Welcome to Chat


Bạn đang xem: Bác thợ mộc nói sai rồi

GPT! We are excited to have you here. We have a team of Chat
GPT experts ready to answer any questions you may have. Feel free to explore our services and enjoy your stay. Thank you for choosing us! Let"s get started!
Java
Script is disabled. For a better experience, please enable Java
Script in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.You should upgrade or use an alternative browser.
*

Tình cờ vào đọc trang thơ của tác giả Lưu Quang Vũ, người thích đọc truyện ngôn tình như tôi mới biết mình yêu thơ. Đọc thơ ông, ta choáng ngợp bởi chất trữ tình mãnh liệt. Hơn 177 bài thơ cho một đời sáng tác, thơ Lưu Quang Vũ trước sau vẫn bộc lộ một hồn thơ tinh tế nhạy cảm, thường trăn trở suy tư trước cuộc đời. Dù nhìn đời bằng bất cứ gam màu nào, mỗi bài thơ của Lưu Quang Vũ là một chiêm nghiệm có giá trị về cuộc sống nhưng lại dạt dào sự lãng mạn bay bổng. “Phố ta” là một thi phẩm như thế.Bài thơ “Phố ta” được Lưu Quang Vũ sáng tác năm 1970. Đây là thời điểm Quang Vũ vừa vác ba lô từ chiến trường trở về. Lúc ấy, ông rơi vào hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn, phải làm đủ nghề để mưu sinh nhưng gia đình nhỏ vẫn không hết chật vật. Chất trữ tình trong “Phố ta” có lẽ được bộc lộ từ việc tái hiện về cuộc sống của những con người nơi gốc phố thân quen.“Phố của ta
Những cây táo nở hoa
Mùa thu đấy
Thân cây đang tróc vỏ
Con đường lát đá
Nghiêng nghiêng trong sương chiều.”Dẫu biết rằng nội dung chủ yếu, cơ bản nhất của thơ trữ tình là sự bộc lộ một cách trực tiếp tư tưởng tình cảm một cách chủ quan của nhân vật trữ tình. Thế nhưng “Thơ chỉ tràn ra khi xung quanh ta cuộc sống đã thật đầy” (Tố Hữu). Trường hợp này thật đúng để nói về thơ Lưu Quang Vũ, về “Phố ta”. Bốn khổ thơ đầu thi phẩm đã tái hiện cho người đọc một không gian quen thuộc, thân thương. Không gian của khu phố mà ta đang sinh sống - khu phố của ta. Vậy phố quanh ta có gì đáng lưu ý khiến cho hồn thơ nhạy cảm của Lưu Quang Vũ đủ đầy? Đó là khu phố vừa quen vừa lạ. Quen là bởi nhân vật trữ tình đã sống, gắn bó và “quen mặt” từng cây táo nở hoa, từng dấu hiệu báo mùa thu về, từng viên gạch trên con đường lát đá…Những tưởng thế đã là rất quen nhưng lại cũng thật lạ lẫm bởi cũng chính khu phố ấy được “đóng khung” bởi cái nhìn chủ quan thi vị của người quan sát. Vì thế phố cứ “Nghiêng nghiêng trong sương chiều”. Thật lạ! Bức tranh phố ấy, qua lăng kính của cái tôi trữ tình, người đọc thấy rõ những phát họa thật chân thật về cuộc sống và tâm hồn của những con người nơi đây.“Năm nay cà chua chín sớm
Trên quầy hàng đỏ hồng
Chị thợ may đi lấy chồng
Chị thợ may goá bụa
Năm nay tôi mặc đồ đen.Bác đưa thư, có thư ai đấy?
Bác đưa thư kéo chuông
Ti-gôn hoa nhỏ
Rụng đầy trước hiên.Riêng bác thợ mộc già buồn bã
Thở khói thuốc lên trời
Anh thợ điện trên mái nhà mắc dây
Bà giáo về hưu ngồi dịch sách
Dậy cậu con tiếng Pháp
Suốt ngày chào: bông-dua.”Nhân vật xuất hiện đầu tiên trên bức tranh phố là chị hàng xóm thợ may. Chị vừa vui niềm vui khi lấy chồng đấy nhưng cũng vừa khoát lên tấm áo tang âu sầu. Bác đưa thư là nhân vật thứ hai xuất hiện trong buổi chiều sương nơi góc phố. Thế nhưng điều đáng lưu ý bác “chỉ có thư ai đấy” khiến cho lòng người mong thư một cảm giác thật buồn. Và thế lòng bác cũng nặng trĩu vì thương cảm. Góc phố ấy còn có bác thợ mộc già buồn bã đang “Thở khói thuốc lên trời”. Anh thợ điện vẫn đang cố làm thêm tí việc trước khi trời tối. Bà giáo già đã nghỉ hưu vừa dịch sách vừa tranh thủ dạy con mấy câu tiếng Pháp. Đáng lưu ý, trong bức tranh phố chiều thu, nhà thơ đã cố tình tô thêm thật nhiều gam màu sáng ấm bằng sắc đỏ hồng tươi của cà chua chín sớm, của màu hoa Ti-gôn rụng đầy trước sân. Thế nhưng không thể phũ nhận có điều gì như bức bách, như bế tắc, như giam hãm, như cấu xé tâm hồn, số phận của từng người trong khu phố. Điều này khiến Lưu Quang Vũ trông thấy đã đủ đầy để hồn thơ mãnh liệt bật ra đầu ngọn bút. Chắc hẳn chính quả tim của nhà thơ cũng đang “thở than lúc bàn tay đang viết” (Alfret de Musse). Đọc đến đây, người đọc chẳng những thấy cái nghẹn lòng của những phận người trong khu phố không tên mà quen thuộc của những năm thời còn bao cấp, còn chiến tranh. Mà ta cũng đang cảm nhận được cái nghẹn đắng của một thư kí cuộc đời. Làm thơ đối với Lưu Quang Vũ, đặc biệt là với “Phố ta”, chính là để giải tỏa nỗi “đau đời” (Chế Lan Viên), giải tỏa cái tâm lí nặng trĩu khi hàng ngày phải nhìn từng ấy con người đang oằn nặng nỗi đau riêng bên cạnh nỗi đau chung của đất nước. Chính vì thế mà bức tranh phố chiều thu thật buồn, đủ sức lay động lòng người ở mọi thời điểm, mọi không gian. Vì lẽ đó mà mạch trữ tình vẫn còn đang tiếp tục với dòng cảm xúc về “Phố nghèo của ta”.“Phố của ta
Phố nghèo của ta
Những giọt nước sa
Trên cành thánh thót
Lũ trẻ lên gác thượng
Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng”Hình ảnh những giọt nước rơi trên cành nghe thánh thót đã phá tan đi điệu u buồn trước đó. Ý thơ có sự đối lập ngay trong cùng một không gian sống, một bức tranh thơ. Đó là sự đối lập phận của những con người từng kinh qua những khó khăn, đau khổ thăng trầm và phận của những đứa trẻ chưa vấp ngã trước đời. Lúc này đây, chúng không ở một góc khuất tối om nào đó trong phố khi trời nhá nhem tối mà lũ trẻ đang ở trên gác thượng “Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng”. Phải chăng bằng trí tưởng tượng bay bổng của mình, nhân vật trữ tình – nhà thơ Lưu Quang Vũ, người vẽ cuộc đời bằng những gam thơ – cũng đang bay cao một khát vọng một ước mơ nào đó cho phố ta? Hãy đọc kĩ khổ thơ cuối: “Em chờ anh trước cổng
Con chim sẻ của anh
Con chim sẻ tóc xù
Con chim sẻ của phố ta
Đừng buồn nữa nhá
Bác thợ mộc nói sai rồi
Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa
Tại sao cây táo lại nở hoa
Sao rãnh nước trong veo đến thế?
Con chim sẻ tóc xù ơi
Bác thợ mộc nói sai rồi.”Bức tranh thơ lại có thêm nét phát họa mới. Hình ảnh tình tứ sóng đôi của “anh” và “em” giúp cho không gian u buồn nơi phố nhỏ có điều gì thật lãng mạn ngọt ngào. Hình ảnh “con chim nhỏ tóc xù” (em) dẫu đang buồn cũng đủ làm cho không gian sống tưởng chỉ có ngột ngạt, già cõi, khổ đau bế tắc một hương vị mới mẽ. Đó là hương vị của tuổi trẻ, của tình yêu.“Con chim sẻ của anh
Con chim sẻ tóc xù
Con chim sẻ của phố ta
Đừng buồn nữa nhá” “Giấc mộng đêm hè” của Shakespeare có câu: “Tình yêu không nhìn bằng đôi mắt, mà bằng tâm tưởng”. Thật đúng vậy, đối với “anh” dù “con chim sẻ” có “xù lông” trước cuộc đời; có cảm thấy ảo não buồn tênh trước những gì mà bác thợ mộc – người đã đi qua những thăng trầm, từng trải nên nhìn đời thấy nhiều nỗi đắng cay, chua chát – thì “em” vẫn thấy đáng yêu. Bằng giọng tâm tình ngọt ngào, “anh” đã giúp “chim sẻ tóc xù” nhận ra:“Bác thợ mộc nói sai rồi
Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa
Tại sao cây táo lại nở hoa
Sao rãnh nước trong veo đến thế?
Con chim sẻ tóc xù ơi
Bác thợ mộc nói sai rồi.”“Tại sao cây táo lại nở hoa/Sao rãnh nước trong veo đến thế?”. Đấy! Cuộc đời cho dù có lắm thăng trầm, lắm khổ đau, “toàn chuyện xấu xa” như nhiều người đã nghĩ. Hãy xem xung quanh ta còn biết bao điều đẹp đẽ, lạ thường. Táo vẫn và lại nở hoa dù “Thân cây đang tróc vỏ”, nước vẫn trong veo dù đang nằm dưới rãnh cống bùn lầy. “Bác thợ mộc nói sai rồi” bởi vẫn còn bên ta, trong ta những vẻ đẹp dù nhỏ nhoi và bình dị nhất.Đến đây người đọc chắc hẳn đã nhận ra thật đầy đủ những cảm xúc mãnh liệt trong thơ Lưu Quang Vũ. Chính cái tôi chủ quan trữ tình của Quang Vũ đã tái hiện lại thật đầy đủ, sinh động những sự kiện, chi tiết của đời sống khách quan nhưng có ý nghĩa như một chất xúc tác mạnh đủ sức bật ra lượng cảm xúc chủ quan dào dạt giúp người đọc nhận ra bao điều trong cuộc sống. Những hình ảnh bình thường đôi khi ta không bận tâm nhưng lại được khắc họa rõ nét thông qua trí tưởng tượng của nhà thơ. Vậy nên một góc phố lặng thầm như nó vẫn tồn tại, bằng trí tưởng tượng bay bổng của mình, Lưu Quang Vũ đã giúp nhận ra điều đáng trân trọng ngay trên những gì bình thường ấy.Thế nhưng đọc thơ Lưu Quang Vũ chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu nội dung trữ tình thì thật phí thơ. Bởi thơ anh còn hấp dẫn người đọc bằng yếu tố ngôn ngữ thơ trữ tình rất riêng biệt. Dù là bài thơ về con phố nghèo những năm thời bao cấp nhưng “Phố ta” lại chứa rất nhiều nguyên liệu của cảm xúc yêu thương. Đó là cách gọi với những mỹ từ trân trọng, gần gũi, gắn bó về “Chị thợ may”, “Bác đưa thư”, “bác thợ mộc già”, “Anh thợ điện”, “Bà giáo”, “Lũ trẻ” và “Em”. Đáng chú ý hơn cả là cách lặp đi lặp lại các câu, các cụm từ “phố của ta”(2 lần), “Phố nghèo của ta”, “Con chim sẻ của anh”, “Con chim sẻ của phố ta”, “Con chim sẻ tóc xù ơi” càng giúp cho người đọc nhận thấy cảm xúc yêu thương đong đầy đến căng tràn của Lưu Quang Vũ về khu phố và những con người nơi anh sống. Cảm xúc dào dạt ấy càng rung lên, lan tỏa hơn bởi những nhạc điệu đang rộn ràng nhảy múa xuất phát từ cái tôi trữ tình chủ quan của Quang Vũ. Đó chính là nhạc điệu trong thơ trữ tình và cũng là “tiếng hát của trái tim” nhà thơ. Cùng lắng nghe một đôi câu thơ:“Phố của ta
Phố nghèo của ta

 Anh/ Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua một số bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (Ngữ văn 10), Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) hãy làm sáng tỏ điều đó.

 


*
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG cấp trường môn Ngữ văn 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚCTRƯỜNG THPT LIỄN SƠN-----------------Đề thi gồm 01 trang
KỲ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020 – 2021ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN 10Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề.Câu 1 (6,0 điểm)Trình bày suy nghĩ của anh/chị về những vấn đề được đặt ra trong đoạn thơ sau:Con chim sẻ của phố ta
Đừng buồn nữa nhá
Bác thợ mộc nói sai rồi
Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa
Tại sao cây táo lại nở hoa
Sao rãnh nước trong veo đến thế?
Con chim sẻ tóc xù ơi
Bác thợ mộc nói sai rồi. (Trích Phố ta - Lưu Quang Vũ)Câu 2 (14,0 điểm)Thơ là tiếng nói của thân phận con người.(Trích Thơ là gì? - Phan Ngọc, Tạp chí văn học, 1994) Anh/ Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua một số bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (Ngữ văn 10), Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) hãy làm sáng tỏ điều đó.-------------Hết-------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.Họ và tên thí sinh: .. . . . . Số báo danh: SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚCTRƯỜNG THPT LIỄN SƠNKỲ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020 – 2021HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 10 (Hướng dẫn chấm gồm 06 trang)I. YÊU CẦU CHUNG- Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.- Điểm lẻ của bài thi tính đến 0,25 điểm.II. YÊU CẦU CỤ THỂCâu
Nội dung


Xem thêm: Beecost Mua Dermacol Chính Hãng Ở Đâu, Bạn Tạm Thời Bị Chặn

Điểm1Viết bài văn nghị luận xã hội bày tỏ suy nghĩ về những vấn đề được đặt ra trong đoạn thơ trích từ bài thơ Phố ta (Lưu Quang Vũ).6,0a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.0,25b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cuộc đời còn nhiều nỗi buồn nhưng cũng có biết bao vẻ đẹp, bao niềm vui đang tồn tại. Cần giữ một niềm tin trong sáng vào những điều tốt đẹp của cuộc đời.0,25c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:c.1. Giải thích- Con chim sẻ tóc xù: con người trẻ tuổi, mới bước vào đời, tâm hồn ngây thơ, trong trắng, chưa từng trải, chưa va vấp với cuộc đời, nhìn cuộc đời toàn màu hồng.- Bác thợ mộc: con người đã đi qua nhiều thăng trầm, đã từng trải, nhìn cuộc đời thấy nhiều nỗi đắng cay, chua chát.- Cây táo nở hoa, rãnh nước trong veo: cái đẹp bình dị vẫn hiển nhiên tồn tại, cái tốt lành vẫn bên cạnh chúng ta.→ Cách dùng lối nói giả định (nếu), dùng câu hỏi tu từ (Tại sao cây táo lại nở hoa?...) đoạn thơ nhằm khẳng định mạnh mẽ quan niệm sống của tác giả: Cuộc đời còn nhiều nỗi buồn nhưng cũng có biết bao vẻ đẹp, bao niềm vui đang tồn tại. Cần giữ một niềm tin trong sáng vào những điều tốt đẹp của cuộc đời.0,250,250,250,25c.2. Bàn luận, mở rộng vấn đề- Vì sao cuộc đời luôn chứa đựng những mặt đối lập?+ Ánh sáng và bóng tối, tốt đẹp và xấu xa, niềm hạnh phúc và nỗi buồn đau luôn song hành tồn tại như một điều tất yếu trong cuộc sống.+ Có những thời điểm cái ác, cái xấu ngang nhiên lộ diện, thậm chí hoành hành. Nó mang đến nhiều đau đớn, lo âu, hoài nghi cho con người. + Những điều tốt đẹp ở đời vẫn tồn tại ngay bên cạnh chúng ta, không thể bị hủy diệt chừng nào còn sự sống của con người: sự sống sinh sôi nảy nở, thiên nhiên trong lành hiền dịu, lòng tốt, tình yêu thương, sự hi sinh của con người - Vì sao ta cần giữ một niềm tin trong sáng vào những điều tốt đẹp của cuộc sống?+ Tình yêu thương, những điều tốt đẹp trong cuộc sống chính là ánh sáng xua đi bóng tối và dẫn lối ta thoát khỏi nghịch cảnh, vượt qua những khó khăn để đạt được những thành công nhất định.+ Những điều tốt đẹp sẽ gieo mầm hạnh phúc, là điều kiện thiết yếu để duy trì sự sống, để cuộc sống trở nên đáng sống và có ý nghĩa hơn.+ Khi ta giữ một niềm tin trong sáng vào những điều tốt đẹp cũng là lúc ta hiểu được một cách sâu sắc về giá trị của sự cho đi chính là nhận lại, người sống giữa cuộc đời không phải chỉ biết vun đắp cho cuộc sống của riêng mình mà cần lan tỏa những thông điệp sống tích cực đến mọi người xung quanh.- Mở rộng:+ Bảo vệ, nuôi dưỡng cho cái đẹp, cái thiện sinh sôi, nảy nở là một cách làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn.+ Tuy nhiên, đừng ảo tưởng cho rằng cuộc đời toàn màu hồng. Cần cảm nhận, đánh giá mọi sự việc, hiện tượng bằng cả lí trí lẫn trái tim.+ Trước cái ác, cái xấu đừng sợ hãi, đừng yếu hèn thỏa hiệp hay đầu hàng mà cần dũng cảm đối mặt và chiến đấu.1,251,250,75c.3. Bài học nhận thức và hành động- Phải xác định đúng bản chất của cuộc sống và dũng cảm đối mặt với khó khăn, trở ngại.- Biết sống lạc quan, yêu đời, tìm được niềm vui từ những điều bình dị ở xung quanh.0,5d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.0,5e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.0,252 Thơ là tiếng nói của thân phận con người.(Trích Thơ là gì? - Phan Ngọc, Tạp chí văn học, 1994) Anh/ Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua một số bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (Ngữ văn 10), Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) hãy làm sáng tỏ điều đó.14,0a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.0,5b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò quan trọng của thơ ca: tiếng nói của thân phận con người, chứng minh qua một số bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (Ngữ văn 10), Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du).0,5c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:c.1. Giải thích* Cắt nghĩa ý kiến: - Thơ là thể loại văn học sử dụng phương thức trữ tình để phản ánh cuộc sống. Thơ chủ yếu thể hiện tình cảm, tâm trạng của con người thông qua tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm.- Thơ là tiếng nói của thân phận con người: + Là tiếng nói của tình cảm, thơ nhạy cảm với những cảnh đời, phận người; lắng sâu vào hồn người để lắng nghe những tâm tư thầm kín nhất của con người, biểu lộ những rung cảm sâu sắc nhất của thi nhân.+ Thơ là tiếng nói đi từ trái tim nhà thơ đến trái tim người đọc. Người đọc thơ tìm thấy cảm xúc, tình cảm, tâm trạng, cuộc đời, số phận của mình in bóng trong trang thơ.* Lí giải ý kiến: Ý kiến của Phan Ngọc là ý kiến đúng đắn và xác đáng vì:- Xuất phát từ đặc trưng của thơ: Thơ cũng như bất cứ một loại hình nghệ thuật nào khác là tấm gương phản chiếu hiện thực đời sống, con người. Thơ cũng chính là cuộc đời, thơ ăn sâu bén rễ vào mảnh đất hiện thực để nói lên tiếng lòng của thi sĩ về kiếp nhân sinh, trong đó điều khiến nhà thơ luôn đau đáu, trăn trở chính là thân phận con người. - Xuất phát từ chức năng của văn học: Văn học nói chung và thơ nói riêng luôn giúp con người được sống, được biết nhiều cuộc đời, khái quát được số phận, bản chất của con người; đặc biệt khám phá được chiều sâu trong thế giới tinh thần của con người. Từ đó, khả năng thấu hiểu và đồng cảm với con người sâu sắc hơn.- Xuất phát từ khát vọng của người viết: Nhà thơ luôn mang trong mình một con mắt tinh tế, một trái tim nhạy cảm, những điều trông thấy về cuộc sống, đặc biệt những nỗi đau, bất công, oan trái mà thân phận người phải đối diện luôn khiến nhà thơ đau đớn lòng, từ đó làm nên những trang thơ day dứt về thân phận người. Nhà thơ muốn đưa những tình cảm chân thật, thiết tha nhất của mình vào từng câu chữ để khẳng định được tài năng và giá trị tác phẩm, để người đọc thêm cảm thông cho nỗi lòng thi nhân, rút ngắn khoảng cách giữa người sáng tạo nghệ thuật với người thưởng thức nghệ thuật, giúp tác phẩm đạt được ý nghĩa nghệ thuật vị nhân sinh hơn.- Xuất phát từ thực tiễn: trong sáng tác thơ ca từ xưa tới nay, những tác phẩm có giá trị đều là những tác phẩm có tư tưởng sâu sắc được tạo nên từ trái tim giàu cảm xúc của người cầm bút. Những tác phẩm vượt qua được sự đào thải khắc nghiệt của thời gian là những tác phẩm viết về thân phận con người với tất cả sự nâng niu và ngợi ca.0,750,50,50,750,5c.2. Chứng minh qua một số bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (Ngữ văn 10), Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)* Chứng minh qua một số bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (Ngữ văn 10)- Giới thiệu khái quát về ca dao và ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.- Thân phận của con người qua một số bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa:+ Trong những bài ca dao than thân: • Họ thường là những người phụ nữ sống trong xã hội cũ. Họ ý thức được vẻ đẹp riêng, giá trị của mình (tấm lụa đào: vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, xuân sắc, quý giá..., củ ấu gai - ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen: vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn). Họ xót xa cho thân phận nhỏ bé, đắng cay, tội nghiệp (Thân em...). Nhưng nỗi đau khổ của từng người lại mang những nét riêng (tấm lụa đào: đẹp nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào người khác, không tự quyết định được số phận của mình; củ ấu gai: có phẩm chất tốt đẹp bên trong nhưng không được ai biết đến, vẻ đẹp ấy bị che phủ bởi cái bề ngoài xấu xí, đen đủi...) • Họ có thể là những chàng trai, cô gái lỡ duyên, hoặc bị ép duyên mà tình yêu dang dở. Vì thế, tiếng thơ như lời trách móc, oán giận, đầy xót xa, cay đắng (Trèo lên cây khế nửa ngày/Ai làm chua xót lòng này khế ơi!...)+ Trong những bài ca dao yêu thương tình nghĩa: • Đó là nỗi nhớ người yêu của cô gái được gửi vào hình ảnh: khăn, đèn, mắt... Hỏi khăn, đèn, mắt cũng là hỏi lòng mình. Cô gái ra ngẩn vào ngơ, bồn chồn, thao thức với bao vấn vương, lo âu, phấp phỏng cho hạnh phúc lứa đôi (Khăn thương nhớ ai...) • Có khi, người con gái mượn chiếc cầu dải yếm để nói lên mơ ước mãnh liệt của mình trong tình yêu. Một lời tỏ tình kín đáo, ý nhị, duyên dáng mà rất táo bạo. (Ước gì sông rộng một gang...) • Họ mượn hình ảnh muối, gừng để diễn tả sự gắn bó sâu nặng của con người. Độ mặn của muối, độ cay của gừng còn có hạn nhưng tình cảm con người mãi son sắt, thủy chung. (Muối ba năm muối đang còn mặn...)→ Những câu hát than thân, yêu thương tình nghĩa đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân xưa: trong cuộc sống còn nhiều vất vả, cơ cực, đắng cay, họ vẫn sống ân nghĩa, đằm thắm tình người, vẫn luôn khát khao tình yêu, hạnh phúc. - Nghệ thuật: Người bình dân đã lựa chọn những hình thức nghệ thuật riêng, đậm màu sắc trữ tình dân gian: thể thơ lục bát, song thất lục bát; hình thức đối đáp; công thức mở đầu: Thân em..., Trèo lên...; hình ảnh biểu tượng, cách so sánh, ẩn dụ...0,251,251,50,5* Chứng minh qua Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.- Thân phận của con người qua bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du)+ 4 câu thơ đầu: Thân phận của nàng Tiểu Thanh.• Nguyễn Du thấu hiểu nỗi oan khiên của Tiểu Thanh qua mảnh giấy tàn trước song cửa sổ. Chữ độc đứng đầu dòng thơ nhấn mạnh tâm thế của tác giả - đó là tâm thế xót thương trong nỗi cô đơn. Chữ độc và chữ nhất trong câu thơ chữ Hán cũng là để nói một lòng đau tìm gặp một hồn đau.• Nguyễn Du nhắc đến cuộc đời Tiểu Thanh bằng những ẩn dụ tượng trưng quen thuộc, son phấn là biểu tượng cho sắc đẹp, văn chương là ẩn dụ cho tài năng của Tiểu Thanh. Đời Tiểu Thanh là điển hình của hai nỗi oan lớn: hồng nhan bạc phận, tài mệnh tương đố. Người đẹp như nàng mà bất hạnh, chết yểu. Có tài thơ văn như nàng mà bị dập vùi.+ 4 câu thơ sau: Thân phận của những người tài hoa bạc mệnh nói chung và niềm mong ước được tri âm của Nguyễn Du ở hậu thế.• Về nỗi hận: Nguyễn Du đã từ cái hận của Tiểu Thanh mà nghĩ đến cái hận muôn đời. Từ nỗi đau riêng của Tiểu Thanh mà quy thành nỗi đau từ cổ chí kim của bao kiếp người tài hoa. Nỗi hận trở nên quá lớn khó mà hỏi trời được• Về nỗi oan: là cái án phong lưu. Khách phong lưu mà phải khổ, phải mang cái án oan lạ lùng vì nết phong nhã. Tự đặt mình cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã tự phơi bày lòng mình cùng nhân thế. Đó chính là tâm sự chung của những người mắc kỳ oan.• Về tâm sự của Nguyễn Du: Ông không hỏi quá khứ, hiện tại mà hỏi tương lai; không hỏi trời, đất mà lại hỏi người đời. Hỏi ba trăm năm sau, thiên hạ có ai khóc Tố Như? Niềm tự thương kết tụ thành một lời thắc mắc lơ lửng giữa không trung mà chẳng ai có thể giải đáp được vì thế tự đau đến cực độ.- Nghệ thuật: thơ chữ Hán uyên bác, tài hoa; phép đối cân chỉnh; ngôn ngữ giàu tính triết lí; hình ảnh đẹp, nhiều nghĩa hàm ẩn, ngôn ngữ giàu sức gợi; sự phá luật ở hai câu kết: hai câu kết là câu hỏi, mở ra những hướng liên tưởng khác nhau ở người đọc 0,251,251,50,5c.3. Đánh giá, nâng cao vấn đề- Khẳng định ý kiến xác đáng, đúng đắn của Phan Ngọc về vai trò quan trọng của thơ ca. Đó là tiếng lòng, là lời tâm sự, sẻ chia về những kiếp người trôi nổi vô định, thấp cổ bé họng, mong manh, đáng thương mà nổi bật nhất là thân phận của người phụ nữ.- Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa là nơi gửi gắm tiếng lòng của mọi kiếp người, đặc biệt là tiếng lòng của người phụ nữ. Đó là những số phận bất hạnh, chịu nhiều bất công, ngang trái. Đọc Tiểu Thanh kí là tác phẩm thể hiện những cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của những người phụ nữ có tài sắc trong xã hội phong kiến.- Ý nghĩa:+ Đối với nhà thơ: Làm thơ không chỉ truyền đến người đọc tình yêu với nghệ thuật, cái đẹp mà còn khiến người đọc thấu hiểu và thương cảm trước thân phận con người. Để đạt được điều ấy, mỗi nhà thơ cần có tài năng, tấm lòng và sự trải nghiệm sâu sắc. Một tác phẩm thơ chân chính và mang đầy đủ giá trị nghệ thuật là một bài thơ chan chứa tình cảm, cảm xúc mà tình cảm đó là những rung động sâu sắc nhất của thi nhân trước cuộc đời, trước số phận con người.+ Đối với người tiếp nhận: Ý kiến của Phan Ngọc định hướng cho người đọc trong quá trình tiếp nhận văn học, là tiêu chí giúp họ đánh giá được giá trị của một bài thơ hay đâu chỉ ở cảm xúc mà còn ở tấm lòng, ở cái tâm của người nghệ sĩ với cuộc đời, với con người. 0,50,250,75d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.1,0e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.0,5------------- HẾT -------------