Sự tăng trưởng về chiều cao của trẻ luôn là vấn đề được các bậc phụ huynh cực kỳ quan tâm. Nhiều bậc phụ huynh đau đầu và lo lắng, không biết mức tăng chiều cao cho trẻ 9 tuổi thế nào là chuẩn? Bài viết sau đây của Nutrihome sẽ hướng dẫn bạn cách đánh giá và cách tăng chiều cao ở trẻ 9 tuổi một hiệu quả nhất nhé!
Mục lục
Chiều cao trẻ 9 tuổi bao nhiêu là chuẩn?10 cách tăng chiều cao cho bé 9 tuổi hiệu quảMột số thực phẩm tăng chiều cao cho bé 9 tuổi6 bài tập tăng chiều cao cho trẻ 9 tuổi
Chiều cao trẻ 9 tuổi bao nhiêu là chuẩn?
Vào 9 tuổi là thời điểm trẻ chuẩn bị để bước vào giai đoạn dậy thì. Do đó, các kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở độ tuổi này cần được chú ý cẩn thận.
Bạn đang xem: 9 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn
Cha mẹ phải thường xuyên nắm bắt cũng như tìm hiểu những con số tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng của bé trong suốt quá trình phát triển của trẻ.
Chiều cao bé trai 9 tuổi đạt 132.6 cm là chuẩnChiều cao của bé gái 9 tuổi đạt 132.5 cm là chuẩn
Bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm bảng chiều cao cân nặng trẻ theo tiêu chuẩn của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) tại Bảng chiều cao cân nặng trẻ từ 6 – 12 tuổi nhé.
Trẻ 9 tuổi có nhiều phát triển nhất định về mặt thể chất. Ngoại hình và cơ thể có những thay đổi đầu tiên cho thời kỳ tiền dậy thì. Cụ thể mức tăng chiều cao cho trẻ 9 tuổi như sau:
1. Chiều cao bé trai 9 tuổi
Dựa theo bảng chiều cao chuẩn, bé trai 9 tuổi có chiều cao chuẩn 133,3cm. Đây là kết quả chiều cao của trẻ khi được chăm sóc đúng cách về chế độ dinh dưỡng, tập luyện, thói quen nghỉ ngơi…
Bạn hãy kiểm tra lại ở con mình, nếu con chưa đạt được mức cao này, hãy điều chỉnh lại phương pháp nuôi dưỡng nhé.
2. Chiều cao bé gái 9 tuổi
Điều đặc biệt ở lứa tuổi này là chiều cao chuẩn của nam và nữ có sự đồng nhất. Do đó, mức tiêu chuẩn tăng chiều cao cho bé 9 tuổi ở bé gái cũng là 133,3cm. Con số này có thể khác với những bé gái cùng tuổi, do chế độ ăn uống, vận động, ngủ nghỉ của các bé khác nhau.
Tăng chiều cao cho bé 9 tuổi rất được các ba mẹ quan tâm
Tăng chiều cao cho trẻ 9 tuổi cần quan tâm yếu tố nào?
Chiều cao của trẻ chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Cụ thể gồm có:
Di truyềnDinh dưỡng
Vận động
Giấc ngủ
Môi trường sống
Yếu tố di truyền là phần không thể thay đổi được. Tuy nhiên, khả năng di truyền không phải yếu tố tiên quyết hoặc không ảnh hưởng lớn để chiều cao của trẻ. Bởi lẽ, những yếu tố về dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ có thể “phá vỡ” chiều cao do di truyền quyết định.
Những yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của trẻ như thế nào? Mời các bậc phụ huynh hãy tham khảo tại các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao ngay nhé.
10 cách tăng chiều cao cho bé 9 tuổi hiệu quả
Mức tăng chiều cao trong 10 năm đầu đời, có thể quyết định 90% tổng chiều cao khi trưởng thành của trẻ. Phụ huynh cần thực hiện các cách tăng chiều cao cho trẻ để trẻ phát triển chiều cao tối đa. Cùng thực hiện 10 cách chiều cao cho bé từ 9 tuổi dưới đây:
1. Chế độ dinh dưỡng là cách tăng chiều cao cho bé 9 tuổi tốt nhất
Trong các giai đoạn tăng chiều cao của trẻ, dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của trẻ. Việc thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ là một cách phát triển chiều cao bố mẹ cần đặc biệt quan tâm.
Thực phẩm lành mạnh rất tốt cho việc tăng chiều cao 9 tuổi
Chế độ dinh dưỡng tăng chiều cao 9 tuổi trở lên cần đảm bảo 4 nhóm dưỡng chất chính (chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất). Ưu tiên các dưỡng chất có lợi và chắc khỏe của xương như canxi, vitamin D, kẽm, kali,… Các loại dưỡng chất có trong các loại ngũ cốc, sữa, các chế phẩm từ sữa, cá ngừ, lòng đỏ trứng, nho khô, các loại hải sản có vỏ…
Để tăng trưởng chiều cao hiệu quả, phụ huynh cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên lựa chọn các thực phẩm tự nhiên, có nguồn gốc rõ ràng, chế biến lành mạnh, hạn chế dầu mỡ quá nhiều.
Cần hạn chế thức ăn nhanh, bánh ngọt, thực phẩm nhiều đường, nước ngọt có ga và các thực phẩm không lành mạnh khác làm cản trở sự phát triển của chiều cao.
2. Vận động ngoài trời giúp trẻ 9 tuổi tăng chiều cao tốt hơn
Tăng cường vận động ngoài trời giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu vừa tổng hợp được vitamin D tự nhiên từ ánh nắng mặt trời. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả, tăng cường sự chắc khỏe cho hệ xương từ đó tăng chiều cao cho trẻ 9 tuổi tối ưu. Thời điểm vận động ngoài trời giúp cơ thể hấp thu vitamin D hiệu quả là từ 9 – 10 giờ và 14 – 15 giờ.
Cách tăng chiều cao cho trẻ 9 tuổi không thể các hoạt động ngoài trời
3. Trẻ 9 tuổi nên tập các môn thể thao để phát triển chiều cao
Tập các môn thể thao là một cách giúp tăng chiều cao cho bé 9 tuổi hiệu quả. Việc duy trì tập thể thao thường xuyên giúp hỗ trợ tăng cường mật độ xương, tăng chiều cao và ngăn ngừa nguy cơ còi xương ở trẻ.
Một số môn thể thao giúp tăng chiều cao không nên bỏ qua như:
Đu xàBơi lội
Nhảy dây
Đạp xe
Cầu lông
Bóng đá
Leo núi trong nhà
Bóng rổ
Bóng chuyền
Yoga
Chạy bộ
Võ thuật
4. Tăng cường chất lượng giấc ngủ giúp tăng chiều cao cho trẻ 9 tuổi
Trẻ em 9 tuổi cần ngủ sớm, nên ngủ 9 – 11 giờ, trước 22 giờ đêm mỗi ngày. Điều này giúp cơ thể sản xuất các hormone tăng trưởng. Trẻ cần ngủ say, ngủ sâu giấc, để tuyến yên hoạt động tối đa và giúp tăng chiều cao cho bé 9 tuổi tốt nhất.
Ngoài ra, cha mẹ nên chú ý đến không gian ngủ, đảm bảo sự yên tĩnh, sạch sẽ, giường ngủ mềm mại, dễ chịu và quần áo thoải mái. Ngủ đủ giấc giúp trẻ có tinh thần và sức khỏe hơn cho các hoạt động.
5. Cải thiện tư thế đúng giúp trẻ 9 tuổi tăng chiều cao
Tư thế “xấu” vừa khiến trẻ có vẻ thấp hơn vừa gây ảnh hưởng đến chiều cao nếu duy trì liên tục trong thời gian dài. Nếu chùng lưng xuống thường xuyên, tư thế xấu này có thể gây ra tình trạng gù lưng làm trẻ lùn đi.
Cách đi đứng, tư thế ngồi học tập hay tư thế ngủ cũng ảnh hưởng rất lớn đến cột sống lưng ở trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần sửa dáng ngồi và luôn giữ tư thế đúng: giữ chân thẳng trên sàn khi ngồi.
Điều chỉnh độ cao của bàn, ghế, sao cho: đùi song song với sàn khi ngồi và đặt bàn chân trên sàn, tránh bắt chéo chân. Hỗ trợ lưng bằng cách sử dụng một chiếc gối nhỏ kê phía sau để luôn giữ vai được thoải mái.
Việc cải thiện tư thế sẽ giúp tăng chiều cao cho trẻ 9 tuổi một cách hiệu quả và giúp vóc dáng trẻ đẹp hơn.
6. Theo dõi chiều cao giúp phát triển chiều cao cho bé 9 tuổi
Theo dõi chiều cao thường xuyên để ba mẹ biết chiều cao ở thời điểm hiện tại của con mình. Điều này giúp phụ huynh nắm bắt được con mình có mức tăng trưởng chiều cao ổn định hay không? Đồng thời cũng cần tham khảo các cách đo chiều cao đúng chuẩn WHO để giúp bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.
7. Cho trẻ tham gia các hoạt động năng khiếu
Phụ huynh nên tạo điều kiện để con tham gia rèn luyện khả năng năng khiếu. Đặc biệt là những hoạt động năng khiếu thể thao như võ thuật, khiêu vũ,… sẽ tác động tích cực đến sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên và giúp con sở hữu vóc dáng nổi bật khi trưởng thành.
Khi trẻ đam mê, tích cực tập luyện sẽ kích thích hệ cơ-xương-khớp phát triển tốt và tạo thói quen vận động từ nhỏ. Điều này thường xuyên sẽ thúc đẩy tăng chiều cao cho trẻ 9 tuổi và cải thiện sức khỏe cho trẻ hiệu quả.
8. Hạn chế con tiếp xúc với các tác nhân xấu ảnh hưởng đến chiều cao
Tránh xa những tác nhân có ảnh hưởng xấu đến chiều cao của trẻ. Có thể kể đến như: khói thuốc, môi trường ô nhiễm, ô nhiễm tiếng ồn, sử dụng các thiết bị điện tử nhiều, sử dụng nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng gây dậy thì sớm, hay bệnh về béo phì, thừa cân,…
Những tác nhân này làm cản trở quá trình tăng chiều cao ở trẻ 9 tuổi đồng thời cũng là tác nhân gây ra những căn bệnh không tốt cho trẻ.
9. Cân nhắc dùng thuốc tăng chiều cao
Nhiều bậc phụ huynh nghe theo quảng cáo, mua những thuốc tăng chiều cao về cho trẻ sử dụng. Với mong muốn con mình có chiều cao vượt trội. Tuy nhiên, phải cẩn trọng khi sử dụng thuốc tăng chiều cao cho trẻ, chỉ dùng khi có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên ngành.
10. Kiểm tra sức khỏe và khám dinh dưỡng định kỳ cho bé
Cha mẹ cần định kỳ kiểm tra sức khỏe và khám dinh dưỡng cho bé tại các trung tâm chuyên về tư vấn chăm sóc trẻ. Mục đích của việc làm này, là giúp bé khỏe mạnh, kiểm soát chiều cao và ngăn ngừa bệnh tật làm ảnh hưởng đến sự tăng chiều cao ở trẻ 9 tuổi.
Một số thực phẩm tăng chiều cao cho bé 9 tuổi
Để trẻ đạt được chiều cao như mong muốn, phụ huynh cần cho trẻ bổ sung các loại thực phẩm tăng chiều cao phù hợp. Dưới đấy là những thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng nên bổ sung giúp bé tăng chiều cao:
1. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa, sữa chua,… chứa nhiều canxi và thúc đẩy quá trình phát triển xương và giúp xương chắc khỏe hơn. Probiotics trong sữa chua giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe đường ruột và tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Ngoài ra cần bổ sung sữa tăng chiều cao cho trẻ 9 tuổi từ các hãng sữa uy tín. Hoặc được bác sĩ, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng tư vấn, mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 ly sữa.
2. Các loại đậu
Đậu là loại thực phẩm cung cấp protein chất lượng cao, cực kỳ bổ dưỡng. Protein giúp kích thích cơ thể sản xuất các hormone tăng trưởng và giúp trẻ phát triển chiều cao.
3. Thịt
Các loại thịt: gà, bò, lợn,… là thực phẩm rất giàu protein và một số chất dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng chiều cao.
Thịt gà nạc chứa nhiều vitamin B12, loại vitamin này tan trong nước, rất cần thiết giúp tăng chiều cao cho bé 9 tuổi và duy trì chiều cao hiệu quả.
Thịt gà cũng chứa nhiều taurine, một loại axit amin điều chỉnh sự hình thành và phát triển của xương.
4. Rau xanh
Các loại rau xanh, như: rau bina, cải xoăn, bông cải xanh và bắp cải cung cấp một lượng lớn vitamin C, canxi, sắt, magie và kali. Rau xanh cũng chứa vitamin K, là một chất cần thiết có thể hỗ trợ tăng mật độ xương và duy trì chiều cao của trẻ.
Rau xanh luôn là “người bạn” đồng hành không thể thiếu trong giai đoạn tăng chiều cao 9 tuổi của trẻ
5. Trứng
Trứng là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng dồi dào, bao gồm protein, vitamin D và các khoáng chất cần thiết để cơ thể hấp thụ canxi, đồng thời duy trì mật độ xương.
6. Các loại trái cây
Trái cây chứa nhiều chất xơ, kali, folate và các vitamin cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng chiều cao. Thêm một điều thú vị nữa là một số loại trái cây chứa lượng canxi khá cao. Do đó, để trẻ tăng chiều cao cho trẻ 9 tuổi tốt nhất, cha mẹ nên thường xuyên cho trẻ ăn trái cây tươi.
7. Các loại cá
Cá có chứa dầu lành mạnh, như cá hồi, hỗ trợ giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tối đa. Ngoài ra, các loại cá đóng hộp (như cá mòi, cá ngừ) bổ sung canxi và vitamin D để hỗ trợ tăng trưởng chiều cao của trẻ.
8. Hải sản
Tôm, cua là thực phẩm có hàm lượng canxi vô cùng lớn, là dưỡng chất thúc đẩy phát triển xương ở trẻ. Trung bình 100g tôm có chứa lên đến 1.120 mg canxi.
Bổ sung hải sản giúp xương chắc khỏe và phát triển tốt, thúc đẩy tăng chiều cao cho trẻ 9 tuổi một cách tối đa.
Gợi ý thực đơn cho bé 9 tuổi tăng chiều cao
Để phát triển tăng chiều cao cho trẻ 9 tuổi thì trong thực đơn hàng ngày cần phải cung cấp đủ năng lượng mà cơ thể cần.
Đối với trẻ dậy thì, thực đơn tăng chiều cao của trẻ cần đáp ứng đủ 1000-1200mg canxi mỗi ngày. Trẻ cần ăn 3 bữa/ngày, ăn đủ no và đủ chất dinh dưỡng hàng ngày. Muốn đáp ứng được mức năng lượng này thì thực đơn tăng chiều cao trong 1 tuần cho trẻ phải được chú ý và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Gợi ý thực đơn cho bé 9 tuổi tăng chiều cao:
Món ăn bữa sáng: Bánh canh cua, nước ép bưởiBữa sáng phụ: Sữa chua
Bữa trưa: Cơm, canh thịt băm hoa thiên lý, gà sốt mỡ hành, bưởi tráng miệng.Bữa phụ chiều: Rau câu dâu tây.Bữa tối: Cơm, canh thịt bò nấu khoai tây cà rốt, xíu mại sốt cà chua, nho tráng miệng.Bữa phụ tối: Sữa
6 bài tập tăng chiều cao cho trẻ 9 tuổi
Tập thể dục là một trong những cách tăng chiều cao hiệu quả và an toàn nhất. Các bài tập tăng chiều cao cho trẻ đều mang đến lợi ích đối với hệ xương và chiều cao nếu tập luyện vừa sức, đúng cách.
1. Chạy bộ
Chạy bộ giúp con bạn có thể phát triển toàn diện nhất về cả chiều cao và thể chất, hãy khuyến khích bé chạy bộ mỗi ngày. Và phụ huynh hãy tập luyện cùng bé để mang đến những trải nghiệm thú vị hơn.
2. Bài tập yoga tăng chiều cao
Các bài tập Yoga như: nằm thẳng lưng trên sàn và duỗi thẳng chân. Hướng dẫn trẻ gập đầu gối, chân chạm vào mông và uốn cong khuỷu tay,….
Yoga là các bài tập hay giúp tăng chiều cao cho trẻ 9 tuổi. Tư thế này cho phép cơ thể kéo giãn và kích thích sự phát triển của chiều cao.
3. Nhảy dây
Nhảy dây là một bài tập được rất nhiều trẻ yêu thích. Nó được sử dụng như một bài tập để thúc đẩy sự phát triển của con bạn. Khi nhảy dây, cơ thể của trẻ sẽ được kéo giãn, giúp trẻ có thể cao lên vài cm khi thực hiện bài tập này.
4. Bơi lội
Đây là một bài tập cực hiệu quả và tuyệt vời để giúp tăng chiều cao cho trẻ 9 tuổi. Bơi giúp trẻ tập luyện cho toàn bộ cơ thể, mang đến sức khỏe và sức mạnh cho con bạn.
5. Bài tập giãn cơ
Giãn cơ là một trong những cách hiệu quả giúp tăng chiều cao của trẻ nhỏ. Bạn hãy hướng dẫn trẻ đứng tỳ vào tường, giơ hai tay lên và duỗi tay ra hết sức có thể. Bài tập trẻ ngồi xuống bằng các ngón chân, lưng áp vào tường và kéo giãn cơ chân.
Bài tập hiệu quả không những tăng trưởng chiều cao còn giúp trẻ kéo dài xương cột sống và cải thiện tư thế.
6. Bài tập đu xà tăng chiều cao
Các bài tập đu xà rất hiệu quả với việc phát triển chiều cao và giúp định hình xương cột sống cực hiệu quả cho trẻ. Đu xà đơn là cách tuyệt vời để thúc đẩy sự tăng trưởng cho trẻ, bạn nên khuyến khích con mình tập luyện thật thường xuyên.
Trên đây là những cách tăng chiều cao cho trẻ 9 tuổi hiệu quả mà bố mẹ có thể tham khảo cho con mình. Tuy nhiên, cơ thể của mỗi trẻ là khác nhau và cần có chế độ dinh dưỡng, vận động riêng phù hợp với nhu cầu phát triển của cơ thể. Vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ đến thăm khám dinh dưỡng để tìm ra giải pháp chuẩn xác và an toàn nhất cho trẻ. Tuyệt đối không nên lạm dụng các loại thuốc tăng chiều cao, bổ sung canxi hay vitamin D quá mức mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Trong trường hợp, vẫn còn phân vân trong việc tìm kiếm cách tăng chiều cao cho bé 9 tuổi hiệu quả, bố mẹ có thể cho trẻ đến tầm soát sức khỏe tại Nutrihome, gặp bác sĩ có chuyên môn để nhận được chẩn đoán chuẩn xác và phù hợp.
Tăng trưởng tốt ở giai đoạn trước là tiền đề để trẻ đạt chiều cao chuẩn ở giai đoạn sau. Vậy trẻ 9 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn? Chỉ số BMI đạt mức nào sẽ giúp trẻ đạt tốc độ phát triển tối đa trong giai đoạn dậy thì – “thời kỳ vàng” tăng trưởng chiều cao?
Những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao so với độ tuổi
Làm sao để tăng chiều cao cho trẻ 9 tuổi hiệu quả?
Chiều cao của trẻ 9 tuổi như thế nào là đạt chuẩn?
Với xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, chiều cao không chỉ đơn giản là yếu tố đánh giá vẻ ngoài mà còn là lòng tự tôn dân tộc. Dựa theo chiều cao trung bình của các quốc gia, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra Bảng chiều cao cân nặng theo từng độ tuổi – Đây cũng là mẫu số chung cho sự phát triển chiều cao của trẻ em trên toàn thế giới.Dựa vào Bảng chiều cao cân nặng theo từng độ tuổi của WHO, cha mẹ có thể biết được chiều cao của trẻ 9 tuổi như thế nào là đạt chuẩn. Theo đó, bé trai 9 tuổi đạt chiều cao trung bình 133.3cm là chuẩn. Đối với bé gái 9 tuổi, chiều cao trung bình đạt chuẩn là 132.5cm.
Trong giai đoạn 9 tuổi lên 10 tuổi, trung bình chiều cao của bé trai và bé gái sẽ tăng khoảng 3 – 5cm. Dưới đây là các mức tăng trưởng chiều cao trong từng tháng giai đoạn 9 tuổi của bé trai và bé gái:
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | |
Bé trai | 132.6 | 133 | 133.4 | 133.9 | 134.3 | 134.7 | 135.2 | 135.6 | 136.1 | 136.5 | 136.9 | 137.3 |
Bé gái | 135.5 | 133 | 133.5 | 134 | 134.5 | 135 | 135.5 | 136.1 | 136.6 | 137.1 | 137.6 | 138.1 |
Tốc độ tăng trưởng chiều cao theo từng tháng giai đoạn 9 tuổi ở nam và nữ (WHO)
Trẻ 9 tuổi đạt được chiều cao chuẩn theo đúng độ tuổi hoặc vượt mức chuẩn là điều đáng mừng. Tuy nhiên, tăng cao quá mức hay tăng chậm quá mức có thể là dấu hiệu cảnh báo tăng trưởng bất thường ở trẻ.
Nếu bé trai 9 tuổi thấp hơn 120.5cm và bé gái 9 tuổi thấp hơn 120.3cm. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tăng trưởng chậm, nguy cơ thấp còi trong giai đoạn tiếp theo. Ngược lại, nếu bé trai 9 tuổi cao vượt quá 144.6 cm và bé gái vượt quá 144.7cm thì có thể là dấu hiệu cảnh báo dậy thì hoặc dậy thì sớm. Để chắc chắn rằng trẻ khỏe mạnh và tăng trưởng bình thường, cha mẹ nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ.
Cách tính chỉ số BMI của trẻ 9 tuổi
Trẻ 9 tuổi, được cho là “tuổi ăn, tuổi lớn”. Thế nhưng cũng vì quan niệm này mà dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì. Sâu xa hơn là những hệ lụy về sức khỏe và ảnh hưởng khả năng tăng trưởng chiều cao.
Chỉ số BMI được tính toán dựa trên cân nặng và chiều cao. Suy ngược lại, chỉ số này có thể phản ánh được mức độ phù hợp của cân nặng theo chiều cao của trẻ. Bằng cách tính chỉ số BMI của trẻ 9 tuổi, cha mẹ có thể giúp trẻ kiểm soát được mức cân nặng hợp lý.
Công thức tính chỉ số BMI của trẻ 9 tuổi như sau:
BMI trẻ 9 tuổi = Cân nặng : (Chiều cao x Chiều cao) Đơn vị tính: Cân nặng – kg, Chiều cao – m |
Dựa theo kết quả của bảng trên, có thể xác định chỉ số BMI và tình trạng sức khỏe của trẻ 9 tuổi như sau:
BMI từ 10 – 14.5 cảnh báo trẻ 9 tuổi đang ở mức thiếu cân. Cha mẹ cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng hoặc khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ để đáp ứng đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.BMI từ 14.5 – 19 thể hiện trẻ có sức khỏe dinh dưỡng tốt. Cha mẹ nên tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng này để giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa.BMI từ 19 – 22 cảnh báo trẻ 9 tuổi có nguy cơ béo phì. Nếu không sớm điều chỉnh có thể dẫn đến béo phì, ảnh hưởng đến sức khỏe và chiều cao.BMI cao hơn 22 là mức báo động trẻ 9 tuổi đang béo phì. Tình trạng quá cân có thể dẫn đến sự phát triển kém chiều cao do các tác động xấu đến sức khỏe. Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống, trẻ nên được khuyến khích vận động cơ thể.Những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao so với độ tuổi
Hầu hết các vấn đề về tăng trưởng được nhận thấy khi trẻ trông nhỏ hơn so với bạn bè cùng độ tuổi hoặc khi tốc độ tăng trưởng chậm lại trong vài tháng. Như hueni.edu.vn đã nói trước đó, khi bé trai 9 tuổi thấp hơn 120.5cm và bé gái 9 tuổi thấp hơn 120.3cm thì được xem là tăng trưởng chậm. Vậy những nguyên nhân nào khiến trẻ chậm phát triển chiều cao so với độ tuổi?
Trẻ chậm phát triển chiều cao do tiền sử gia đình có tầm vóc thấp
Nếu cha hoặc mẹ có tiền sử tầm vóc thấp thì nhiều khả năng trẻ chậm phát triển chiều cao là do di truyền đặc điểm này từ cha mẹ.
Trẻ chậm phát triển chiều cao tự nhiên
Trong một số trường hợp, tình trạng chậm phát triển của trẻ là hiện tượng tự nhiên, không do bệnh lý. Mặc dù vậy, trẻ vẫn sẽ bắt kịp chiều cao chuẩn khi trưởng thành. Việc xác định tuổi xương có thể chẩn đoán tình trạng này.
Trẻ mắc các bệnh toàn thân, bệnh về xương hoặc rối loạn nội tiết
Các bệnh này bao gồm suy dinh dưỡng liên tục, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, bệnh thận, bệnh tim, bệnh phổi, bệnh tiểu đường hoặc các bệnh mãn tính. Trẻ có thể chậm phát triển chiều cao nếu dậy thì sớm.
Nếu trẻ có tiền sử còi xương và không được cải thiện kịp thời, đi kèm với suy dinh dưỡng, rất khó để đạt được sự phát triển chiều cao theo đúng độ tuổi.
Trẻ có lối sống kém lành mạnh
Phần lớn nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng chiều cao so với độ tuổi hiện nay không phải là bệnh lý mà là do lối sống kém lành mạnh. Lối sống này bao gồm các vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng, vận động và sinh hoạt.
Trẻ có thói quen ăn uống kémTrẻ có xu hướng ăn các thức ăn chế biến sẵn, thức ăn cay nóng, đồ ăn nhiều đường, uống nước ngọt có ga, đồ ăn nhiều dầu mỡ,… sẽ có tốc độ tăng chiều cao chậm hơn so với tuổi. Điều này là bởi xương không nhận được đủ dưỡng chất cần thiết từ bữa ăn của trẻ.
Tuy nhiên, trường hợp trẻ ăn thừa chất cũng là nguyên nhân khiến trẻ thấp hơn bạn bè cùng tuổi. Chẳng hạn khi cha mẹ chỉ tập trung vào nhóm thực phẩm giàu đạm, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ phải làm việc quá mức, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, táo bón hoặc béo phì.
Trẻ lười vận độngVận động là một trong ba yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Điều này cũng có nghĩa là trẻ không thể bắt kịp tốc độ tăng trưởng theo độ tuổi nếu lười vận động. Những trẻ có xu hướng này rất dễ bị béo phì, mắc các vấn đề về xương hoặc đóng khớp sớm. Tất cả điều này đều dẫn đến một hệ quả, chính là chậm tăng chiều cao.
Trẻ thức khuya, dậy muộnPhần lớn quá trình tăng trưởng chiều cao đều diễn ra trong giấc ngủ với hàm lượng hormone tăng trưởng đạt mức tối đa. Nếu trẻ thức khuya, rất khó để đạt được điều kiện tăng trưởng này. Các nghiên cứu đã nhận định, trẻ ngủ muộn có xu hướng tăng chiều cao chậm và thấp hơn khoảng 5 – 10cm so với bạn bè.
Trẻ ít tiếp xúc với ánh nắng dẫn đến thiếu vitamin D
Vitamin D thúc đẩy quá trình hấp thụ và sử dụng Canxi của cơ thể diễn ra tốt hơn. Tuy nhiên, phần lớn trẻ hiện nay đều thiếu vi chất này. Khi đi kèm với các thói quen kém lành mạnh khác có thể dẫn đến những bệnh lý về xương, trong đó loãng xương có thể kiềm hãm mạnh mẽ sự phát triển chiều cao.
Trẻ có thói quen thực hiện sai tư thế
Thực hiện sai tư thế về lâu dài sẽ thành thói quen không tốt đối với chiều cao. Tư thế sai khiến cấu trúc xương của trẻ thay đổi, những bệnh lý về xương và khả năng phát triển chiều cao đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy nên cha mẹ nên hướng dẫn hoặc nhắc nhở trẻ giữ lưng thẳng và thực hiện hoạt động đúng tư thế, tạo điều kiện để xương phát triển liên tục.
Trẻ sống trong môi trường không tốt
Môi trường sống cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng chiều cao so với độ tuổi. Các nghiên cứu cho thấy, trẻ sống trong môi trường gia đình không hạnh phúc hoặc đất nước kém phát triển về kinh tế – xã hội – y tế, chiến tranh,… thường có chiều cao chuẩn thấp hơn.
Nếu chiều cao của trẻ đang phát triển bình thường bỗng chững lại hoặc tăng chậm so với độ tuổi, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để khám sức khỏe hoặc theo dõi và điều chỉnh những thói quen về lối sống phía trên cho trẻ.
Làm sao để tăng chiều cao cho trẻ 9 tuổi hiệu quả?
Để giúp trẻ 9 tuổi tăng chiều cao nhanh chóng và an toàn, cha mẹ có thể áp dụng những phương pháp được gợi ý phía dưới đây.
Xây dựng bữa ăn đa dạng thực phẩm, giàu dưỡng chất
Chiều cao của trẻ 9 tuổi sẽ không thể nào phát triển tốt nếu nhu cầu dinh dưỡng không được đáp ứng. Các thực phẩm được sử dụng trong bữa ăn chính là nguồn cung cấp dưỡng chất mà cơ thể cần để phát triển xương. Trong đó, Canxi và vitamin D là bộ đôi dinh dưỡng quan trọng nhất.
Thực phẩm có hàm lượng Canxi cao: Rau lá xanh (đặc biệt là các loại rau cải), hải sản, đậu nành và đậu phụ, các loại hạt (hạt hạnh nhân, quả óc chó, hạt chia,…), quả mọng hoặc quả sấy khô (sung khô, nho khô,…), sữa và các sản phẩm làm từ sữa như phô mai, sữa chua,…Thực phẩm có hàm lượng vitamin D cao: Phô mai, cá hồi, cá ngừ, hàu, lòng đỏ trứng, nấm,… (Tuy nhiên, nguồn cung cấp vitamin D dồi dào nhất chính là ánh nắng mặt trời).Mặc dù Canxi và vitamin D là quan trọng cho xương nhưng chỉ cần cha mẹ bổ sung lượng vừa đủ. Một chế độ ăn uống khoa học tốt cho sự phát triển của trẻ còn cần có chất đạm, chất béo, tinh bột. Sự đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn uống sẽ đáp ứng điều này.
Có ít nhất 3 giờ/ngày để vận động cơ thể hoặc tập thể dục
Vận động cơ thể là một cách kích thích nội tiết tố tăng trưởng, cần thiết cho quá trình phát triển chiều cao của trẻ 9 tuổi. Không nhất thiết trẻ phải tập thể dục đủ 7 ngày trong tuần, đạt được 5/7 ngày đã là điều đáng mừng.
Tổng thời lượng vận động cơ thể hoặc tập thể dục của trẻ ít nhất là 3 giờ mỗi ngày, không nhất thiết là liền mạch mà có thể ngắt quãng. Trong đó, thời gian dành cho môn thể dục chính là 45 – 60 phút trong mỗi lần tập. Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ bơi lội, chơi bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông,…
Trẻ cũng không nên ngồi một chỗ quá lâu. Thỉnh thoảng 30 phút – 1 tiếng, trẻ nên rời khỏi chỗ ngồi, đứng lên vặn mình hoặc một vài động tác cơ bản để thư giãn gân cốt. Các thao tác như đi qua đi lại, quét nhà, leo cầu thang,… cũng được tính là vận động cơ thể.
Tối ưu hormone tăng trưởng chiều cao bằng giấc ngủ chất lượng
Một trong bốn yếu tố mang tính chất quyết định đến sự phát triển chiều cao chính là giấc ngủ. Như đã đề cập, hơn 90% quá trình phát triển của xương sẽ diễn ra trong thời gian cơ thể nghỉ ngơi. Chính vì vậy mà trẻ nên đi ngủ sớm, ít nhất là trước 11 giờ đêm để đạt được điều này.
Một vài thói quen cần tránh để trẻ dễ ngủ hơn vào ban đêm: Không ngủ ngày; Không dùng thức uống chứa caffeine cách thời gian ngủ ít nhất 4 tiếng; Không ăn đồ ăn ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ; Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, ít nhất 30 phút.
Một vài thói quen giúp trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm: Dùng trà hoa, trước khi ngủ khoảng 1 giờ; Ngâm chân trong nước ấm; Thực hiện bài tập thở hoặc các bài kéo giãn cơ thể; Nghe nhạc nhẹ.
Khuyến khích trẻ thực hiện tư thế đúng trong các hoạt động
Khom lưng, chùng người, cúi đầu là những lỗi sai cơ bản khi thực hiện các tư thế. Về lâu dài xương bị biến đổi cấu trúc, trẻ chậm tăng chiều cao. Khi thực hiện tư thế, điều quan trọng nhất là trẻ cần giữ thẳng lưng, mắt hướng về phía trước, sao cho lưng, điểm chạm ở gáy và đầu cùng nằm trên đường thẳng. Nếu trẻ đã quen với tư thế sai, cha mẹ có thể nhờ đến các vật dụng hỗ trợ chẳng hạn như đai chống gù, nẹp cột sống lưng,…
Sử dụng viên uống tăng chiều cao
Sử dụng viên uống tăng chiều cao là phương pháp được nhiều cha mẹ áp dụng cho con. Viên uống được tạo thành từ hàng loạt vi khoáng và hoạt chất có lợi, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và xương.
Các loại viên uống được nghiên cứu và phát triển dựa trên sự phát triển của xương, lấy Canxi làm chính, điều chế thành Nano Canxi, tăng hiệu quả hấp thụ, giảm tác dụng phụ. Một số công thức hỗ trợ tăng trưởng chiều cao được đánh giá là hiệu quả bao gồm: Canxi Nano + Vitamin D, Canxi Nano + Collagen Type 2, Canxi Nano + vi khoáng thiết yếu. Một số sản phẩm kết hợp với thảo dược quý, mang đến giải pháp tăng trưởng chiều cao và chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Khi sử dụng viên uống tăng chiều cao cho trẻ, cha mẹ cần tuân thủ những quy định về liều lượng bổ sung theo đúng độ tuổi. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng tốt, vận động cơ thể và nghỉ ngơi hợp lý giúp trẻ đạt được tốc độ tăng trưởng hoàn hảo.
Bên cạnh đó, khi chọn mua viên uống tăng chiều cao, hãy tham khảo các sản phẩm của thương hiệu uy tín, có nhà phân phối chính hãng tại Việt Nam, sản phẩm đã được chứng nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là chứng nhận FDA của Mỹ.
Cho trẻ dùng sữa tăng chiều cao với hàm lượng hợp lý
Chắc chắn rằng phần lớn cha mẹ đều cho con trẻ uống sữa để tăng chiều cao. Đây là một nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là Canxi, vitamin D và các vi khoáng khác mà xương và cơ thể cần.
Mặc dù vậy, sữa vẫn chứa một lượng lớn chất béo, trẻ uống quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Trong trường hợp, sữa mà trẻ dùng được lấy từ bò tiêm hormone tăng trưởng, có thể khiến trẻ dậy thì sớm. Đây đều là những ảnh hưởng không tốt đến chiều cao của trẻ.
Vậy nên khi dùng sữa cho con, trước hết cha mẹ nên chọn các loại sữa được gắn nhãn “organic”. Tiếp đó, chỉ nên cho trẻ 9 tuổi uống khoảng 750ml mỗi ngày, chia đều thành 3 bữa. Sử dụng đúng cách sẽ giúp trẻ tăng trưởng tốt hơn.
Tạo cho trẻ môi trường sống thoải mái, vui vẻ
Sống trong một môi trường thoải mái, vui vẻ, trẻ sẽ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh việc nhận được tình thương từ cha mẹ, trẻ còn cần sự cảm thông, lắng nghe và chia sẻ. Chẳng hạn khi trẻ làm sai hoặc đạt kết quả không tốt trong học tập, thay vì la mắng, cha mẹ nên thăm hỏi con, động viên nhẹ nhàng. Bởi khi rơi vào trạng thái căng thẳng, cơ thể trẻ sẽ tiết ra hormone cortisol, ảnh hưởng đến quá trình tiết hormone tăng trưởng, từ đó làm trẻ chậm tăng chiều cao.
Cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ
Sức khỏe tốt là nền tảng vững chắc giúp trẻ đạt được tốc độ tăng trưởng chiều cao tối đa. Yếu tố này lại càng quan trọng vì trẻ sắp sửa hoặc đang trong độ tuổi dậy thì – giai đoạn vàng để phát triển chiều cao. Thăm khám sức khỏe giúp cha mẹ nắm được tình hình sức khỏe của trẻ cũng như có thời gian lập kế hoạch, lựa chọn phương pháp hỗ trợ trẻ tăng trưởng chiều cao tối đa. Định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám sức khỏe định kỳ.
Xem thêm: #39 Máy Nén Khí Không Dầu Mini Gia Đình 9 Lít Giá Chỉ 1, +15 Mẫu Máy Nén Khí Không Dầu Siêu Êm Nhập Khẩu
9 tuổi là thời điểm quan trọng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ. Phương pháp chăm sóc toàn diện, áp dụng cách tăng chiều cao khoa học của cha mẹ chính là bước ngoặt giúp trẻ đạt được chiều cao chuẩn của độ tuổi này. Tiếp tục theo dõi hueni.edu.vn để cập nhật những kiến thức hữu ích giúp con tăng trưởng chiều cao tối đa.