoán để xác định tình trạng bệnh lý và đưa ra các phác đồ điều trị hợp lý. Trước tiên, các bác sĩ và chuyên gia sẽ yêu cầu thông tin về tiền sử bệnh của gia đình và tiến hành khám sức khỏe toàn diện thông qua việc kiểm tra mũi họng bao gồm đầu, cổ, miệng, cổ họng, mũi, cơ mặt và các hạch bạch huyết. Ngoài ra, các bác sĩ và chuyên gia cũng có thể thực hiện kiểm tra thính giác. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng có thể tiến hành các phương pháp chẩn đoán như:
Sinh thiết khối u: Phương pháp này được thực hiện nhằm xác định rằng liệu có tế bào ung thư trong vòm họng của người bệnh hay không, bằng cách lấy một mẫu mô nhỏ từ khối u. Sau đó, mẫu mô nhỏ này sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để thẩm định dưới kính hiển vi và đưa ra kết quả. Nội soi vòm mũi họng, đặc biệt là nội soi NBI vòm mũi họng: Phương pháp này có thể phát hiện tình trạng tăng sinh mạch máu ở các vùng như ung thư vòm mũi họng, ung thư hạ họng thanh quản, ung thư thực quản, ung thư dạ dày và ung thư trực tràng, ngay từ giai đoạn sớm khi khối u vẫn chưa di căn và chưa có hạch bạch huyết. Chụp CT: Đây là phương pháp sử dụng tia X để chụp ảnh chi tiết bên trong cơ thể người bệnh. Quá trình quét này cho phép bác sĩ xác định có khối u trong vòm họng hay không và cung cấp thông tin về kích thước, hình dạng và vị trí của khối u. Huyết thanh chẩn đoán: Sử dụng các phản ứng EBV VCA IgG; EBV VCA Ig
A; EBV VCA Ig
M phát hiện ung thư vòm họng sớm. Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET): phương pháp này sử dụng đường phóng xạ tiêm vào máu của người bệnh. Tế bào ung thư phát triển nhanh chóng và hấp thụ một lượng đường lớn, khiến các tế bào ung thư trở nên bị phóng xạ tạm thời, có thể được nhìn thấy được khi quét PET. Một máy ảnh chuyên dụng sẽ chụp ảnh phóng xạ trong cơ thể bạn sau khi đường được tiêm vào. Bác sĩ và các chuyên gia sẽ sử dụng kết quả chụp PET để xác định sự lan rộng của ung thư đến các hạch bạch huyết của người bệnh. Chụp X-Quang ngực: Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vòm họng, chụp X-quang ngực sẽ giúp các bác sĩ xác định xem bệnh đã lan đến phổi hay chưa. Kiểm tra nồng độ DNA của virus Epstein-Barr: Bệnh ung thư vòm họng thường liên quan đến virus Epstein-Barr, vì vậy để xác định sự có mặt của loại virus này trong cơ thể, bệnh nhân sẽ được tiến hành xét nghiệm để đo nồng độ DNA của virus Epstein-Barr trong máu. Các phương pháp chẩn đoán cần được thực hiện bởi những chuyên gia lành nghề cùng những trang thiết bị hiện đại để đảm bảo tính chính xác của kết quả chẩn đoán
8. Khám ung thư vòm họng ở đâu?
Khám ung thư vòm họng cần chọn những cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ các thiết bị chẩn đoán hiện đại, tiên tiến hàng đầu nhằm đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Nếu kết quả chẩn đoán bị sai lệch, nguy cơ tử vong do ung thư vòm họng sẽ rất cao.
Hiện nay, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong số ít các cơ sở y tế đạt được tiêu chí về chất lượng và công nghệ khám, tầm soát và chẩn đoán ung thư. Ngoài hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiên tiến hàng đầu trong lĩnh vực y học, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn sở hữu quy trình khám, tầm soát và chẩn đoán ung thư bài bản, khoa học và rõ ràng từ khâu trước, trong và sau khi tầm soát. Vì thế, đây là một trong những địa chỉ khám ung thư vòm họng được nhiều khách hàng tin tưởng và ưu tiên hàng đầu khi có nhu cầu khám ung thư vòm họng và tầm soát các loại ung thư khác.
9. Cách phòng ngừa bệnh ung thư vòm họng
Đa số các yếu tố nguy cơ gây ung thư vòm họng đều khó có thể kiểm soát được và chỉ có thể làm giảm nguy cơ ung thư ở mức tối đa thông qua các phương pháp phòng ngừa như sau:
9.1. Tiêm ngừa vắc xin Gardasil để ngăn ngừa virus HPV
Vắc xin Gardasil và Gardasil 9 phòng các chủng virus HPV, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm virus HPV và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm các loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, cũng như ung thư vòm họng ở cả nam và nữ giới.
Hiện nay, trên thế giới đang lưu hành và sử dụng phổ biến hai loại vắc xin phòng HPV là Gardasil và Gardasil 9. Trong đó vắc xin Gardasil 9 đã được chỉ định sử dụng cho cả nam giới do đó nhu cầu sử dụng vắc xin này rất cao, thường xuyên rơi vào tình trạng khan hiếm.
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC đang có đầy đủ cả hai loại vắc xin Gardasil và Gardasil 9 với số lượng lớn, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêm phòng bệnh lây qua đường tình dục do virus HPV gây ra đang tăng cao. Vắc xin Gardasil có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự lây nhiễm của bốn chủng virus HPV phổ biến, bao gồm HPV type 6, 11, 16 và 18. Gardasil được khuyến cáo tiêm phòng cho trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26 nhằm ngăn ngừa sự lây nhiễm các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm như u nhú sinh dục, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Vắc xin Gardasil 9 có phạm vi bảo vệ vượt trội hơn, có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi 9 type virus HPV phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay, bao gồm HPV type 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58. Vắc xin Gardasil 9 được áp dụng cho trẻ em, thanh niên nam, nữ và cộng đồng LGBT từ 9 đến dưới 27 tuổi nhằm phòng ngừa nhiều loại bệnh lý nguy hiểm lây qua đường tình dục, bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục và các bệnh lý khác do nhiễm HPV gây ra. Vắc xin Gardasil 9 có hiệu quả bảo vệ cao, có thể lên đến 94%.
Khách hàng nam tiêm mũi 3 Gardasil 9 tại VNVC Vĩnh Lộc9.2. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là một phương pháp quan trọng giúp phát hiện sớm bệnh ung thư vòm họng và các bệnh truyền nhiễm khác, từ đó giúp chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn chặn sự lây lan và phát triển của bệnh. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong chu kỳ 6 tháng, cơ thể có thể xuất hiện những thay đổi bất thường đáng kể. Vì vậy, nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm hoặc theo khuyến nghị của bác sĩ.
Ngoài ra, hoàn toàn có thể tự kiểm tra bằng cách quan sát các triệu chứng như khó nuốt, ho lâu ngày, đau họng kéo dài, khó thở, hoặc thay đổi giọng nói. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào, cần báo cho bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và chẩn đoán kịp thời.
Cần thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện sự hiện diện của virus, nhất là đối với các cá nhân có tiền sử gia đình bị ung thư9.3. Sinh hoạt tình dục lành mạnh
Bệnh ung thư vòm họng là một bệnh nhiễm trùng ở khu vực niêm mạc khu vực vòm họng do virus HPV gây ra và con đường lây truyền chính là qua đường tình dục. Vì vậy, việc duy trì thói quen sinh hoạt tình dục lành mạnh có thể giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus HPV và phòng tránh mắc bệnh ung thư vòm họng và các bệnh lý truyền nhiễm qua đường tình dục khác.
Các biện pháp để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh này trong quá trình sinh hoạt tình dục lành mạnh bao gồm sử dụng các biện pháp ngăn ngừa trong quan hệ tình dục như sử dụng bao cao su, màng chắn miệng,… Tuy nhiên, việc sử dụng các biện pháp này không đảm bảo an toàn tuyệt đối vì chúng không thể bảo vệ hết các khu vực cần được bao phủ trong quá trình quan hệ tình dục.
Ngoài ra, để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, cần hạn chế việc quan hệ qua đường miệng và duy trì mối quan hệ tình cảm chung thủy với cùng một người trong hôn nhân, tránh quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, đặc biệt là với những người chưa được xác định rõ tình trạng sức khỏe. Tất cả những phương pháp này, nếu được thực hiện đúng cách, có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ lây nhiễm virus gây u nhú ở người và mắc bệnh ung thư vòm họng.
9.4. Bỏ ngay các thói quen có nguy cơ cao gây ung thư vòm họng
Hút thuốc lá: Việc hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư vòm họng. Nếu đang hút thuốc, hãy cố gắng dừng lại hoặc giảm thiểu sử dụng thuốc lá. Quan hệ tình dục an toàn: cần thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn như sử dụng bao cao su, màng chắn miệng và các công cụ bảo vệ khác. Hơn nữa, chỉ nên quan hệ với bạn tình đã kiểm tra sức khỏe an toàn để đảm bảo tình trạng quan hệ tình dục kém an toàn không xảy ra. Tuyệt đối không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như quần áo, đồ lót, bàn chải đánh răng,… Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm: Việc tiếp xúc liên tục với các chất gây ô nhiễm như khói bụi, khí độc hại cũng có thể gây ung thư vòm họng. Cần tránh tiếp xúc với các chất độc hại này. Uống rượu và bia: Uống rượu và bia trong số lượng lớn và thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư vòm họng. Hãy giới hạn hoặc tránh uống rượu và bia. Ăn thực phẩm có chất bảo quản: Sử dụng quá nhiều thực phẩm có chất bảo quản cũng có thể gây ung thư vòm họng. Hãy chọn các loại thực phẩm tươi ngon và tránh sử dụng các sản phẩm có chất bảo quản. Không chăm sóc sức khỏe răng miệng: Việc không chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách cũng có thể gây ung thư vòm họng. Hãy chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách và thường xuyên đi khám nha khoa. Để tránh nguy cơ gây ung thư vòm họng, nên bỏ ngay các thói quen có nguy cơ cao như trên và duy trì một lối sống lành mạnh.10. Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng
Xạ trịĐây là phương pháp điều trị ung thư vòm họng bằng cách sử dụng các chùm năng lượng cao, thông thường là tia X để làm chậm quá trình phát triển hoặc tiêu diệt tế bào ung thư. Ung thư vòm họng là một trong những loại ung thư đặc biệt nhạy cảm với tia xạ, do đó phương pháp này thường được áp dụng để điều trị bệnh.
Hóa trịĐây là phương pháp sử dụng thuốc để điều trị ung thư. Các loại thuốc chống ung thư có thể được sử dụng thông qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch nhằm ức chế quá trình phát triển của tế bào ung thư. Do phương pháp hóa trị là sử dụng thuốc được truyền qua dòng máu, trong khi máu tuần hoàn khắp cơ thế nên phương pháp này rất hữu ích trong việc điều trị các loại ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Phẫu thuậtTrong một số trường hợp, khối u có thể được chỉ định loại bỏ bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, do vòm họng là khu vực khó tiếp cận và phẫu thuật có thể gây tổn thương cho bệnh nhân nên thường không được sử dụng làm phương pháp điều trị chính. Thay vào đó, phương pháp điều trị khác như hóa trị, xạ trị và điều trị bằng thuốc được sử dụng phổ biến hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp các hạch bạch huyết ở cổ không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, phẫu thuật có thể được sử dụng để loại bỏ chúng.
Điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêuMột số loại thuốc có thể được điều chế để nhắm mục tiêu đặc biệt đến từng loại ung thư khác nhau. Nếu mắc ung thư vòm họng, bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm cetuximab để điều trị. Cetuximab là một loại protein hệ thống miễn dịch được sản xuất nhân tạo. Thông thường, việc sử dụng thuốc nhắm mục tiêu sẽ được kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị để tối đa hóa hiệu quả.
Liệu pháp miễn dịchPhương pháp điều trị này làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp phát hiện và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, hiện tại phương pháp này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm chủ yếu.
Các phương pháp điều trị ung thư nói chung và ung thư vòm họng nói riêng hầu hết đều không điều trị triệt để tác nhân gây bệnh là virus HPV, chỉ điều trị các biểu hiện bề mặt của bệnh11. Các cách điều trị ung thư vòm họng đều để lại tác dụng phụ
Các tác dụng phụ của việc điều trị ung thư vòm họng phụ thuộc vào loại liệu pháp được sử dụng. Những tác dụng phụ phổ biến nhất của mỗi loại điều trị gồm có:
Khi thực hiện xạ trị khu vực đầu và cổ, đặc biệt là khi kết hợp với hóa trị, thường gây ra các vết loét nghiêm trọng ở miệng và cổ họng. Điều này có thể gây khó khăn trong việc ăn uống. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị đặt một ống vào cổ họng hoặc dạ dày của bệnh nhân. Ống này sẽ giúp bệnh nhân có thể ăn uống bằng cách đưa thực phẩm và nước qua ống cho đến khi các vết loét ở miệng và cổ họng hồi phục. Ngoài ra, liệu pháp xạ trị để điều trị ung thư vùng đầu và cổ có thể gây khô miệng, buồn nôn, đỏ da, kích ứng, lở miệng, khó nuốt, mệt mỏi, sâu răng, mất thính lực, thay đổi khẩu vị,…
Đối với liệu pháp hóa trị, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, khô miệng, rụng tóc, buồn nôn, ói mửa, mất thính lực, thay đổi khẩu vị, tiêu chảy, táo bón,…
Đối với phương pháp điều trị phẫu thuật, người bệnh có thể gặp phải những tổn thương tiêu cực đến thần kinh và xuất hiện các khối sưng do tích tụ chất lỏng.
Khi điều trị ung thư vòm họng bằng thuốc nhắm mục tiêu, bệnh nhân có thể đối mặt với các tác dụng phụ điển hình, gồm có: tăng/sốc huyết áp, rối loạn đông máu, khô da, phát ban, tiêu chảy,…
Đối với liệu pháp miễn dịch, người tiếp nhận điều trị có thể gặp tình trạng các triệu chứng giống bệnh cúm, đỏ da, nhức đầu, đau cơ, tắc nghẽn xoang, hụt hơi, khó chịu, rối loạn nội tiết tố, sưng phù các chi, tiêu chảy,…
Phương pháp điều trị nào cũng đều có thể gây ra các tác dụng phụ dù chúng ảnh hưởng ít hay nhiều đến sức khỏe của người bệnh12. Cách chăm sóc người bệnh ung thư vòm họng
Chăm sóc người bệnh ung thư vòm họng đòi hỏi sự kiên nhẫn, tận tâm và hiểu biết đúng về căn bệnh để giúp bệnh nhân sớm phục hồi.
Bệnh nhân ung thư vòm họng cần được chăm sóc cẩn thận, nhất là vệ sinh răng miệng và chế độ dinh dưỡng13. Các câu hỏi thường gặp về ung thư vòm họng
Bị ung thư vòm họng sống được bao lâu?Thời gian sống của bệnh nhân ung thư vòm họng tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, giai đoạn diễn biến của bệnh và chất lượng chăm sóc, điều trị. Nếu ung thư vòm mũi họng điều trị sớm, tỉ lệ sống sót sau 5 năm trong giai đoạn 1 và 2 có thể lên đến từ 80 – 90%; giai đoạn 3 là khoảng 30 – 40% và giai đoạn 4 là 15%.
Có nhiều nghiên cứu cho rằng, nếu ung thư chỉ nằm ở vòm họng và không di căn, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 82%. Nếu ung thư đã lan đến các mô hoặc cơ quan lân cận và/hoặc các hạch bạch huyết khu vực, tỷ lệ sống tương đối sau 5 năm là 72%. Nếu di căn xa đến các bộ phận khác của cơ thể, tỷ lệ sống tương đối sau 5 năm là 49%. Có thể thấy, càng phát hiện ung thư sớm, khả năng chữa khỏi và cứu sống càng cao.
Tuy nhiên, do không nhận thức được sự nguy hiểm và khả năng lây nhiễm của ung thư vòm họng, hiện nay đa số bệnh nhân (khoảng 80-90%) đến bệnh viện khám và chẩn đoán ung thư vòm họng và các loại ung thư khác đều đã ở giai đoạn 3 và 4, tỷ lệ điều trị thành công và phục hồi rất thấp.
Ung thư vòm họng có tái phát không?CÓ. Tái phát ung thư vòm họng là là hiện tượng thường gặp, thường diễn ra trong khoảng 2-5 năm sau khi điều trị kết thúc. Việc tái phát phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại ung thư, mức độ phát triển, liệu trình điều trị cũng như nguyên nhân gây ra bệnh. Do đó, việc theo dõi sức khỏe sau điều trị trở nên rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát hiện sớm dấu hiệu của ung thư vòm họng tái phát.
Người bệnh cần tiếp tục điều trị thường xuyên và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm bất kỳ biểu hiện tái phát nào của bệnh.
Ung thư vòm họng có lây không?KHÔNG. Không thể truyền nhiễm trực tiếp, bệnh ung thư vòm họng chỉ có thể lây gián tiếp thông qua virus gây u nhú ở người HPV, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Virus này có thể được truyền qua quan hệ tình dục hoặc quan hệ bằng miệng với người bị bệnh.
Ung thư vòm họng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Thậm chí, bệnh còn có thể tái phát sau khi đã được điều trị, do đó việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng. Vì thế, phương pháp tối ưu nhất để đối phó với căn bệnh nguy hiểm này là việc phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus HPV bằng cách tiêm vắc xin Gardasil đủ mũi và đúng phác đồ được chỉ định.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thiện Quang - Bác sĩ Nội ung bướu -Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế hueni.edu.vn Đà Nẵng
Ung thư vòm họng là một trong mười loại ung thư phổ biến thường gặp nhất hiện nay với tỉ lệ tử vong rất cao. Trung bình cứ khoảng 100.000 người thì có khoảng 20 - 50 người mắc bệnh ung thư vòm họng (số liệu thống kê trong vùng dịch tễ). Xoay quanh căn bệnh này, có rất nhiều người thắc mắc liệu ung thư vòm họng có lây không? Nguyên nhân gây ung thư vòm họng là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.
Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính xuất hiện tại vòm họng - phần cao nhất của họng. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất vẫn là ở nam giới trong độ tuổi từ 30 - 60 tuổi. Triệu chứng của ung thư vòm họng bao gồm:
Đau họng kèm theo khó thởThường xuyên bị ngạt mũi, chảy máu cam
Đau nửa đầuÙ tai, đau tai
Xuất hiện khối bất thường tại vùng cổ họng
Nhiều người thường nhầm lẫn các triệu chứng này với những căn bệnh thông thường như nhức đầu, viêm họng, sổ mũi... Vì thế ung thư vòm họng thường được phát hiện muộn. Để kiểm tra xem mình có mắc ung thư vòm họng hay không bạn cần khám tai mũi họng và làm xét nghiệm sinh thiết chẩn đoán.
Khi mới hình thành, ung thư vòm họng thường có dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan đến tai mũi họng như cảm cúm hoặc bệnh nội khoa về thần kinh, mạch máu. Người bệnh thường chủ quan bỏ qua các triệu chứng sớm của bệnh vì cho rằng chỉ mắc chứng cúm hoặc viêm xoang thông thường.
Trước tiên, bạn thấy đau họng, khó nuốt. Khó nghe một bên tai hoặc cả hai. Bạn cũng có thể bị chảy máu cam, nhức đầu, mờ mắt, hắt xì, ù tai, đau đầu, khàn tiếng kéo dài. Nếu các triệu chứng kể trên kéo dài 3 tuần mà không thuyên giảm thì cần thăm khám bác sĩ để tầm soát ung thư.
Khi ung thư phát triển ở giai đoạn cuối, bạn thường xuyên bị ngạt mũi kèm chảy máu, mủ ở mũi; nổi hạch ở góc hàm có thể nhận biết cảm quan; hoặc liệt các dây thần kinh sọ não với các dấu hiệu như lác mắt, tê mặt, vẹo lưỡi, nuốt sặc...
Để trả lời cho câu hỏi bệnh ung thư vòm họng có lây không thì trước hết chúng ta cần hiểu nguyên nhân gây bệnh là gì? Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư vòm họng vẫn chưa được tìm ra một cách chính xác và cụ thể nhưng người ta lại tìm thấy những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này như:
Người mắc virus HPV và virus EBVNgười ăn nhiều thức ăn lên men: dưa muối, cà muốiYếu tố di truyền cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ung thư vòng họng. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người có người thân (bố, mẹ, anh chị em ruột...) bị mắc ung thư vòm họng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Với sự nguy hại và mức độ ngày càng phổ biến của bệnh ung thư vòm họng, nhiều người lo ngại rằng căn bệnh này có thể lây từ người sang người. Vậy tiếp xúc với người bị ung thư vòm họng có lây không? Câu trả lời là không.
Bệnh ung thư vòm họng không phải là bệnh truyền nhiễm, nên không có khả năng lây nhiễm trực tiếp. Bệnh chỉ có thể lây một cách gián tiếp thông qua vi rút HPV - virus làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Virus HPV có thể lây truyền thông qua việc quan hệ tình dục với người bị bệnh, quan hệ tình dục bằng miệng.
Dù ung thư vòm họng không lây truyền trực tiếp cũng như chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh là gì nhưng bạn có thể phòng tránh bệnh với những lưu ý sau đây:
Điều trị dứt điểm các bệnh liên quan đến tai - mũi - họng, không để bệnh tái đi tái lại nhiều lần.Sinh hoạt điều độ, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.Hạn chế ăn các thực phẩm lên men như: cà muối, dưa muối.Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản.Hạn chế rượu, bia, thuốc lá. Không sử dụng các chất kích thích.Lắng nghe cơ thể để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.Khám sức khỏe định kỳ 6 - 12 tháng/lần.
Để phát hiện và chẩn đoán ung thư vòm họng kịp thời, nhằm có biện pháp điều trị phù hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế hueni.edu.vn có Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư vòm họng, hạ họng, thanh quản, bao gồm đầy đủ các dịch vụ cần thiết giúp phát hiện sớm ung thư vòm họng. Phát hiện các bất thường khác tại khu vực vòm - hạ họng - thanh quản.
Xem thêm: Tìm hiểu công dụng nghệ ngâm mật ong tại nhà, tìm hiểu công dụng và cách làm nghệ ngâm mật ong
Những đối tượng nguy cơ mắc ung thư vòm họng dưới đây nên tầm soát ung thư sớm để có thể phát hiện bệnh kịp thời::
Khách hàng có gia đình có tiền sử mắc ung thư vòm họng,Khách hàng hút thuốc lá, uống rượu nhiều.Khách hàng có các triệu chứng bất thường thường xuyên: chảy máu cam, đau đầu, ù tai, nghẹt mũi, nổi u hạch vùng cổ...Khách hàng có nhu cầu nên khám định kỳ để sàng lọc bệnh lý về ung thư vòm họng. Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
hueni.edu.vn để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.