Sinh viên đi thuê trọ có rất nhiều chuyện oái oăm phải đối mặt hàng ngày. Nếu không “phát điên” vì thói xấu của bạn cùng phòng thì cũng gặp phải vô vàn nỗi thống khổ khi đối mặt với chủ nhà "tai quái"...

Bạn đang xem: Cuộc sống sinh viên ở trọ


Sinh viên chinh phục “Kỹ năng quản lý tài chính” Sinh viên trường Đại học Hà Nội tích cực tham gia ngày hội hiến máu Sẽ tổ chức tuyên dương 140 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu

Mới đây, trên trang mạng Facebook “Tìm phòng trọ - nhà trọ cho sinh viên tại Hà Nội” có một số bạn sinh viên “bóc phốt” chủ cho thuê nhà trọ. Một bạn sinh viên “Người tham gia nhóm” viết câu chuyện dài phản ánh về một chung cư min-ni ở khu vực Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội. Bạn sinh viên kể rằng, suốt một năm qua, bạn ấy có thuê một phòng ở khu chung cư này. Ngay từ ban đầu chuyển vào đây ở với giá thuê nhà là 3.3 triệu đồng/tháng cho căn phòng 20-25m2 và bạn ấy ở từ tháng 11/2021 đến tháng 10/2022. Dịch vụ gồm tiền vệ sinh, nước, thang máy, máy giặt và điện 3.8 nghìn đồng/một số.

Bạn này ở trọ tại tầng hai của khu nhà, thang máy cứ vài tháng hỏng một lần, lên đến tầng bảy phơi đồ thì rung bần bật, bên cạnh đó, sinh viên thường bị mất trộm quần áo. Tầng bảy có ba chiếc máy giặt thì hỏng luân phiên, dù các bạn ở trọ phản ánh nhiều lần nhưng quản lý mặc kệ, dù tháng nào cũng đóng tiền dịch vụ. Chỗ giặt phơi đồ thường bị tắc cống, nước tràn ra sàn nhà trơn, bẩn, mất vệ sinh.

Các bạn ở trọ chia sẻ về chuyện mất quần áo (Ảnh FBNV)

“Nhà trọ ở đây có tính bảo mật cao, cửa cổng khóa vân tay, camera nhưng nếu có mất đồ… thì là do bạn đen, trộm vẫn bẻ khóa để ăn cắp. Khu trọ lại hay bị mất nước. Khi thanh lý hợp đồng, dù không có khoản nào, mục lục, ghi chú nào về chi phí bảo dưỡng điều hòa, điều khiển, dọn dẹp phòng sau khi dọn đi nhưng lúc mình trả phòng thì mất 300 nghìn đồng tiền bảo dưỡng đồ cho chủ nhà và thêm cả 200 nghìn đồng tiền vệ sinh”, bạn sinh viên bày tỏ.

Trên diễn đàn mạng xã hội có vô vàn những câu chuyện, cũng như “tâm thư” của sinh viên về chuyện ở trọ. Trong đó có câu chuyện về những người ở ghép. Bạn Nguyễn Thị Mai Liên (trọ tại phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Mình đã đứng ra làm hợp đồng thuê một căn phòng 45m2, rồi tìm người ở ghép cho tiết kiệm. Sau đó có hai bạn nữa cùng quê đến trọ và mình liền đồng tình. Ngay từ ban đầu, mình cũng nói thẳng với các bạn ấy rằng, muốn mọi người sống cùng tiết kiệm và sử dụng đồ sinh hoạt một cách hợp lý. Hai bạn đồng ý và nói là cũng muốn tiết kiệm.

Tuy nhiên, ở với nhau được một thời gian, mình nhận thấy có một bạn sinh hoạt hoang phí. Bạn ấy bật nóng lạnh, điều hoà nhưng không bao giờ để ý tắt thiết bị, kể cả bóng đèn sáng cũng không tắt. Nước thì xả vô độ mỗi khi tắm, giặt quần áo. Không những vậy, nhiều điều tế nhị nhưng bạn ấy không hề lưu tâm, có khi còn dẫn người yêu về nhà ngủ lại qua đêm”.

Nhiều khu trọ cũng hay bị mất nước (Ảnh FBNV)

Suốt 3 năm qua, Nguyễn Lê Hoài Thương (sinh viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội) đã chuyển chỗ trọ năm lần vì môi trường sống, vì giá phòng tăng... nhưng nguyên nhân chính vẫn là không hài lòng với bạn chung phòng. Hoài Thương chia sẻ, cô rất mệt mỏi khi bạn cùng phòng ở bẩn, lần thì gặp bạn cùng phòng nhỏ nhen, hay bịa chuyện, lúc thì có bạn cùng phòng sống ích kỷ, chỉ biết lợi cho bản thân.

“Nhiều khi mình ngẫm kỹ lại xem liệu bản thân có khó tính quá hay không mà không thể chịu nổi với một số trường hợp bạn cùng phòng như vậy. Tuy nhiên, nghĩ đi nghĩ lại, mình vẫn muốn phát điên khi mỗi lần về phòng là thấy như một bãi rác.

Mình đâu phải ô sin mà suốt ngày cứ dọn dẹp. Hay lúc muốn tập trung học bài thì có đứa bạn nhiều chuyện, suốt ngày cứ “bà tám”, lại toàn đi nói xấu người khác, khiến mình không tập trung học bài được… Thế rồi, mình quyết định ra ở riêng một mình, dù tốn kém hơn nhưng thấy thoải mái”, Hoài Thương kể.

Theo ý kiến của một số chuyên gia, những người đến từ nhiều vùng quê khác nhau, gia cảnh, nền nếp, thói quen sinh hoạt khác nhau, lại cùng ăn, học, ngủ trong một không gian chung chỉ vỏn vẹn vài chục mét vuông thì chuyện xích mích cũng dễ hiểu. Ngay cả khi ở gia đình, thỉnh thoảng chúng ta vẫn mâu thuẫn với người thân. Tuy nhiên, chuyện nhỏ nhưng nếu không biết giải quyết sẽ có những hệ quả không hề nhỏ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và chất lượng sống của mỗi cá nhân, thậm chí là hận thù và trở mặt với nhau.

Chị Lê Hải An, cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, từng ở trọ suốt 10 năm và nay chị đã mua được nhà riêng, với sự nghiệp thành đạt tại Hà Nội, chia sẻ: “Chúng ta nên tìm hiểu kỹ càng các thông tin trước khi thuê trọ, trau dồi những kỹ năng sống để có thể bảo vệ bản thân. Trước khi quyết định ký hợp đồng thuê nhà cần tìm hiểu kỹ các thông tin: Giá phòng, giá điện nước, chi phí dịch vụ, những khoản phụ thu… để tránh những tranh chấp không đáng có.

Còn đối với những người bạn ở ghép, chúng ta nên rõ ràng thông tin. Mỗi khi có khúc mắc, mâu thuẫn cần thẳng thắn nói ra. Không có cách nào khác để gỡ bỏ hơn là trò chuyện với nhau nhưng phải luôn nhớ sự chia sẻ hay trao đổi nào cũng luôn cần thiện chí. Chỉ thực sự thiện chí và cùng chia sẻ thì mới có thể ở cùng nhau lâu dài”.

Có nên ở trọ một mình hay không? Những kinh nghiệm cần có khi ở trọ một mình?
Liệu ở trọ một mình có thật sự đáng sợ và buồn tủi như mọi người thường nói hay không?


)
*

Ưu điểm của việc ở trọ một mình

Khi mà chất lượng cuộc sống được nâng cao, đa phần mọi người đều có xu hướng ở một mình, bởi vì việcthuê trọ một mìnhsẽ có những ưu điểm cực kỳ to lớn như:

Tránh được tình trạng không hợp: mỗi người sinh ra đều có một tính cách khác nhau, người trầm ổn, người sôi động, người chín chắn, người trẻ con,...Nếu mỗi người biết nhường nhịn nhau một tí thì không sao, nhưng đa phần sẽ rơi vào trường hợp “Cơm không lành, canh không ngọt”. Bạn có thể tưởng tượng đến một số trường hợp tiêu biểu như:

Bạn đang cần yên tĩnh để làm việc - người bạn cùng phòng của bạn mở nhạc như thể sợ nhà hàng xóm không nghe được.

Bạn thích khoảng không gian riêng tư - bạn cùng phòng dẫn về nhà những người bạn mới quen và “ngự trị” luôn trong nhà của bạn.

Bạn có tính tiết kiệm, dùng mọi thứ vừa đủ là được - bạn cùng phòng thoáng và hoang phí hơn, sử dụng các đồ vật trong căn phòng một cách “bét nhè”?

Bạn sống có giờ giấc, sinh hoạt đều đặn - trong khi bạn của bạn lúc nào cũng “tuổi trẻ mà, quẩy lên”???

11h đêm là lúc bạn chuẩn bị đi ngủ, còn người bạn cùng phòng lại chuẩn bị ra đường?

Và còn n trường hợp “oái ăm” khác khi chung sống với nhau nữa, nếu như cả hai đều không nhún nhường một chút, lâu dài sẽ mang lại cảm giác mệt mỏi cho tất cả mọi người.


Vì vậy, trừ khi bạn đã thực sự hiểu rõ tính cách cũng như thói quen sinh hoạt của người bạn cùng phòng, nếu không việc ở chung quả thật là “ác mộng” với nhiều người. Chính vì lẽ đó, ở trọ một mình đang ngày càng phát triển thành xu hướng mới trong sinh viên cũng như giới trẻ hiện nay, được rất nhiều người lựa chọn.

Ở một mình, bạn không cần phải lo lắng đến sắc mặt của người khác, bạn có thể thỏa thích sống theo ý của bản thân.

Ở một mình, có những ngày bạn “điên” bất chợt, bạn có thể thỏa thích làm đủ trò con bò trong căn phòng vỏn vẹn trên dưới 10m2 mà không sợ ánh mắt “kinh hoảng” của người khác.

Ở một mình, có những thời điểm bạn lười bất chợt, chẳng muốn làm gì cả, không nấu cơm, không dọn nhà, chỉ nằm ườn trong phòng cả một ngày trời cũng không lo lắng bị càu nhàu, than phiền hay phán xét.

Nói tóm lại, ưu điểm của việc ở trọ một mình chính là bạn có thể làm tất-cả-những-điều-mình-thích mà không phải để ý đến sắc mặt người khác.

Nhược điểm của việc ở trọ một mình

Bất cứ chuyện gì cũng đều có 2 mặt của nó, và đương nhiên, ở trọ một mình cũng không hề ngoại lệ. Những khuyết điểm dễ nhận ra nhất của việc ở trọ một mình như:

Chi phí độn giá: đương nhiên, nếu như không có người “share” tiền phòng chung với bạn, bạn sẽ phải một thân một mình “gánh chịu” tất cả các khoản chi phí khi đi thuê nhà như: tiền điện, tiền nước, tiền phòng, tiền dịch vụ,...

Cảm giác buồn và tủi thân: ở trọ một mình, nghĩa là bạn phải hoàn toàn tự lo cho cuộc sống của bản thân, không có người để san sẻ việc nhà. Đặc biệt mỗi khi trái gió trở trời hoặc đau ốm, việc bạn ở nhà một mình sẽ rất nguy hiểm. Nếu như bạn là người có sức khỏe kém, thường xuyên bị bệnh vặt, chắc chắn việc thuê phòng trọ ở một mình là không dành cho bạn.

Mặc dù có những nhược điểm trên, nhưng không thể phủ nhận, trong thời gian vài năm gần đây, khảo sát cho thấy lượng sinh viên và người đi làm ở một mình có sự tăng đột biến, và đang dần trở thành xu hướng trong thời gian tới.

Vậy nếu như bạn đang có nhu cầu sống một mình thì cần phải chuẩn bị những gì? Kinh nghiệm ở trọ một mình như thế nào? Hãy cùng khám phá.


Kinh nghiệm ở trọ một mình

Để có thể tìm được căn phòng trọ hợp lý để ở một mình, bạn nên lưu ý đến những yếu tố sau đây:

Tìm hiểu kỹ thông tin trước khi thuê trọ

Việc tìm hiểu kỹ thông tin trước khi thuê trọ sẽ giúp bạn phần nào an tâm hơn về cuộc sống tương lai của mình. Đặc biệt là các bạn nữ đang có nhu cầu thuê nhà trọ ở một mình, yếu tố an ninh là quan trọng nhất mà bạn không thể bỏ qua. Thân là con gái, lại ở trọ một mình, bạn phải biết bảo vệ chính bản thân mình, “cẩn tắc vô áy náy”.

Ngoài ra, việc tìm hiểu đầy đủ các thông tin như: giá phòng, điện, nước, mạng, gửi xe, dịch vụ,...trước khi ký hợp đồng thuê nhà cũng giúp bạn tránh được những tranh chấp không cần thiết sau này.

Nên lựa chọn những căn hộ chung chủ

Một trong những kinh nghiệm ở trọ một mình dành cho các bạn gái chính là thuê những căn phòng trọ chung chủ. Mặc dù đa phần đều thích chọn một căn nhà không chung chủ để có thể thoải mái giờ giấc, cuộc sống, thích làm gì thì làm,...NHƯNG, việc con gái mà ở trọ một mình không chung chủ là vô cùng NGUY HIỂM. Vì bạn không thể nào biết được xung quanh mình sẽ xảy ra những vấn đề gì. Nếu như chẳng may khu trọ đi vắng, bạn bị những người con trai xung quanh sang trêu ghẹo thì phải làm như thế nào? Hoặc nếu không may xảy ra trộm cướp, làm sao bạn có đủ sức để chống trả (chưa kể đến việc bị thất thoát tài sản)

Việc ở nhà trọ chung chủ sẽ giúp bạn tránh được những trường hợp kể trên, bạn có thể an tâm hơn mà không phải thấp thỏm lo lắng an toàn cho bản thân. Mặc dù trở trọ chung chủ đôi khi sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu khi không thể rủ bạn bè tới thoải mái, hay đi chơi về đêm, nhưng như vậy không phải là an toàn hơn sao? Bạn sẽ không phải lo lắng hành vi của những “vị khách” mà “hàng xóm” bạn mời tới, cũng như không bị làm phiền bởi những tiếng ồn ào khi ai đó tụ tập.

Đặc biệt, đa phần các phòng trọ chung chủ đều được lắp camera hoặc nhà chủ ở ngay tầng trệt, bạn hoàn toàn không phải lo lắng về vấn đề thất thoát tài sản.

Luôn luôn khóa cửa khi ở trong phòng

Chốt cửa trọ là một trong những kỹ năng ở trọ một mình được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Một phần vừa có thể đảm bảo được sự riêng tư cần thiết, phần vừa đảm bảo được sự an toàn cho bản thân. Không hề hiếm các trường hợp “thần tặc” vô tư gõ cửa phòng trọ như người quen, hoặc tự động đột nhập vào căn nhà và nhanh chóng “cuỗm” hết những vật phẩm giá trị nhất trong căn phòng. Vì vậy, việc khóa cửa sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn. Đồng thời, khi có ai đó gõ cửa phòng bạn, bạn nên xác định được đối tượng đang gõ cửa là ai rồi mới mở cửa để tránh trường hợp “dẫn sói vào nhà” nhé.


Quan tâm đến sức khỏe của bản thân

Ở trọ một mình, có nghĩa là bạn phải tự lo cho cuộc sống của bản thân từ A tới Z. Nếu như bạn chẳng may ngã bệnh, việc tìm được một người chăm sóc là vô cùng khó khăn. Vì vậy, việc nâng cao sức khỏe của bản thân là vô cùng cần thiết. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chỉ khi nào sức khỏe của bạn được bảo đảm, bạn mới có thể tự lo cho cuộc sống của chính bản thân mình, mới có thể tự lập khi ở nhà trọ một mình. Nên tránh những hành động tự tổn hại sức khỏe của chính bản thân như: tắm đêm (vô cùng nguy hiểm, dễ xảy ra tình trạng đột quỵ), ăn uống thất thường (dễ bị đau dạ dày), thức khuya (giảm sức đề kháng trong cơ thể),....

Xem thêm: Top Màu Son Tôn Da Được Hội Chi Em Săn Lùng Nhiều Nhất Hiện Nay 2023 Đáng Mua

Như vậy, qua bài viết này, hy vọng bản thân bạn đã có thể tự trả lời câu hỏi “Có nên ở trọ một mình không?” và “giắt túi” được những kinh nghiệm ở trọ 1 mình hiệu quả nhất. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết.