*

*

*
*
*
*

*

Phường Thụy Khuê là một đơn vị hành chính cấp phường thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội (trước thuộc đĩa giới hành chính của huyện Từ Liêm). Phường Thụy Khuê nằm ở phía tây bắc của hồ Tây.

Bạn đang xem: Thụy khuê thuộc quận nào


Địa Lý Hành Chính

Phường Thụy Khuê là một đơn vị hành chính cấp phường thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội (trước thuộc đĩa giới hành chính của huyện Từ Liêm). Phường Thụy Khuê nằm ở phía tây bắc của hồ Tây. -Phía Bắc là sông Hồng. -Phía Nam là khu đô thị mới Nam Thăng Long(Ciputra).-Phía Tây giáp xã Đông Ngạc, Từ Liêm.-Phía Đông giáp phường Nhật Tân, Tây Hồ.

Các đường, phố chính thuộc phường Thụy Khuê : - Đường An Dương Vương, Phố Phú Gia, Khu đô thị mới Nam Thăng Long- Đường Lạc Long Quân và một số đường phố nhỏ khác.

Trước khi thành lập quận Tây Hồ (1995) xã Thụy Khuê được chia thành ba làng là Thượng Thụy, Phú Gia Và Phú Xá (có tên nôm lần lượt là làng Bạc, làng Gạ và làng Sù).  

Sản vật địa phương, Nghề truyền thống

Làng Thượng Thụy xưa có nghề chính là trồng hoa lay ơn và buôn chuối. Sau chuyển sang trồng hoa đào, các loại hoa lá và buôn bán các loại hoa phục vụ nội thành Hà Nội và xuất ra các tỉnh lân cận. Làng Phú gia có nghề truyền thống là nấu xôi, rượu nếp, bánh trôi, bánh đa kê... nhưng nổi tiếng nhất vẫn là món xôi được dân Hà Thành xưa nay rất ưa chuộng, "Làng Gạ có gốc cây đề - Có sông tắm mát có nghề bán xôi". Với diện tích đất nông nghiệp lớn nhất trong ba làng, làng Phú Gia hiện tại là nơi có diện tích trồng đào lớn nhất khu vực Tây Hồ mặc dù đất canh tác đã thu hẹp do xây dựng khu đô thị mới Nam Thăng Long. Làng Gạ đi bán bánh trôi Làng Sù bán bún dính môi lằng nhằng. Làng Phú Xá giáp đất Nhật Tân có nghề làm bún và trồng đào. Đào Phú Gia, Phú Xá cũng đẹp không kém làng đào Nhật Tân.

Lịch sử văn hóa

Làng Phú Xá nay còn gìn giữ ngôi mộ của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm vì đây là quê chồng- là ông Tiến sĩ Nguyễn Kiều

Làng Phú Gia có nhiều điểm di tích CM được hình thành từ thời kỳ tiền khơi nghĩa như cơ sở in cờ giải phóng tại nhà bà HAi VẼ. Nơi chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân lên đất Hà Nội là cây gạo ven đê sông hồng rồi đi theo bờ đê đến nhà ông Công Ngọc Kha ( Trần Lộc) vào ngày 23 tháng 08 năm 1945 ở lại đó tới chiều 25 tháng 8 Bác được các ĐC Nguyễn Lương Bằng , Trần Đăng Ninh ,Võ Nguyên Giáp về đón Bác vào nội thành Ha Nội trước khi đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình. Chùa Bà Già là một ngôi chùa ở làng Phú Gia.Chùa có một lai lịch khá cổ. Nguyên, Phú Gia (tên nôm là làng Gạ) là nơi các vua nhà Trần định cư. Một bộ phận người Chăm được đưa từ phía nam ra đã dựng một ngôi chùa mà sử Toàn thư đã phiên âm là Đa-da-li. Thái úy Trần Nhật Duật (1254-1330) thường tới đây đàm đạo về Phật giáo với vị sư người Chăm trụ trì. Có thể cái tên Bà Già là từ Đa-da-li mà ra. Nay trong chùa còn bức hoành phi cổ khắc ba chữ "Bà Già tự".

Làng Thượng Thuỵ có ngôi nhà thờ Kitô giáo khá lớn xây từ đầu thế kỷ XX.

Thụy Khuê là một dải đất ven sông có phong thủy tốt, cư dân hiền hòa đôn hậu. Là mảnh đất tốt của Hà Nội ngàn năm.

Giáo Dục

Phường Thụy Khuê Quận Tây Hồ có 1 trường cao đẳng dậy nghề, 1 trường Cao đẳng Y-Dược, và một số trường trung cấp khác, 1 trường cấp 3 Tây Hồ, 1 trường GDTX, 1 trường cấp 2 Thụy Khuê, 1 trường cấp 1 Thụy Khuê và một số trường mầm non khác.

Trường THPT Tây Hồ thành lập năm 2002.

Ngoài ra, phường Thụy Khuê Quận Tây Hồ có 2 trường quốc tế tuyển sinh cả 4 cấp học từ mầm non đến cấp 3 là Hanoi Academy và United Nations International School nằm ở Khu đô thị mới Nam Thăng Long(Ciputra)

Tập trung những công trình cổ kính với mật độ cao, Phố Thụy Khuê mang một nét đẹp rất riêng mà không con phố nào khác ở Hà Nội có được.
*

Ngoài những ngôi đình, chùa, miếu cổ, phố Thụy Khuê hiện vẫn còn giữ được những cổng làng - những con mắt của lịch sử.

Nói đến phố Thụy Khuê, người ta nghĩ ngay đến kẻ Bưởi. Bắt đầu phải kể đến làng Thụy Khuê. Làng vốn là phường Thụy Chương - một trong 36 phường của kinh thành Thăng Long thời Lê. Phường xưa kia có nghề dệt vải và nghề nấu rượu có hương sen nổi tiếng.

Qua làng Thụy Khuê là tới Hồ Khẩu, chủ yếu sống bằng nghề làm giấy dó. Nối vào làng Hồ Khẩu là ba làng Kẻ Bưởi: Đông Xã, An Thọ và Yên Thái. Nay con phố này thuộc địa bàn phường Bưởi và phường Thụy Khuê.

Trước đây, hầu như làng nào của kẻ Bưởi cũng có cổng, ít thì một cái, có làng có đến vài cái cổng. Cổng làng mở ra vào những sớm mai, cuộc sống làng bắt đầu gõ nhịp. Mỗi cổng làng có một hình thức, một dáng vẻ riêng. Ngoài ghi tên cổng, có nhiều cổng làng còn có thêm câu đối hai bên. Điều này đã mang lại nhiều vẻ đa dạng của cổng làng kẻ Bưởi.

Đó là xưa kia, khi cái cổng làng còn vẹn nguyên ý nghĩa là một thiết chế lập làng. Trước hết, đó là một thiết chế an ninh, là nơi kiểm soát mọi sự xâm nhập từ bên ngoài vào cuộc sống sau luỹ tre làng, và ngược lại. Cổng làng còn là nơi để người dân biểu thị bản sắc của làng. Chỉ cần nhìn vào hàng chữ đó, người ta đã có thể hình dung được nghề dệt lụa ở ngôi làng này xưa đã từng có một thời phát triển cực thịnh.

Trên phố Thụy Khuê, đoạn cuối phố gần ra chợ Bưởi, phố Lạc Long Quân là nơi còn giữ lại được nhiều cổng làng nhất. Gần chục chiếc chỉ cách nhau từng đoạn nhỏ, mỗi chiếc một dáng vẻ riêng. Người dân ở phố bây giờ vẫn gọi những kiến trúc này với cái tên thân thuộc từ xưa: cổng Giếng, cổng Hầu, cổng Chùa, cổng Đông, cổng Cái, cổng Xanh...

*

Một khung cảnh mang màu sắc hoài cổ ở ngách 530 Thụy Khuê

*

Cổng chính của làng Hồ Khẩu, đã được trùng tu năm 1998, nhưng hiện giờ đang có những biểu hiện xuống cấp.

Xem thêm: Thực Đơn Ăn Kiêng 13 Ngày Giảm 7Kg Cho Nữ An Toàn, Hiệu Quả !

Nhiều cổng làng đã được bảo quản, trùng tu và tôn tạo. Cổng Hầu được trùng tu năm 1998, cổng làng Hồ Khẩu được trùng tu đúng giá trị nguyên gốc, cũng thành nơi họp chợ vào mỗi buổi sáng. Những cái cổng với rất nhiều ý nghĩa như vậy, tuy lâu nay chưa từng được xếp hạng di tích nhưng nó vẫn luôn được xếp hạng một cách vô thức trong lòng người dân nơi đây. Chính vì thế, khi những thiết chế làng đang mất đi bởi sự đô thị hóa thì phần lớn ngôi làng vẫn giữ được cổng làng mà không cần có một tấm biển cấm bằng bê tông như ta vẫn thấy ở các công trình được xếp hạng. Chiếc cổng làng - nơi có con đường chính đi vào những thôn xóm ngày xưa với những câu đối đón khách như thế vẫn còn lại khá nhiều ở nơi mà tên đất, tên làng đã trở nên quá đỗi thân quen với người Hà Nội.