Khi bỗng nhiên khạc đờm ra máu chắc hẳn nhiều người sẽ vô cùng hoang mang lo lắng thậm chí có người còn mất ăn mất ngủ. Nếu bạn cũng đang trong tình cảnh ấy, hãy tham khảo ngay những thông tin được chúng tôi chia sẻ dưới đây để biết được khạc đờm ra máu là bệnh gì.

Bạn đang xem: Đờm trong cổ họng có máu

1. Những dạng khạc đờm ra máu phổ biến

Khạc đờm ra máu là hiện tượng cơ thể phản xạ để tống chất đờm ra ngoài, chất đờm này có màu đỏ tươi hoặc hồng. Các dạng khạc đờm ra máu phổ biến gồm:

*

Khạc đờm ra máu có rất nhiều dạng khác nhau

- Khạc đờm ra máu màu đỏ tươi kèm theo bọt.

- Khạc đờm có lẫn máu tươi.

- Khạc đờm kèm theo cục máu đông kèm theo triệu chứng nóng ngực, khó thở.

- Khạc ra đờm có tia hoặc sợi máu nằm rải rác bên trong.

- Khạc ra đờm có mùi hôi, màu xanh hoặc vàng có lẫn máu.

2. Hiện tượng khạc đờm ra máu là bệnh gì?

Hiện tượng khạc đờm ra máu là bệnh gì có thể kể đến rất nhiều nguyên nhân, trong đó điển hình nhất gồm:

- Đường hô hấp trên bị tổn thương

Khi đường hô hấp trên bị tổn thương sẽ khiến cho họng bị đau rát, niêm mạc họng sưng phù và ứ máu. Nếu khạc đờm sẽ tạo ra áp lực làm cho mạch máu ở niêm mạc họng vỡ ra và dính vào đờm. Các bệnh làm cho đường hô hấp bị tổn thương chủ yếu là: viêm mũi, viêm amidan, viêm họng,...

- Nhiễm trùng

Tình trạng nhiễm trùng do các loại vi khuẩn, virus như Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus; hay nấm Aspergillus cũng có thể sinh ra triệu chứng khạc đờm ra máu.

- Tắc mạch phổi, viêm phổi, viêm phế quản

+ Tắc mạch phổi

Bệnh lý này khiến cho huyết khối bị vỡ ra và trôi nổi trong mạch máu. Cũng có những huyết khối không di chuyển và nằm sâu trong tĩnh mạch gây tắc mạch phổi. Tùy thuộc vào lượng máu không đến được phổi là bao nhiêu mà mức độ của bệnh sẽ có sự khác nhau. Người bệnh thường ho hoặc khạc đờm ra máu.

+ Viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng tổn thương tổ chức phổi ảnh hưởng đến các túi khí nhỏ gọi là phế nang. Người bệnh thường ho nhiều, ho có đờm hoặc khạc ra đờm có lẫn máu.

+ Viêm phế quản

Viêm phế quản là đường dẫn khí trong phổi bị viêm gây ra hẹp, co thắt và tắc nghẽn đường thở. Lúc này người bệnh ho có đờm, khó thở, thở khò khè, đau họng, có lẫn máu trong đờm,...

- Giãn phế quản

Giãn phế quản khiến cho phế quản và đường thở bị sưng to rồi sản xuất ra nhiều chất nhầy. Vì thế người bệnh có triệu chứng: hơi thở có mùi hôi, thở khò khè, khó thở, một số trường hợp khạc ra đờm có lẫn máu.

*

Lao phổi là một trong những bệnh lý có thể gây ra triệu chứng khạc đờm ra máu

- Lao phổi

Khạc đờm ra máu là bệnh gì cũng có thể xuất phát từ lao phổi bởi bệnh nhân mắc bệnh này thường xuyên gặp phải hiện tượng ấy kèm theo triệu chứng cân nặng giảm sút đột ngột, đổ mồ hôi trộm vào đêm, mệt mỏi, sốt về chiều,...

- Tắc nghẽn phổi mạn tính

Đây là bệnh lý làm tổn thương mạch máu, nhu mô phổi và đường thở nên tất yếu người bệnh sẽ bị khạc đờm ra máu, khó thở, có mủ trong đờm,...

- Ung thư phổi

Người bị ung thư phổi ngoài việc khạc ra đờm có máu còn thường có các triệu chứng như: đau ngực, thở khò khè, mệt mỏi, chán ăn,...

3. Tính chất nguy hiểm và phương pháp xác định nguyên nhân khạc đờm ra máu

3.1. Tính chất nguy hiểm của triệu chứng khạc đờm ra máu

Từ những bệnh lý là nguyên nhân gây ra triệu chứng khạc đờm ra máu là bệnh gì trên đây có thể thấy được tính chất nguy hiểm của hiện tượng này. Về cơ bản, nó không chỉ là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý bên trong cơ thể đang ngày càng trở nên nghiêm trọng mà còn phản ánh tình trạng sức khỏe của con người. Đây là triệu chứng có thể xảy ra với bất kỳ độ tuổi và giới tính nào nên tuyệt đối không được phép chủ quan.

3.2. Phương pháp xác định nguyên nhân

- Dựa vào đặc điểm của đờm và máu:

+ Đờm có mủ kèm theo tia máu hoặc sợi máu: phù phổi cấp, ung thư vòm họng, ung thư khí quản, lao phổi, giãn khí phế quản, viêm họng.

+ Đờm màu đen: tắc nghẽn phổi.

+ Đờm có mủ nhầy, màu vàng kèm máu: viêm khí quản, viêm phổi.

+ Đờm trong suốt, sủi bọt, dạng nước, có máu tươi: giãn nhánh khí quản.

+ Đờm trong suốt hoặc trắng nhạt, sủi bọt, dính, máu tươi: viêm khí quản mạn, viêm phổi giai đoạn đầu.

*

Thăm khám bác sĩ, thực hiện kiểm tra là cách để tìm ra và điều trị hiệu quả bệnh lý sinh ra hiện tượng khạc ra đờm có máu

- Thăm khám bác sĩ và làm kiểm tra chẩn đoán

Nếu chỉ dựa vào đặc điểm của đờm và máu như đã nói ở trên thì sẽ không thể tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra triệu chứng khạc đờm ra máu. Vì thế, thăm khám bác sĩ, mô tả những triệu chứng mà mình đang gặp phải và thực hiện những kiểm tra mà bác sĩ yêu cầu như: xét nghiệm máu, nội soi tai mũi họng, chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính mới là việc làm cần thiết.

Người bệnh nên gặp bác sĩ khi khạc đờm có máu kèm theo những triệu chứng sau:

+ Đau đầu với mức độ tăng dần từ nửa bên này sang nửa bên khác.

+ Ù tai, thính giác suy giảm.

+ Ngạt mũi kéo dài kèm theo chảy mủ và máu.

+ Góc hàm nổi hạch, ban đầu hạch thường nhỏ và rắn sau đó tăng dần về kích thước và kém di động.

3.3. Một số biện pháp hỗ trợ bệnh thuyên giảm

Sau khi việc thăm khám và thực hiện kiểm tra theo yêu cầu của bác sĩ đã giúp tìm ra nguyên nhân khạc đờm ra máu là bệnh gì và có phác đồ điều trị, ngoài việc thực hiện theo đúng phác đồ khác, bệnh nhân cũng cần:

- Uống nhiều nước để hạn chế đờm tích trong cổ họng, giúp cổ họng không bị khô rát.

- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung những thực phẩm tốt như: cháo ngó sen, cháo huyết mạch, trái cây tươi,... và tránh xa những thực phẩm dễ gây kích ứng vòm họng như: đồ ăn cay nóng, thịt gà, hải sản,...

- Hạn chế hoặc tốt nhất là ngưng dùng chất kích thích như bia rượu, thuốc lá,... bởi chúng dễ làm trầm trọng hơn hiện tượng khạc đờm ra máu.

- Tránh các tác nhân khiến bệnh trầm trọng hơn có trong sơn, chất tẩy rửa,...

Từ những giải thích khạc đờm ra máu là bệnh gì trên đây có thể thấy đây là hiện tượng liên quan đến nhiều bệnh lý và tính chất khạc đờm ra máu của mỗi người không giống nhau nên lời khuyên chúng tôi dành cho bạn là khi gặp phải hiện tượng này hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Đây là biện pháp duy nhất giúp bạn tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Nếu cần tới sự can thiệp y khoa bạn có thể tin tưởng gọi tới tổng đài 1900 56 56 56, tại đây, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC bằng những kiến thức vững vàng sẽ giúp bạn có được giải pháp tối ưu cho sức khỏe.

Viêm họng đờm có máu là một bệnh nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà cả tâm lý người bệnh. Nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.


Mục lục

Viêm họng khạc đờm ra máu cảnh báo bệnh gì?
Nguyên nhân gây ra viêm họng khạc đờm có máu
Cần làm gì khi bị viêm họng khạc đờm ra máu?

Tìm hiểu về viêm họng khạc đờm ra máu

Viêm họng là một dạng viêm do nhiễm trùng họng gây ra cảm giác đau, khó chịu vùng hầu họng. Thông thường, viêm họng có thể tự khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày phát bệnh và không để lại di chứng nặng nề.

Trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh nguy hiểm hơn bởi viêm họng kèm theo đờm có máu. Người bệnh khạc ra đờm có máu khi gắng sức ho hoặc ngay cả khi không gắng sức.

*
Vòm họng xung huyết nặng nề và dễ chảy máu khi ho.

Viêm họng có đờm ra máu gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cả chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Bệnh xuất hiện kèm theo nhiều triệu chứng phức tạp như:

Đau rát cổ họng. Đau xuất hiện khi nuốt, nói chuyện hoặc khi không làm gì.Đau nhiều hơn khi ăn đồ khô, cay nóng…Người bệnh có thể sốt cao, đau đầu, ớn lạnh, ù tai, cơ thể mệt mỏi.Có thể ho khan, ho đờm. Đau họng khi ho, ho nhiều vào ban đêm và khi thay đổi thời tiết, đặc biệt là khi trời lạnh.Giọng khàn, trường hợp nặng có thể mất tiếng.Quan sát thấy phù nề, xung huyết và sưng đỏ niêm mạc hầu họng.Hạch bạch huyết hai bên cổ họng sưng to.Đờm nhiều trong họng, dịch đặc sệt, khạc đờm có lẫn máu. Màu sắc máu tuỳ vào tình trạng bệnh và lượng máu trong đờm.Dễ bị nôn trớ khi ăn, khó nuốt.

Tuỳ vào nguyên nhân và thời gian mắc bệnh mà các biểu hiện của viêm họng đờm có máu có thể khác nhau. Đây cũng là dấu hiệu liên quan tới nhiều bệnh lý phức tạp khác do đó cần được phát hiện và điều trị kịp thời.


Viêm họng đờm ra máu càng kéo dài nguy cơ mắc các biến chứng càng tăng, theo đó quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn, bệnh khó hồi phục.

Viêm họng khạc đờm ra máu cảnh báo bệnh gì?

Viêm họng thông thường có thể tự khỏi sau một thời gian khiến nhiều người chủ quan với sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng viêm họng đờm có máu không chỉ là một dạng bệnh viêm đường hô hấp đơn giản mà nó còn là căn nguyên của nhiều bệnh lý khác.

Khi bị viêm họng đờm có máu, người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh như:

Bệnh phế quản

➤ Viêm phế quản

Phế quản là một ống dẫn khí nằm trong đường hô hấp dưới của cơ thể. Viêm phế quản do nhiều nguyên nhân gây ra làm đường dẫn khí bị hẹp, tắc nghẽn gây co thắt, tổn thương mạch máu.

*
Viêm họng đờm có máu kéo dài nguy cơ gây viêm phế quản mãn tính.

Theo đó, người bệnh có các biểu hiện:

Ho có đờm, đôi khi lẫn máu trong đờm.Khó thở, thở khò khè.Đau họng.

➤ Giãn phế quản

Giãn phế quản là sự giãn thường xuyên không hồi phục các phế quản do viêm, nhiễm trùng mạn tính. Bệnh là biến chứng của các rối loạn khác nhau gây ảnh hưởng tới đường hô hấp.

Giãn phế quản kèm theo triệu chứng rõ rệt nhất là ho khạc ra máu. Lượng máu trong đờm thường ít (khoảng 2 – 3 ml) song ho ra máu lặp lại trong nhiều ngày.

Trong trường hợp nặng, ho khạc ra lượng máu lớn (trên 100ml), người bệnh có nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Lao phổi

Lao phổi gây ra bởi vi khuẩn lao, trực khuẩn kháng cồn kháng acid thuộc họ Mycobacteriaceae. Loại vi khuẩn này gây ra bệnh lao, một dạng bệnh truyền nhiễm có nguy cơ tử vong cao nhất thế giới.

*
Vi khuẩn lao thường gây tổn thương ở thuỳ đỉnh và thuỳ trên của phổi do có nhiều oxy.

Loại vi khuẩn này thích nghi hơn ở những nơi giàu oxy, theo đó tổn thương tại phổi là nặng nề nhất.

Khi bị lao phổi, bệnh nhân lao phổi cũng ho ra máu do vi khuẩn làm tổn thương các mạch máu. Tuỳ vào mức độ tổn thương mà tính chất ho khác nhau: ho ra máu rỉ sét và ho ra máu sét đánh.

Ngoài ra, người bệnh cũng có kèm theo những tổn thương khác như nhiễm độc lao gây mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, đau ngực kèm theo khó thở.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp (RTI) là dạng bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn, virus gây bệnh ở đường hô hấp gây nên. Nhiễm trùng thường gặp ở xoang, cổ họng, đường hô hấp hoặc phổi.

*
Tổn thương hầu họng kéo dài do viêm họng gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Bệnh này dễ lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp hoặc qua không khí. Người bị nhiễm trùng đường hô hấp thường có các biểu hiện:

Sốt, mệt mỏi, đau cơ.Ho khạc đờm có máu, cơn ho hay xuất hiện vào buổi sáng.Đau ngực khi ho.

Các bệnh ung thư

Ung thư là một nhóm các bệnh gây ra do sự sự thay đổi về sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào. Các tế bào do nhiều nguyên nhân khác nhau (đột biến gen, chất phóng xạ, hoá chất…) bị tăng sinh bất thường, không kiểm soát tạo thành các khối u. Lâu dần, tế bào ác tính này sẽ xâm lấn, chèn áp các tế bào lành, phá huỷ các cơ quan của cơ thể.

*
Ung thư phổi gần như không có biểu hiện ở giai đoạn đầu.

Ung thư hô hấp xảy ra khi các khối u xuất hiện tại đường hô hấp, nhóm bệnh này gồm nhiều bệnh nguy hiểm như:

Ung thư vòm họng: Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính do sự tăng sinh bất thường của các tế bào vùng vòm họng. Bệnh có nguyên nhân, triệu chứng và tiên lượng khác nhau theo vị trí và giai đoạn phát triển của khối u ác tính.Ung thư thanh quản: Giống như ung thư vòm họng, đây là dạng bệnh xảy ra do sự phát triển của các khối u ác tính tại các vị trí khác nhau của thanh quản mà chủ yếu là ở tế bào vảy.Ung thư phế quản: Được xem là căn bệnh ung thư phổ biến thứ hai thế giới, ung thư phế quản còn được biết đến với tên gọi ung thư phế quản – phổi. Đây là một dạng ung thư khó chữa với khả năng phát hiện và chẩn đoán bệnh ở giai đoạn đầu gặp nhiều tốn kém, khó khăn.Ung thư phổi: Ở Việt Nam, ung thư phổi được xếp vào loại bệnh ung thư phổ biến nhất với số ca mắc và tỷ lệ tử vong ngày càng tăng cao. Tình trạng bệnh thường diễn ra âm thầm và khởi phát rầm rộ vào giai đoạn cuối gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.

Có thể thấy, viêm họng đờm có máu rất nguy hiểm. Đây không chỉ là bệnh lý thông thường mà còn cảnh báo những ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng người bệnh.


Lời khuyên cho mọi người hãy đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát và phát hiện kịp thời những bất thường của cơ thể, từ đó có cách xử lý, khắc phục thích hợp.

Nguyên nhân gây ra viêm họng khạc đờm có máu

Các nghiên cứu cho thấy viêm họng khạc ra đờm có máu được gây ra bởi những nguyên nhân sau:

Virus, vi khuẩn gây bệnh

Niêm mạc hầu họng rất nhạy cảm do đó dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus thông thường. Chúng xâm nhập và phát triển trên niêm mạc hô hấp gây nhiễm trùng đồng thời kích hoạt các phản ứng viêm của cơ thể.

*
Virus có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh.

Theo đó, người bệnh cảm thấy vùng họng bị đau rát, tổn thương, mạch máu bị ảnh hưởng gây vỡ mạch, ho đờm ra máu… Một số loại virus, vi khuẩn gây viêm họng thường gặp là vi khuẩn streptococcus, virus cúm, virus corona, virus adeno…

☛ Tìm hiểu đầy đủ: Bệnh viêm họng do vi khuẩn

Tổn thương amidan

Amidan nằm hai bên thành họng gồm tập hợp các tế bào lympho T. Đây là một phần của hệ thống bạch huyết đảm nhận vai trò là hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể. Hai dạng tổn thương amidan gây viêm họng đờm có máu thường gặp là:

Viêm amidan: Xảy ra do sự tấn công ồ ạt của các tác nhân gây hại khiến amidan bị tổn thương. Ngoài gây tổn thương amidan, sự tấn công cũng làm hại các tế bào, mạch máu lân cận gây viêm họng đờm có máu.Áp xe quanh amidan: Xảy ra do viêm amidan kéo dài khiến amidan tổn thương không hồi phục gây xơ hoá, áp xe, hoại tử vùng miệng họng. Khi đó, người bệnh không chỉ bị viêm họng đờm có máu mà còn đối diện với nguy cơ mắc các biến chứng khác nguy hiểm tới tính mạng.

Suy giảm miễn dịch

Hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh có cơ hội xâm nhập, trong đó gây bệnh đường hô hấp là phổ biến và nhanh chóng hơn cả.

*
Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa yếu tố lạ xâm nhập gây hại cơ thể.

Ngoài ra, suy giảm miễn dịch cũng làm giảm khả năng chống chịu, giảm các hoạt động sinh lý của cơ thể. Theo đó, người mắc bệnh thường có triệu chứng nặng nề và khó hồi phục hơn.

Lao, HIV… là những bệnh gây suy giảm miễn dịch hay gặp.

Bệnh hệ thống

Bệnh hệ thống là dạng bệnh viêm mạn tính có biểu hiện ở nhiều cơ quan xảy ra do các phản ứng tự miễn của cơ thể. Bệnh có triệu chứng rầm rộ, khởi phát đột ngột.

Trong trường hợp có biểu hiện tại đường hô hấp, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau rát họng, đau ngực và ho đờm có máu với số lượng lớn.

Không chỉ thế, tắc tĩnh mạch phổi, phù phổi… cũng là một trong những yếu tố gây xuất huyết hô hấp khiến người bệnh viêm họng ho ra đờm có máu. Ngoài ra, có nhiều yếu tố nguy cơ khiến con người có khả năng cao mắc bệnh, trong đó phải kể đến:

Hút thuốc lá thường xuyên. Các nghiên cứu cho thấy tới 90% bệnh nhân mắc ung thư phổi là do hút thuốc lá.Uống rượu bia nhiều và thường xuyên.Dị ứng.

Viêm họng đờm có máu có nguy hiểm không?

Không giống như viêm họng bình thường, viêm họng đờm có máu được đánh giá là một bệnh lý nguy hiểm. Bệnh không có khả năng tự khỏi đồng thời gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý, sức khỏe và sinh hoạt người bệnh.

*
Nhiễm trùng máu là b
Iến chứng nguy hiểm của viêm họng đờm có máu.

Viêm họng đờm có máu cũng cảnh báo nhiều khả năng mắc các bệnh nghiêm trọng. Khi không được điều trị kịp thời, viêm họng đờm có máu còn kèm theo các biến chứng như:

Nhiễm khuẩn huyết.Mất tiếng vĩnh viễn.Hoại tử miệng họng.Các bệnh ung thư đường hô hấp.
Đừng chủ quan với sức khỏe của mình. Thăm khám bác sĩ ngay khi có sự bất thường của cơ thể giúp bạn tầm soát nguyên nhân và bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.

Cần làm gì khi bị viêm họng khạc đờm ra máu?

Viêm họng khạc đờm ra máu có các giai đoạn tiến triển khác nhau. Khi phát hiện đờm có máu, người bệnh sẽ cảm thấy hoang mang, lo lắng, sợ hãi. Hội hô hấp Việt Nam khuyến cáo bệnh nhân cần ổn định tâm lý và thực hiện một số điều dưới đây khi nhận thấy tình trạng trên:

Xử lý các triệu chứng

Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có cục máu đông nhỏ tại đường hô hấp. Các bác sĩ sẽ loại bỏ chúng bằng phương pháp nội soi phế quản.

Khi tổn thương ở mạch máu lớn, lượng máu tiết ra nhiều, bệnh nhân có thể được chỉ định đóng tắt mạch máu bằng tiểu phẫu chụp động mạch phế quản, thuyên tắc mạch.

*
Thuyên tắc phổi áp dụng khi lượng máu xuất huyết nhiều gây tắc mạch phổi.

Ngoài ra, do mất máu với số lượng lớn, bệnh nhân cũng cần được bù lại lượng máu đã mất để tránh sốc do giảm thể tích tuần hoàn. Truyền máu là giải pháp được cân nhắc trong tình huống này.

Nếu người bị mắc loại bệnh bị chảy máu nhiều, sẽ áp dụng cách truyền máu để an toàn lượng máu đầy đủ trong cơ thể.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Chế độ ăn cần thiết cho người viêm họng đờm có máu là đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng để hồi phục tổn thương, tăng sức đề kháng. Những đồ ăn đòi hỏi phải mềm, dễ nuốt tránh gây kích ứng niêm mạc hầu họng.

Hoa quả, mật ong, cháo… được khuyến cáo sử dụng cho người bệnh.

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Hoạt động thể lực quá mức đòi hỏi nhiều năng lượng và oxy tới các mô, cơ quan của cơ thể. Theo đó, tần số hô hấp tăng lên.

*
Không nên vận động gắng sức khi xuất hiện ho khạc đờm có máu.

Trong trường hợp bệnh lý, viêm họng đờm có máu kèm theo khó thở, gây giảm tần số hô hấp. Cơ thể không được cung cấp năng lượng, oxy theo nhu cầu khiến càng thêm mệt mỏi, suy nhược.

Do đó, nghỉ ngơi và tránh lao lực là điều cần thiết cho bệnh nhân viêm họng ho đờm có máu.

Vệ sinh họng sạch sẽ

Sát khuẩn họng thường xuyên giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp. Từ đó, niêm mạc miệng họng được làm sạch, hạn chế viêm nhiễm, tổn thương mạch máu gây lẫn máu trong đờm.

Người bệnh có thể vệ sinh họng bằng nước muối sinh lý hay các dung dịch súc họng, xịt họng. Thêm vào đó, các tinh dầu bạc hà, cam, bạch đàn… cũng giúp ích rất nhiều trong sát khuẩn họng người bệnh.

Khi viêm họng đờm có máu kéo dài không dứt, điều cần thiết là đi khám tại các cơ sở uy tín. Những xét nghiệm cơ bản sẽ giúp phát hiện ra nguyên nhân và xác định được tình trạng bệnh. Qua đó, các chuyên gia mới có cách xử lý, điều trị đúng đắn và kịp thời.

☛ Tham khảo thêm tại: Bị viêm họng nên làm gì?

Phòng ngừa viêm họng đờm có máu

Viêm họng đờm có máu đòi hỏi chế độ dinh dưỡng, điều trị phức tạp. Bệnh cũng cản trở cuộc sống người bệnh do vậy phòng ngừa bệnh luôn được ưu tiên hơn cả.

Tuân thủ những nguyên tắc dưới đây giúp phòng ngừa nguy cơ mắc viêm họng đờm có máu:

*
Đeo khẩu trang khi tới nơi ô nhiễm giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của tác nhân môi trường.Vệ sinh mũi họng thường xuyên.Đeo khẩu trang khi tới nơi nhiều khói bụi, ô nhiễm không khí.Không tiếp xúc với người bệnh, nguồn lây.Hạn chế uống đồ lạnh thường xuyên, không uống rượu, bia và các đồ uống chứa cồn khác.Hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ.Duy trì tháp dinh dưỡng khoa học kết hợp với tập luyện thể lực, nghỉ ngơi hợp lý.Khám sức khỏe định kỳ tối đa 6 tháng/lần, gặp bác sĩ ngay khi có những thay đổi bất thường trong sức khỏe.

Xịt họng AFree – Giải pháp hỗ trợ giảm ho, sưng viêm, đau rát họng

Bên cạnh những cách phòng ngừa, điều trị tại nhà, xịt họng là giải pháp cứu cánh cho tình trạng viêm họng, đau rát họng. Xịt họng AFree là sản phẩm xịt họng phổ biến hiện nay, thích hợp cho cả bệnh nhân viêm họng đờm có máu.

*
AFree giúp cải thiện tình trạng viêm họng đờm có máu hiệu quả.

Xịt họng AFree ra đời dựa trên sáng chế ứng dụng của Kẽm (nghiên cứu bởi công ty Invenmed – Hoa Kỳ). Sản phẩm với thành phần chính là Zn
I2, Dimethyl sulfoxide (DMSO), Tartrazine… đem lại công dụng:

Diệt virus, kháng viêm, kháng khuẩn phổ rộng.Ngăn ngừa oxy hóa tại họng, góp phần điều trị nhiễm trùng đường hô hấp.Giảm sưng, đau rát họng, hạn chế ho từ đó phòng ngừa xuất hiện máu trong đờm.

Trong đó, DMSO có trong AFree làm tăng khả năng thẩm thấu của dược chất, do đó tác dụng mang lại nhanh hơn. Chỉ sau vài phút sau xịt họng, người bệnh cảm nhận rõ rệt cảm giác cơn đau rát dịu đi, niêm mạc thoải mái, thư giãn.

Xịt họng AFree cũng được sử như một nước súc họng bằng cách pha loãng với nước. Tiến hành súc họng thường xuyên bằng AFree còn góp phần làm sạch miệng họng, duy trì hơi thở thơm mát. Sản phẩm được FDA phê duyệt, không có tác dụng phụ và dùng được cho nhiều lứa tuổi. Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để thấy tình trạng viêm họng đờm có máu được cải thiện.

Xem thêm: Bài văn khấn thần linh thổ địa hàng ngày rằm, mồng 1 hàng tháng

Bài viết trên đây cung cấp thông tin về bệnh viêm họng đờm có máu. Hy vọng rằng qua bài viết này, người đọc hiểu rõ hơn và có biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của mình.

Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng