Cuốn sách Tiếng vọng đèo Khau Chỉa (NXB Phụ nữ Việt Nam và Nhã Nam phối hợp phát hành) của tác giả Nguyễn Thái Long vừa ra mắt như lời hồi đáp cảm động trước các cựu chiến binh, bạn đọc và lịch sử.

Bạn đang xem: Hồi ký chiến tranh biên giới phía bắc

Tác Nguyễn Thái Long - nguyên Giám đốc bệnh viện Tâm thần tỉnh Bắc Giang.

Tại buổi ra mắt sách, tác giả Nguyễn Thế Long chia sẻ, hơn 40 năm qua, những ký ức chiến tranh không thể nào quên. Nó trở về, bám rễ, hằn sâu trong tâm trí những người lính cầm súng bảo vệ biên cương phía Bắc, trong đó có ông.

“Tôi không phải là nhà văn, nhà báo, nên cuốn sách viết ra thật khó khăn và phải viết đi, viết lại. Nhưng nếu không viết ra, tôi như mắc nợ anh em, đồng đội, mắc nợ nhân dân Cao Bằng đã sát cánh cùng chúng tôi chiến đấu và có lỗi với con cháu khi không biết gì về Khau Chỉa, Tà Lùng, Vị Xuyên - nơi mấy chục năm trước đã thấm đẫm máu đào những người chiến sĩ biên cương, những người lính Trung đoàn 567”, ông Long chia sẻ.

Tiếng vọng đèo Khau Chỉa có những trang viết ghi ngày tháng chính xác, các địa danh cũng được giữ nguyên. Ông Long nói: "Tôi không có nhật ký nào hết, tất cả là nhật ký trong đầu. Những sự kiện đó không thể nào quên được. Đây không phải câu chuyện trong nhật ký mà diễn ra trong hồi ức của mình, trong đầu mình, trong trái tim mình".

Trong tác phẩm, ông chia sẻ về những ngày chiến đấu với hình ảnh bố Hoan tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 vẩy những phát súng ngắn, chỉ huy chặn đánh kịp thời đoàn xe tăng địch, cũng có hình ảnh pháo thủ Hồ Tuấn đạp cò khẩu 14 ly 5 đến đỏ rực nòng súng khiến địch lăn lông lốc, ôm đầu máu tháo chạy.

Những trận mai phục tài tình khiến địch hoảng hồn khiếp vía, những chiến thuật đánh trả mưu trí gây thiệt hại lớn cho địch, và cả những cuộc hành hình, sát hại tàn bạo mà kẻ địch gây ra với bộ đội và nhân dân ta.

Những nhân vật trong cuốn sách, người đã mất, người còn sống nhưng điều quan trọng là tác giả nhắc đến họ không đơn giản vì có liên quan đến các sự kiện lịch sử mà hơn thế, tác giả muốn nhìn thấy ở họ một biểu tượng bất khuất của tinh thần yêu nước.

Cuốn sách không chỉ đem đến cho mình những ký ức cảm động, mà còn cung cấp những tư liệu lịch sử đặc sắc và độc đáo.

Có mặt tại buổi ra mắt cuốn sách, thiếu tướng Lê Văn Cương bày tỏ cuốn sách là tài liệu vô giá để 100 hay 1.000 năm sau, thế hệ trẻ hiểu được cha ông họ đã chiến đấu như thế nào để bảo vệ tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Bởi theo ông Cương, nói về cuộc chiến tranh biên giới, người dân hầu hết mới chỉ tiếp cận các bản tổng kết đề cập đến những vấn đề chung như bối cảnh, lý do dẫn đến chiến tranh xâm lược; các chiến lược, sách lược; đường lối lãnh đạo; các bài học rút ra…

Đó là những tri thức lịch sử đáng quý, nhưng hạn chế là ở chỗ thế hệ sau sẽ không hoặc rất khó cảm nhận được cụ thể “độ nóng” của cuộc chiến, không hiểu được cha ông họ đã vượt qua những đau thương tận cùng ra sao để đi đến chiến thắng. Thậm chí, cuộc chiến tranh này còn được nhắc đến hết sức sơ lược trong các sách giáo khoa, giáo trình và một số công trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam.

Thiếu tướng Lê Văn Cương trăn trở: “Như thế thử hỏi thế hệ sau làm sao hiểu được cha ông họ đã sống, chiến đấu như thế nào để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc?”.

Nguyễn Thái Long sinh năm 1955, quê tại phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang. Năm 1972, ông nhập ngũ rồi học y sĩ trong quân đội. Năm 1975, ông ra trường, được điều về Trung đoàn 567.

Năm 1976, ông cùng đơn vị được điều lên Cao Bằng làm kinh tế và tham gia chiến đấu trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc năm 1979. Năm 1987, ông chuyển ngành làm bác sĩ chuyên ngành Tâm thần, sau làm Giám đốc bệnh viện Tâm thần tỉnh Bắc Giang. Ông nghỉ hưu năm 2015.

(Ngày Nay) -Kết thúc cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 - 1989, những người lính trở về với cuộc sống thường nhật. Đau thương đã nguôi ngoai nhưng những ký ức về lịch sử vẫn còn vang vọng, khắc khoải đến hôm nay.

Năm 2012, người sĩ quan quân y Nguyễn Thái Long một mình tìm về trận địa năm xưa - cửa khẩu Tà Lùng (thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng). Chạm tay lên cột mốc cửa khẩu Tà Lùng, ký ức về trận chiến biên giới phía Bắc năm 1979 vẫn rõ nét trong tâm trí của ông.

Ngày đó, ông là y sĩ của tiểu đoàn 1, trung đoàn 567, là đơn vị chốt ở tuyến đầu của cửa khẩu Tà Lùng trực tiếp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. “Lúc đó, tôi nghĩ đơn giản là mình không thể quên những năm tháng chiến đấu cùng anh em đồng đội ở chiến trường này”, ông Nguyễn Thái Long chia sẻ.

Chân dung ông Nguyễn Thái Long

Ông Nguyễn Thái Long bên cạnh đồng đội

Đây không hẳn là hồi ký của riêng ông Nguyễn Thái Long mà còn là hồi ký của cả anh em, đồng đội năm ấy. Ông bộc bạch: “Chúng tôi không phải một nhà văn hay nhà báo, cũng không có kĩ thuật trong việc viết lách, nhưng chúng tôi cùng nhau viết quyển hồi ký này bằng cả trái tim, tình cảm của mình. Bất kể một người lính, người cựu chiến binh nào của trung đoàn 567 khi được hỏi cũng có thể kể về trận chiến đấu của mình năm xưa, nó giống như một mạch nước ngầm chực chờ tuôn trào khi được chạm vào”.

Cuốn sách phát hành tới độc giả như một tác phẩm tổng hợp ký ức của tập thể anh em cựu chiến binh của trung đoàn 567, đồng thời cũng là sợi dây kết nối tâm tư giữa ông và những người đồng đội cũ.

Vật lộn với những đêm trắng nối dài

“Có bao nhiêu đồng đội xưa không ngủ được đêm nay?

Đêm của bốn mươi năm về trước

Súng giương lê giữ chốt biên thùy.

Bàn tay vuốt mắt cho người bạn hy sinh

Đạn pháo thù từ bên kia biên giới

Xé nát ngực bạn rồi

Gói thi thể bạn trong tấm chắn cũ mỏng

Chôn bạn dưới chân đồi Cốc Khau bên chốt Tà Lùng

....”

( Đêm trắng 17 tháng 12 – Nguyễn Thái Long)

“Đêm trắng 17 tháng 12” và nhiều đêm trắng như thế là nỗi niềm đau đáu của những người lính chiến đấu khi trở về cuộc sống đời thường bình yên nhưng không lặng lẽ, là “Tiếng vọng” trong Tiếng vọng đèo Khau Chỉa.

Trải qua bao nhiêu ngày đêm dưới những làn mưa đạn để cứu chữa cho đồng đội, những ký ức chiến tranh trong ông không thể nào quên. Sự ra đi của từng người bạn hiện hữu, bám rễ hằn sâu trong tâm khảm sĩ quan quân y Nguyễn Thái Long cũng như những người lính cầm súng bảo vệ biên cương phía Bắc của Tổ quốc ngày ấy. Nó khiến họ nhiều đêm thức trắng.


“Trong trận Khau Chỉa có một câu chuyện cứ ám ảnh tôi mãi. Một số anh em trong trận chiến đồi 244 và cao điểm 300 Khau Chỉa luôn mang bên mình một bình tông rượu ngô, vừa bắn vừa thỉnh thoảng làm một ngụm.

Khát ư? Không hẳn. Uống thay nước ư? Đúng một phần. Uống để hăng lên ư? Cũng đúng. Uống để trấn an tinh thần xua đi nổi sợ ư? Đúng. Uống để sẵn sàng đánh chết bỏ ư? Càng đúng.

Giặc bốn bề đông nghịt, hầm hào đổ sập, pháo bắn nát trận địa, đạn sắp cạn, không có quân tiếp viện, cầm chắc cái chết trong tay, uống cạn bi đông rượu rồi cầm AK đứng lên quạt những viên đạn cuối cùng vào đám giặc, chết cũng cam lòng...” - Ông viết trong khắc khoải.

Sau chiến tranh, năm 1978, “người sĩ quan quân y” chuyển ngành làm bác sĩ tại Sở Y tế Bắc Giang, chuyên ngành tâm thần. Dường như lúc đó ai cũng tránh né chuyên ngành đặc biệt này.“Chỉ có anh em bộ đội xuất ngũ, chuyển ngành mới về bệnh viện tâm thần thôi. Nhưng cũng từ khi làm ở bệnh viện tâm thần tôi mới nhận thấy một điều, nhiều người lính chúng tôi không thể thoát khỏi những ký ức tồi tệ, mà y học hiện đại gọi là “ Hội chứng chiến tranh”. Điều đó cũng thúc đẩy tôi tìm hiểu về nó” , ông chia sẻ.

Và đó cũng là điều mà cho đến ngày nay, những tài liệu tổng kết hay ghi nhận về sự kiện lịch sử này, dù là những tri thức rất đáng quý nhưng cũng khó thể hiện được hết “độ nóng" của cuộc chiến đấu. Không thể nào chuyển tải được tận cùng những đau thương, gian khổ mà cha ông ta đã và vẫn đang phải trải qua dù trong thời bình. Khuất mình lặng lẽ sau bình yên là những cơn sóng ngầm vẫn hằng đêm cuộn trào trong tâm trí người lính biên thuỳ năm xưa.

Khi Tiếng vọng đèo Khau Chỉa được hoàn thành, ông Long thấy nhẹ lòng hơn vì trút được nhiều tâm sự.

Những người chiến sĩ “thầm lặng”

Bên cạnh những chiến sĩ, anh hùng hữu danh được ghi công và tôn vinh, vẫn còn đó những người chiến sĩ không được nhắc tên, là những người may mắn nguyên vẹn khi trở về với vòng tay của đồng đội, của gia đình. Ngày đó, họ chỉ biết chiến đấu xả thân, sẵn sàng hi sinh giữ chốt biên cương. Họ không màng tới những tấm huân chương bởi vì đối với gia đình họ, họ đã là anh hùng.

Mình chiến đấu vì danh dự, mà danh dự thì vô giá, huân chương nào cũng không đổi được” là điều mà cựu binh Đào Dự luôn nói với bản thân và đồng đội của mình. Họ “chiến đấu vì danh dự”, danh dự của những người lính cầm súng bảo vệ Tổ quốc. “Chiến đấu vì danh dự” là lời được nói ra bởi một người lính Trung đoàn 567, một người lính vô danh nói thay cho hàng ngàn liệt sĩ và cả triệu người lính Việt Nam khác.

Ông Nguyễn Thái Long bên cạnh đồng đội

Những người chiến sĩ một thời ăn đói mặc rét, lao động, đập đá làm đường tóe máu tay ở Trùng Khánh (Cao Bằng) năm xưa, một thời chiến đấu vào sinh ra tử ở Khau Chỉa, Tà Lùng, cái thời không bao giờ có thể quên được. Họ sống một cuộc đời yên bình thầm lặng, không cần ai biết đến ngoài những người đồng đội cũ, những người đồng bào cùng chiến đấu năm ấy.

Những ký ức chiến tranh không bao giờ quên vì đấy là máu thịt của họ, của những người đồng đội đã nằm xuống. “Huân chương nào bằng huân chương trong lòng dân. Trong lòng dân, lịch sử sẽ trường tồn", ông Nguyễn Thái Long viết.

“Chúng tôi yêu hòa bình hơn tất cả”

Chiến tranh biên giới phía Bắc đã lùi xa. 44 năm về trước, mồ hôi, xương máu của hàng vạn người lính, của nhân dân vùng biên giới đã đổ xuống, hoà quyện trên mảnh đất Khau Chỉa và nhiều chiến trường khác nữa để có được Việt Nam ngày nay lớn mạnh, hùng cường.

Xem thêm: Top 18+ Cách Làm Sữa Hạt Cho Bé 1 Tuổi Tốt Nhất Hiện Nay, Các Loại Sữa Hạt Giúp Bé Tăng Cân

“Chúng tôi cầm súng bắn kẻ xâm lược. Đó là một hiện thực rõ ràng xuất phát từ ý chí chiến đấu lành mạnh để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biên cương của đất nước mình. Nhưng sự thật là chúng tôi rất yêu hòa bình, chúng tôi yêu hòa bình hơn tất cả, chúng tôi chứng kiến đồng đội ngã xuống,... Chúng tôi biết giá trị của hòa bình hôm nay có được bằng máu xương của chúng tôi, của những người lính. Tôi mong muốn hòa bình này được giữ lại và phát triển mãi, mong muốn nhân dân hai nước chung sống hòa bình - hữu nghị. Đừng để xảy ra chiến tranh nữa!”, ông Nguyễn Thái Long bày tỏ.

*
Ông Nguyễn Thái Long bên cạnh đồng đội

Hơn ai hết những người lính đã đi qua chiến tranh không bao giờ mong muốn chiến tranh trở lại trên mảnh đất Khau Chỉa, Tà Lùng, không muốn thế hệ con cháu một lần nữa phải cầm súng ra trận.

Dù sao lịch sử vẫn mãi là lịch sử, “là tiếng vọng của quá khứ trong tương lai”. Hòa bình và hữu nghị là việc của ngày hôm nay, nhìn lại cuộc chiến tranh đó cũng như để nhắc cho ngày nay, ngày mai đừng bao giờ xảy ra chiến tranh.