VTV.vn - Bạn cảm giác mệt mỏi khi phải nhấn nút báo thức lại mỗi buổi sáng? Dưới đây là những lời khuyên bổ ích về cách dậy sớm hơn.
Bạn đang xem: Cách thức dậy sớm mà không buồn ngủ
1. Ghi lại chi tiết giờ giấc ngủ
Thay đổi giờ sinh học không phải là việc dễ dàng đạt được trong 1-2 ngày, mà bạn cần phải kiên trì duy trì thói quen thức dậy đúng giờ trong thời gian dài. Mẹo ghi chép thời gian ngủ trong 15 phút mỗi sáng và mỗi tối có thể sẽ là biện pháp hữu hiệu để tạo thói quen cho não bộ của bạn ghi nhớ thời gian đi ngủ và thức dậy theo mong muốn của bạn.
Ngoài ra, bạn nên rời khỏi giường ngay sau khi báo thức reo lên, tránh bị bộ não đánh lừa và thuyết phục bạn đi ngủ tiếp. Nếu không thức dậy nhanh chóng thì việc ngủ lại sẽ mãi tiếp diễn và trở thành một thói quen.
2. Tiếp xúc ánh sáng khi thức dậy
Ánh sáng là một trong những đặc trưng quan trọng nhất để thiết lập nhịp sinh học của cơ thể. Việctiếp xúc với ánh sáng sẽ giúp bạn điều chỉnh đồng hồ sinh học của mình nhanh nhất.
Ngay sau khi báo thức vang lên, chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung một lượng ánh sáng phù hợp cho không gian xung quanh bằng cách mở cửa sổ cho ánh sáng mặt trời chiếu vào, bật các bóng đèn lên.
(Ảnh: Getty Images)
Tương tự như vậy, việc giảm độ sáng của đèn vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn. Ngoài ra, bạn nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử có ánh sáng xanh. Loại ánh sáng này ngăn chặn hormone melatonin, một loại hormone gây buồn ngủ. Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng này thì cơ thể sẽ ức chế quá trình sản xuất melatonin, làm giảm số lượng lẫn chất lượng giấc ngủ.
(Ảnh: Getty Images)
3. Giữ cho lịch ngủ ổn định
Một khi bắt đầu tập cho cơ thể đi vào giấc ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định, điều quan trọng phải lưu ý chính là không được thay đổi lịch ngủ đã vạch ra. Điều đó có nghĩa vào cuối tuần bạn không nên ngủ nướng quá lâu.
4. Không cài lại báo thức
Trước khi đi ngủ, bạn không nên cài nhiều cuộc báo thức ở đồng hồ hay di động mà chỉ cần một là đủ. Quá trình tỉnh giấc sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn dứt khoát tắt báo thức và ra khỏi giường.
(Ảnh: Getty Images)
Phương pháp đếm ngược đến 5 cũng là một mẹo hiệu quả để bạn dễ dàng thức giấc. Ngay khi chuông báo thức kêu, hãy bắt đầu đếm ngược trong đầu bạn 5 giây và cuối cùng đến 5 thì bạn phải rời khỏi giường. Đừng để não bạn có thời gian để thuyết phục bạn ngủ thêm lần nào nữa.
5. Cân nhắc dùng melatonin
(Ảnh: Getty Images)
Melatonin không được chuyên gia khuyên dùng như một chất hỗ trợ giấc ngủ nhưng có thể trợ giúp để cải thiện đồng hồ sinh học của cơ thể. Hãy thử uống melatonin trước khi ngủ vài giờ để “nhắc nhở” cơ thể đêm sắp đến.
6. Thử phương pháp RISE
RISE là một phương pháp về giấc ngủ được phát triển bởi TS. Allison Harvey. Đối với ai muốn thử RISE thì cần phải kiên trì trong vòng 30 ngày để có cơ hội tốt nhất tạo ra thói quen mới.
“R” là viết tắt cho việc không nhấn vào nút báo lại trên đồng hồ. “I” là tăng cường hoạt động thể chất như tập thể dục để tiêu hao năng lượng và giảm căng thẳng. Tiếp theo “S” có ý nghĩa của việc tắm nước lạnh khi thức dậy, thực sự nó rất khó nhưng mang lại hiệu quả. Cuối cùng “E” chính là tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, là yếu tố chính dẫn đến việc thức giấc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Bạn đã từng thức khuya dậy sớm để học bài chưa? Bạn có cảm thấy mệt mỏi khi làm như vậy? Bài viết dưới đây của Vua Nệm sẽ bật mí cách học bài hiệu quả, không gây mệt mỏi cho các sĩ tử. Cùng theo dõi nhé!
Nội dung
1. Thức khuya dậy sớm ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?2. Nên thức khuya hay dậy sớm để học bài?3. Cách dậy sớm mà không mệt mỏi1. Thức khuya dậy sớm ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Thức khuya dậy sớm và đồng hồ sinh học của con người có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Thức khuya dậy sớm ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?1.1. Dậy sớm
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sáng sớm chính là thời điểm bộ não của con người hoạt động với công suất cao nhất. Đó là lúc bạn có đầu óc tỉnh táo, tinh thông nhất trong ngày.
Chính vì vậy, nếu bạn thức khuya dậy sớm học bài sẽ có khả năng tiếp thu kiến thức rất tốt, dễ tập trung và dễ nhớ, giúp bạn nâng cao năng suất học tập.
1.2. Thức khuya
Hiện nay, nhiều bạn trẻ vẫn còn giữ thói quen xấu là thức khuya để học bài, nhất là vào mùa thi cử. Đó là thời điểm có nhiều kiến thức cần ôn tập, thậm chí có những người thức đến 2 -3 giờ sáng để học bài. Thế nhưng đây lại là lối sinh hoạt phản khoa học, rất nguy hại với sức khỏe.
Theo đồng hồ sinh học, sau một ngày dài hoạt động thì đêm khuya là lúc cơ thể chúng ta cần được nghỉ ngơi thư giãn để các cơ quan bên trong đào thải chất độc và tái tạo năng lượng.
Việc học vào đêm khuya sẽ khiến cơ thể rất mệt mỏi, uể oải, khó tập trung đồng thời còn khiến lão hóa da nhanh chóng và suy giảm sức khỏe. Ngày hôm sau đầu óc của bạn chắc chắn không đủ tỉnh táo, gây căng thẳng và làm sa sút tinh thần. Từ đó, ảnh hưởng đến công việc và học tập.
Việc học vào đêm khuya sẽ khiến cơ thể rất mệt mỏi, uể oải, khó tập trungBên cạnh đó, việc thức khuya còn kèm theo rất nhiều tác hại về lâu dài cho sức khỏe như trí nhớ kém, khó tập trung tư tưởng, đãng trí, phản ứng chậm, chóng mặt, đau đầu…
2. Nên thức khuya hay dậy sớm để học bài?
Nhiều học sinh có thói quen thức khuya dậy sớm nhưng lại dậy sớm mỗi dịp thi cử để ôn bài. Tuy nhiên thức khuya lại không phải là thói quen tốt.
2.1. Học tập vào sáng sớm hiệu quả nhất
Dễ dàng thấy, dậy sớm học bài là phương pháp hiệu quả nhất. Việc rèn luyện thói quen dậy sớm không chỉ tốt cho việc học tập mà còn rất tốt cho sức khỏe, giúp hạn chế suy nhược thần kinh và thư giãn tinh thần nhất.
Để chuẩn bị tốt nhất cho những kỳ thi, bạn nên đi ngủ sớm và sáng dậy sớm vào sáng hôm sau để học bài. Khi đó, cơ thể đã được nghỉ ngơi đầy đủ, sẵn sàng bắt đầu một ngày học tập mới hiệu quả với năng suất cao.
Ngoài ra, không khí buổi sáng sớm thường trong lành mát mẻ hơn rất nhiều so với ban đêm. Vì vậy đây là thời điểm tốt nhất để cơ thể hoạt động và bộ não tiếp thu kiến thức. Hơn nữa, sáng sớm con người cũng có những suy nghĩ tích cực và tràn đầy năng lượng hơn đêm khuya.
Khi dậy sớm bạn có thể có được một tinh thần khỏe mạnh và cảm giác tích cực tràn đầy năng lượng. Nên việc rèn luyện thói quen dậy sớm hàng ngày sẽ giúp bạn loại bỏ được những suy nghĩ tiêu cực, yêu đời hơn mỗi ngày.
Nên thức khuya hay dậy sớm để học bài?2.2. Những lợi ích bất ngờ của việc dậy sớm
Khoa học đã chứng minh việc dậy sớm mang lại rất nhiều lợi ích:
Giúp đồng hồ sinh học vận hành một cách tự nhiênViệc xây dựng và rèn luyện thói quen dậy sớm là cách đơn giản mà hiệu quả để bạn chăm sóc sức khỏe của mình. Dậy sớm mỗi ngày giúp cơ thể bạn vận hành theo đúng đồng hồ sinh học của con người, từ đó tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.
Đồng thời, việc thức dậy sớm còn giúp hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa và đặc biệt là có lợi cho hoạt động của não bộ. Nhờ vậy giúp bạn đạt hiệu quả cao trong học tập.
Từng bước hình thành lối sống lành mạnhCha ông ta có câu “dậy sớm để thành công”. Câu nói này đã khẳng định lợi ích tuyệt vời của việc dậy sớm. Có thể thấy dậy sớm để học tập, làm việc giúp ích rất lớn cho việc hình thành nên những thói quen sinh hoạt tốt, cũng như lối sống lành mạnh. Từ đó giúp bạn có suy nghĩ tích cực. Đó cũng chính là chìa khóa giúp các bạn chạm tới thành công.
Rèn luyện sự kiên trì, bền bỉNhững người có thói quen dậy sớm thường có tính kiên trì, bền bỉ và hợp tác cao trong cuộc sốngTheo một nghiên cứu của các nhà khoa học Đức được thực hiện vào năm 2011, những người có thói quen dậy sớm thường có tính kiên trì, bền bỉ và hợp tác cao trong cuộc sống. Điều đó đã chứng minh việc dậy sớm giúp bạn chủ động và nỗ lực hơn, từ đó dễ dàng đạt được những điều mong muốn và thành công..
3. Cách dậy sớm mà không mệt mỏi
5 tips dậy sớm dưới đây không chỉ giúp bạn có thể dậy sớm, mà bạn còn giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Thực hiện điều này đều đặn mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy thư giãn và tỉnh táo mỗi sáng thức dậy, giúp quá trình học tập và làm việc đạt hiệu quả cao nhất.
3.1. Đi ngủ vào một thời điểm cố định mỗi ngày
Bạn nên ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày. Ngủ không đủ giấc sẽ tác động rất lớn đến tâm trạng, sự tỉnh táo và khả năng tư duy của con người. Hơn thế nữa, thiếu ngủ còn có thể gây ra những bệnh lý trầm cảm, da liễu và những bệnh lý nghiêm trọng khác theo thời gian.
Vì thế, chúng tôi không khuyên bạn “thức khuya dậy sớm” mà hãy ước định trước thời gian mình sẽ ngủ (ít nhất 7 tiếng) để xác định giờ đi ngủ cố định hàng ngày sao cho phù hợp để có thể dậy sớm vào buổi sáng hôm sau.
3.2. Duy trì thói quen hoạt động vào buổi sáng
Duy trì thói quen hoạt động vào buổi sángHãy lên lịch trình hoạt động cho buổi sáng hôm sau vào buổi tối trước khi đi ngủ. Khi bạn đã có kế hoạch, chắc chắn bạn sẽ có động lực dậy sớm để thực hiện các dự định tốt đẹp của bản thân.
Đây không chỉ là cách thức dậy sớm học bài, mà còn là cách để tái tạo năng lượng, chuẩn bị kỹ lưỡng cho một ngày làm việc hiệu quả. Mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn giảm mệt mỏi về tinh thần và tăng hiệu quả công việc.
Hãy bắt đầu bằng việc thử uống một tách trà, đọc tin tức hay đi tắm mỗi buổi sáng như một thói quen.
3.3. Không lạm dụng cà phê
Cà phê chắc hẳn là thức uống được ưa chuộng của hầu hết sinh viên mỗi khi kỳ thi tới. Tác dụng giúp bạn dậy sớm của cà phê là không thể chối bỏ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều cà phê, bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ. Điều này sẽ khiến bạn mắc phải hiện tượng “thức khuya dậy sớm” một cách bất đắc dĩ. Năng suất làm việc của bạn bị sụt giảm do cơ thể mệt mỏi hơn khi phải dậy sớm.
Lời khuyên dành cho các bạn là hãy ngủ đủ giấc, uống cafe vào buổi sáng. Bạn nên tránh sử dụng cafe sau 3 giờ chiều và những lúc không cần thiết.
3.4. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử
Smartphone, máy tính và những thiết bị thông minh khác có thể khiến cho bạn bị nghiệnSmartphone, máy tính và những thiết bị thông minh khác có thể khiến cho bạn bị nghiện chúng. Bạn sẽ thường xuyên kiểm tra và sử dụng chúng bất cứ khi nào có thể. Sử dụng các thiết bị điện tử này quá thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và tiêu tốn rất nhiều thời gian của bạn.
Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể làm đảo lộn đồng hồ sinh học giấc ngủ. Chúng tôi khuyến cáo bạn nên để chúng ở những nơi xa giường mà bạn khó có thể với tới trước khi đi ngủ.
3.5. Không uống rượu bia
Tương tự như cà phê, rượu bia có thể làm bạn bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ và sức khỏe. Rượu bia có thể khiến bạn mắc các vấn đề như đau đầu, buồn nôn, mất tập trung và mệt mỏi. Từ đó ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả làm việc.
Xem thêm: Hạt Ngũ Hoa Đắp Mặt, Công Dụng Của Ngũ Hoa Hạt Trị Mụn Viêm Hiệu Quả
Hy vọng qua bài viết trên đây của chúng tôi các bạn đã hiểu được ảnh hưởng của việc thức khuya dậy sớm. Để có thể thức dậy sớm thì bạn cần có một giấc ngủ ngon mỗi đêm.
Tham khảo ngay các sản phẩm của Vua Nệm để lựa chọn cho mình sản phẩm chăm sóc giấc ngủ phù hợp và chất lượng Tại đây nhé!