Đôi đũa từ lâu đã trở thành một vật dụng quen thuộc không thể thiếu trong các bữa ăn của người châu Á. Riêng đối với người Nhật, đôi đũa còn là một phần văn hóa trong nét ẩm thực độc đáo.

Bạn đang xem: Văn hóa dùng đũa của người nhật

I. Đũa Nhật là gì?

箸 (hashi) được kết hợp từ 2 chữ 竹 (take - tre) và 者 (mono - giả trong học giả), mang ý nghĩa là “thứ được tạo nên từ tre bởi học giả". Cách đọc đúng trong tiếng Nhật là “há sì”.

*

Ảnh: Internet

Theo một vài nghiên cứu, đũa đã được sử dụng ở Trung Quốc từ khoảng 3.000 năm trước và được các nhà sư, thương gia Nhật du nhập vào trong khoảng giữa thế kỷ thứ 4 và thứ 7. Người ta chỉ ra rằng, trước đó, người Nhật chỉ ăn bằng tay và khi đũa được du nhập vào Nhật Bản, chỉ tầng lớp quý tộc mới sử dụng nhưng cũng chỉ trong những dịp đặc biệt.

Đến thời Nara, văn hóa dùng đũa trở nên phổ biến và nhiều chiếc đũa được chạm khắc từ gỗ của thời kì này đã được khai quật. Vào thời Heian, đũa cũng được vẽ trên tranh cuộn, mô tả cuộc sống của những người bình dân thời bấy giờ, có thể nói vào thời điểm này đũa đã lan truyền rộng rãi không chỉ với giới quý tộc mà còn lan rộng ra công chúng. Và vào thời Kamakura, đũa dùng sơn mài đã xuất hiện, loại đũa này chắc chắn và bền bỉ hơn, có thể sử dụng được lâu dài. Với sự nổi lên của trà đạo (茶道) trong thời kỳ Muromachi, đũa tuyết tùng và cây bách được sử dụng thường xuyên hơn cùng với sự đa dạng hóa của văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Vào thời Edo, đũa dùng một lần đã bắt đầu được sử dụng do sự phát triển của ngành công nghiệp nhà hàng.

Ban đầu, đũa Nhật được coi là vật linh thiêng nhưng ngày càng trở nên phổ biến với nhiều loại tùy theo mục đích sử dụng. Theo thời gian, đũa đã trở thành thứ không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản.

Trên thế giới, khu vực văn hóa ăn bằng tay (Đông Nam Á, Trung Đông, châu Phi) chiếm gần một nửa (44%), khu vực ăn dùng dao và dĩa (Châu Âu, Mỹ, Nga) chiếm 28% và khu vực sử dụng đũa (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Singapore) cũng chiếm khoảng 28%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, văn hoá sử dụng đũa của các nước Á Đông đang dần lan rộng ra thế giới.

Mặc dù thuộc vùng văn hóa ẩm thực sử dụng đũa nhưng hầu hết các nước đều sử dụng thêm thìa và nĩa để làm thành bộ. Duy nhất chỉ có Nhật Bản có văn hoá “tất cả bằng đũa". Khác với Việt Nam, khi mà đôi khi với những món nước hay những món khó gắp bằng đũa, ta vẫn có thể sử dụng thìa, người Nhật sẽ gần như ăn mọi thứ bằng đũa, ngay cả những món canh. Hơn nữa, một phong tục chỉ có ở Nhật Bản đó là đôi đũa của riêng mình.

II. Văn hóa dùng đũa ở Nhật

Đừng ăn ngay lập tức từ những món ăn chung:Hãy lấy thức ăn từ những món ăn đã được chia ra và đặt chúng vào đĩa hoặc tô của bạn trước khi ăn.

Dùng gác đũa:Một số nhà hàng Nhật sẽ cung cấp cho bạn một dụng cụ gác đũa. Khi bạn không sử dụng đũa của mình nữa thì nên đặt chúng trên gác đũa. Nếu đũa của bạn là đũa dùng một lần, thì bạn sẽ không nhận được cái gác đũa. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tạo ra một cái từ giấy bọc của đôi đũa. không nên đặt đũa thẳng đứng trên bát cơm vì nó giống với một nghi lễ đang được cử hành tại các đám tang ở Nhật Bản.

Không dùng đũa đưa qua lại trên đĩa thức ăn:Đừng đưa đôi đũa của bạn qua lại trên các món ăn khi đang suy nghĩ hoặc khi bạn đang lưỡng lự chọn món ăn. Điều đó sẽ bị coi là tham lam.

Không bới móc thức ăn:Lấy thức ăn từ phần trên của món ăn. Đừng moi móc trong đĩa để tìm kiếm những thứ ngon hoặc những thứ mình thích.

Không liếm đũa:Đừng nên liếm đầu đũa vì hành động đó bị đánh giá là mất vệ sinh trong con mắt của người Nhật.

Hạn chế và cẩn thận khi gắp thức ăn cho người khác:Không bao giờ chia sẻ thức ăn bằng cách chuyền từ đũa này sang đũa nọ, bởi vì điều đó giống với một phong tục tại các đam tang Nhật, sau khi tro cốt được hỏa thiêu rồi trịnh trọng cho vào các hũ. Đây là điều cấm kỵ nhất tại bàn ăn của người Nhật. Bạn có thể gắp thức ăn cho ai đó bằng cách sử dụng đũa của mình nhưng khi gắp bạn nên dùng dĩa hoặc chén của mình hứng theo không để thức ăn rơi rớt ra bên ngoài. Nhưng tốt nhất là bạn nên nhờ người phục vụ cho một đôi đũa khác đặt ở giữa bàn và để sử dụng bất cứ khi nào mọi người cần để gắp thức ăn cho người khác.​

Đừng bắt chéo đôi đũa của bạn khi không còn dùng chúng nữa:Bạn hãy chắc chắn rằng đôi đũa được đặt song song khi bạn không dùng chúng nữa. Vì nếu bắt chéo đôi đũa lên nhau là một hình ảnh không tốt, nó gợi cho mọi người nhớ đến các dịp tang lễ.

Không khuấy đũa vào súp:Khi bạn làm điều này, nó giống như bạn đang dùng nước súp để rửa đôi đũa của mình. Bạn nên tránh làm điều này vì đó cũng xem như là một việc làm không được vệ sinh trong mắt của người Nhật.

*

Ảnh: Internet

So với các quốc gia kể trên, đũa của người Nhật có độ dài khiêm tốn và đầu đũa được vót nhọn. Trong bữa ăn của người Nhật thường có các món như hải sản, cá, cơm nắm. Đây là các món ăn khá mềm và dễ bị nát, do đó, việc đầu đũa được vót nhọn sẽ giúp việc gắp thức ăn tiện hơn. Một bàn ăn của người Nhật sẽ chia làm suất ăn cho từng người, món ăn của mỗi người sẽ cho vào bát đĩa riêng, chỉ có vài món ăn chung, họ không cần phải với, và cũng không có thói quen gắp thức ăn cho nhau, vì vậy đôi đũa dài là không cần thiết.

Hãy luôn luôn dùng cả hai tay khi nhận đũa từ người khác hoặc khi mới cầm đũa lên để bắt đầu bữa ăn. Đừng nghịch đũa hay cầm đũa trỏ vào ai trong khi ăn. Đặc biệt, đừng bao giờ dùng đũa gõ gõ vào bát ăn vì việc này được coi là vô cùng thất lễ.

Theo dõi chúng tôi qua:

Đũa từ lâu đã trở thành một vật dụng quen thuộc không thể thiếu trong các bữa ăn của người châu Á. Đặc biệt đối với người Nhật Bản quốc gia có nhiều có nhiều nét văn hóa đặc trưng. Đại lý Japan Airlines sẽ giúp bạn tìm hiểu văn hóa sử dụng đũa của người Nhật.

Đũa xuất hiện tại Nhật Bản vào năm bao nhiêu?

Đũa được du nhập vào Nhật Bản từ thời kỳ Nara, lúc đầu đũa thể hiện sự phân biệt đẳng cấp rõ rệt với tầng lớp quý tộc, vua chúa, quan lại với dân thường. Sau đó từ năm 1185 trở đi nó trở thành vật dụng phổ biến trong đời sống của người Nhật Bản.

Tìm hiểu văn hóa sử dụng đũa của người Nhật

Giữ đôi đũa của bạn chính xác

Có thể nói đây là phần phải mất nhiều thời gian để thành thạo. Nếu bạn thật sự muốn học thì bạn nên tập luyện một mình ở nhà càng nhiều càng tốt. Đặc biệt không nên lười giữ chúng chỉ vì không có ai xem bạn cầm cả.

Người Nhật Bản có nguyên tắc dùng đũa trên bàn ăn rất cẩn trọng

Quan niệm cầm đũa dài ngắn trong dân gian khác với cung đình: Đũa của cha mẹ phải dài hơn đũa của con. Đũa của chồng dài hơn đũa của vợ và đũa của anh dài hơn đũa của em. Ngoài những vấn đề trên thì những phép tắc dùng đũa trên bàn ăn của người Nhật cũng rất được coi trọng.

Dùng gác đũa

*
Dùng gác đũa khi chưa ăn vừa giúp đảm bảo vệ sinh

Gác đũa khi chưa ăn vừa giúp đảm bảo vệ sinh lại khiến văn hóa dùng cơm trở nên rất từ tồn. Cho nên hầu hết các nhà hàng đến bàn ăn gia đình cũng đều sử dụng gác đũa để không gian lịch sự hơn.

Không ăn lập tức các món ăn chung

Khi muốn ăn, hãy lấy thức ăn từ những món đã được chia ra và đặt vào bát của mình trước khi ăn.

Không dùng đũa đưa qua lại trên đĩa thức ăn

Đặt vé máy bay đi Nhật Bản giá rẻ dù lưỡng lự khi chọn món cũng đừng đưa đũa qua lại các món ăn. Như thế bạn sẽ bị đánh giá là thiếu từ tốn đây.

Không bới móc thức ăn

Đừng báo giờ bới móc thức ăn để lấy phần ngon về phía mình, hãy lấy phần ăn trên cùng của món một cách có trình tự.

Không liếm đũa

Hành động này bị đánh giá là mất vệ sinh ở nhật nên bạn không nên làm trong bữa ăn.

Hạn chế và cẩn thận khi gắp thức ăn cho người khác

 Đây là điều cấm kị nhất tại bàn ăn của người Nhật, vì như thế rất có thể thức ăn sẽ bị rớt ra ngoài hoặc rơi vào chén của người khác.

Không dùng đũa như đồ chơi

Tránh quơ đũa trước mặt người khác khi trò chuyện. Hãy giữ chúng trong thời gian dài mà không dùng đến. Vì đó là một hành động thiếu tôn trọng người khác.

Không làm hành động gây hình ảnh xấu trong mắt gia chủ

Tránh dùng đũa gắp thức ăn đã bị rơi, không cắm đũa vào bát cơm

*
Không cắm đũa vào bát cơm

Điều này gợi nhớ đến hình ảnh chết chóc. Hay khi đi du lịch ăn xong phải bẻ đũa để tránh ma quỷ tận dụng những đôi đũa làm điều xấu.

Đừng bắt chéo đôi đũa của mình khi không còn dùng chúng

Vì bắt chéo đôi đũa là một hình ảnh không tốt, gợi nhớ đến các dịp tang lễ. Hãy chắc chắn rằng đôi đũa được đặt song song khi không dùng tới.

Xem thêm: Đăng ký gói cước 3g vina phone không giới hạn với nhóm gói cước max

Không khuấy đũa vào súp

Người Nhật quan niệm rằng, hành động này giống như họ đang rửa đôi đũa của mình trong nồi nước súp vậy. Nên du khách tránh làm điều này khi dùng cơm với người Nhật.