CÁCH SẮP XẾP SÁCH TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌCNếu bạnđang định làm việc tình nguyện hoặc xin việc ở thư viện, bạn sẽ cần biết cách sắp xếp sách trong thư viện trường học. Tất cả các cuốn sách trong tất cả các thư viện đềuđược xếp theo Hệ thống Thập phân Dewey (Dewey Decimal System), hoặc theo Hệ thống
Phân loại của Thư viện Quốc hội (Library of Congress Classification System) (của
Mỹ). Trong khi nhiều thư viện của các trường đại học hoặc chuyên ngành đều sử dụng
Hệ thống Phân loại của Thư viện Quốc hội, thì hầu hết các thư viện công cộng,các trường phổ thông và tiểu học sắp xếp giá sách theo Hệ thống Thập phân Dewey.

Bạn đang xem: Môn loại sách trong thư viện

*

1. Cách sắp xếp sách trong thư viện trường học theo hệthống Thập phân Dewey

1.1 Nắm được Hệ thống Thập phân Dewey

Việc học hệ thốngcách sắp xếp sách trong thư viện trường họcnày là không khó vì nóđược tổ chức rất logic và được xây dựng dựa trên cơ sở thập phân. Về cơ bản,mỗi lớp sách sẽ được chỉ định sử dụng một con số để phân loại (với đầy đủ cácsố, như 800) và các số ở phần thập phân (các số nằm bên phải của dấu thậpphân). Chúng là các số bạn nhìn thấy trên gáy mỗi cuốn sách ở thư viện, vàchúng được gọi là các số hiệu. Hệ thống đó gồm 10 lớp, chúng được chia tiếpthành 10 chủng loại, và từng chủng loại sẽ bao gồm 10 nhánh nhỏ. 10 lớp chínhcủa Hệ thống Thập phân Dewey là:

· 000- Các nguyên tắc chung, Khoa học máy tính, và thông tin

· 100- Triết học và Tâm lý học

· 200- Tôn giáo học

· 300- Các khoa học xã hội

· 400- Ngôn ngữ học

· 500- Các khoa học tự nhiên

· 600- Công nghệ và khoa học ứng dụng

· 700- Nghệ thuật và tái tạo

· 800- Văn học

· 900- Địa lý và lịch sử

Hãy nhớ là mục đích của các số hiệu là để nhóm các cuốn sách cùng chủ đề vớinhau, và gồm ít nhất 2 phần:Số lớp (từ 000 đến 900) và cácsố ở phần thập phân. Số lớp là toàn bộ số và (các) số ở phần thập phân được đặtsau dấu thập phân.

1.2 Đọc hiểu sự phân loại

*

Đây là một ví dụ ngắn về cách bạn có thểthấy hoặc cócách sắp xếp sách trong thư viện trường họccho cuốn sách về văn học viễn tưởng Mỹ được viết giữanhững năm 1861 và 1900. (Sự phân loại bao quát cho văn học là “800”).

· Hãynhìn vào số thứ 2 sau số “8”. Số “1” cho biết cuốn sách đó được phân loại là“Văn học Mỹ nói chung”. Số thứ 2 sau số “8” xác định nhánh phân chia; 811 làthơ ca Mỹ, 812 là Kịch của Mỹ, 813 là viễn tưởng Mỹ, 814 là các tiểu luận Mỹ...

· Hãynhìn vào số đầu sau dấu thập phân; đây là số biểu thị sự phân loại sâu hơn. Vìthế, cuốn sách với số được gọi “813.4”, nói cho bạn rằng cuốn sách đó là viễntưởng của Mỹ được viết giữa các năm 1861 và 1900. Rõ ràng, càng nhiều số, chủđề càng rõ ràng.

2. Cách để sắp xếp các cuốn sách theo hệ thống phân loại của Thư viện Quốc hội

Hãy học 20 phân loại mà Thư viện Quốc hội sử dụng để chiatách các lĩnh vực tri thức.Từng lớp tương ứng với ký tự abc.· ACác tác phẩm chung

· BTriết học - Tôn giáo - Tâm lý

· CLịch sử (Dân sự)

· DLịch sử (Ngoại trừ nước Mỹ)

· ELịch sử nước Mỹ

· FLịch sử bản địa của Mỹ, Lịch sử Mỹ Latin

· GĐịa lý và Nhân loại học

· HCác khoa học xã hội

· JKhoa học chính trị

· KLuật

· MÂm nhạc

· NMỹ thuật

· PNgôn ngữ và ngôn ngữ học

· QKhoa học và toán học

· RY tế

· SNông nghiệp

· TCông nghệ

· UKhoa học quân sự

· VKhoa học hàng hải

· ZKhoa học thư mục và thư viện

Hãy đọc nhiều hơn về cách từng lớp được phân chia tiếp thành các lớp con, bằngviệc kết hợp các ký tự và các con số.

*

Như với Hệthống Thập phân Dewey, càng nhiều số và ký tự có trong số hiệu, sự phân loại sẽcàng chi tiết - và việc tìm hoặc sắp xếp sách cũng sẽ dễ dàng hơn. Số hiệu LC“PS3537 A426 C3 1951”, xác định “Catcher in the Rye”, của J. D. Salinger, đã đượcxuất bản năm 1951 (4 con số cuối trong số hiệu).

Bài viết dưới dạng tổng hợp thông tin về khái niệm, mục đích của công tác phân loại tài liệu trongthư viện. Từ đó nói đến lược sử của các cách phân loại tài liệu qua cácthời kỳ cổ đại, trung đại và cận đại, hiện đại. Cuối cùngcó đề xuất đến giải pháp mua bảng phân loại DDC23 được dịch tạithư viện Quốc gia Việt Nam hoặc ứng dụng Web
Dewey của tổ chức OCLC do công ty Cổ phần Thông tin và Công nghệ số cung cấp để thực hiện công tác này được tốt hơn.

1. Lý luận chung về công tác phân loại tài liệu

1.1. Khái niệm về phân loại

Phân loại là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội và nhiều ngành khoa học. Phân loại hiểu theo nghĩa rộng là việc sắp xếp, tổ chức các sự vật, hiện tượng và toàn bộ tri thức hoặc thông tin theo một trật tự có hệthống.

Gốc của thuật ngữ phân loại trong tiếng Latinh là Classifacen. Trong đó Class là cấp bậc, loại và facen là phân chia. <2>

1.2. Khái niệm phân loại tài liệu theo hướng Thư viện học

Theo cuốn Hướng dẫn thực hành phân loại theo Bảng phân loại thập phân Dewey (Dewey Decimal Classification: A practical guide) phân loại tài liệu được định nghĩa là: “Việc sắp xếp có hệ thống theo môn loại các sách và các tài liệu trên giá hoặc trong mục lục hoặc các bảng tra theo một cách thức tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người đọc và người tìm kiếm thông tin.”

Không giống như trong phân loại khoa học, phân loại tài liệu hay phân loại thư viện có đặc điểm cơ bản là phân loại nhất tuyến hay phân loại theo một đường thẳng. Phân loại tài liệu phải sử dụng những quy ước, những ngoại lệ mà phân loại khoa học không chấp nhận mối tương quan đồng thời giữa nhiều môn khoa học. <2>

1.3. Mục đích của phân loại tài liệu trong thư viện

Theo tác giả Catherine Poppino có nhận định như sau:

Sưu tập thư viện được phân loại vì nhiều lý do. Một lý do là khó tìm tài liệu trong thư viện trừ phi mỗi tài liệu có một nơi riêng luôn có thể tìm được, nếu nó đang ở trong thư viện.Một lý do khác phân loại khiến ta tìm được sưu tập do đặt những tài liệu cùng đề tài cạnh nhau trên giá.Cùng với một số phân loại được ghi trên mỗi tài liệu, nhân viên thư viện, có thể dễ dàng trả tài liệu về giá sách, cho phép khiến nhanh chóng phục vụ độc giảkế tiếp. <3>


*
Ảnh minh họa Cán bộ thư viện đang phân loại tài liệu (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

2. Lược sử về các cách phân loại tài liệu

2.1. Thời cổ đại

Công tác phân loại tài liệu đã được áp dụng từ rất sớm, gắn liền với sự xuất hiện của các thư viện cổ xưa.

Theo một số nhà nghiên cứu, ngay từ thế kỷ VII TCN vào thời vua Atsuabanipan tại thư viện của Atxêri đã có tiến hành công tác phân loại tài liệu. Khoảng 20.000 tấm đất sét – sách thời bấy giờ – đã được sắp xếp phân loại theo các nhóm: lịch sử, luật pháp, kiến thức tự nhiên, ma thuật, giáo lý, thần thoại…

Đến thế kỷ III TCN, tại Ai Cập đã xuất hiện thư viện Alêchxăngđri – một thư viện nổi tiếng thời cổ đại với vốn sách gồm 700.000 bản viết tay trên da cừu papirut. Nhà bác học, triết học, nhà thơ Calimác Ptôlômep (310 – 240 TCN) đã phân loại, sắp xếp và biên mục cho 90.000 bản sách bằng da cừu và papirut. Ông đã chia tài liệu thành 120 nhóm, tương đương với 120 lớp gồm: anh hùng ca, thơ trữ tình, kịch, lịch sử, triết học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên: toán học, địa lý, thiên văn, đạo luật… dựa trên nghề nghiệp của tác giả. Bên trong các lớp tài liệu được sắp xếp hệ thống theo thời gian.

Vào thế kỷ I SCN, thư viện của La Mã cũng đã tiến hành phân loại tài liệu. Theo các nhà nghiên cứu thì việc phân loại tài liệu đã ảnh hưởng bởi các nhà khoa học triết học đương thời. Các nhà khoa học đó đã đưa ra nhiều quan điểm phân loại khoa học khác nhau.

Nhà triết học duy tâm Platon (427 – 347 TCN) phân chia các ngành khoa học dựa trên khả năng tinh thần của con người:

Biện chứng học
Vật lý học
Luân lý học

Nhà triết học đại diện cho trường phái duy vật cổ đại
Démocrite (khoảng 460 - ? TCN) lại khẳng định mọi vật được cấu tạo bởi những nguyên tử khác nhau, do đó ông phân chia tri thức ra thành bốn lĩnh vực phù hợp với bốn đối tượng nghiên cứu là:

Vũ trụ
Con người
Tư duy
Phương pháp luận

Khác với hai nhà triết học trên Aristole (384 – 322 TCN) lại phân chia tri thức dựa trên hai dấu hiệu là mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, do đó ông đã phân chia khoa học thành ba nhóm khác nhau:

Nhóm triết học về lý thuyết: logic học, toán học, vật lý học, siêu hình học
Nhóm triết học thực hành: luân lý học, chính trị học, kinh tế học
Nhóm triết học sáng tạo: thơ ca, tu từ học, nghệ thuật (bao gồm cả kỹ thuật và nghề thủ công)

Sau Aristole những người theo chủ nghĩa khắc kỷ, tiêu biểu là nhà triết học Épicure (341 – 270 TCN) chia tri thức thành ba nhóm là:

Vật lý bao gồm học thuyết về tự nhiên nói chung
Đạo đức bao gồm học thuyết về xã hội
Logic bao gồm học thuyết về tư duy

Ở phương Đông, tại Trung Quốc, thư viện nói chung và công tác phân loại tài liệu nói riêng đã xuất hiện từ rất sớm.

Vào thế kỷ I TCN, thời Tây Hán đã rất thịnh hành cách phân loại của Lưu Hướng và con trai ông là Lưu Hâm có trọng trách quản lý thư viện của nhà vua, hai ông đã phân chia tài liệu thành bảy nhóm (thất lược):

Tạp lược (tạp văn)Lục nghệ lược (bách khoa thư, kinh điển)Chư tử lược (triết học)Thi phú lược (thơ văn)Binh thư lược (quân sự)Thuật số lược (toán, ảo thuật)Phương kỹ (thủ công nghệ)

Kế theo đó Lý Xuân và Lý Sang đã được giao trọng trách quản lý thư viện, cũng đã có những quan điểm phân loại tài liệu của riêng mình:

Tuyển tập.Nghệ thuật
Triết học
Thơ ca
Sách quân sự
Sách bói toán
Sách y học

Trong Hán thư – Nghệ văn chí của Ban Cố (Thế kỷ I) cũng có nhắc đến phân chia tài liệu thành sáu nhóm:

Lục nghệ
Chư tử (triết học)Thi phú (thơ văn)Binh thư (quân sự)Số thuật (toán, ảo thuật)Phương kỹ (thủ công nghiệp)

Vào thế kỷ IV, thời Tấn Vũ Đế, Lý Sung đã đề xuất ra cách phân chia tài liệu thành bốn nhóm:

Kinh (các sách kinh điển)Sử (các sách về lịch sử)Tử (các sách về triết học)Tập (các sách về văn học, nghệ thuật)
*
Bức tranh “Thư viện Alêchxăngđri bị thiêu hủy” của Hermann Goll (1876) (Nguồn ảnh: Sưu tầm Internet)

2.2. Thời trung cổ và cận đại

Trong thời kỳ trung cổ, ở các nước phương Tây, giáo hội giữ vị trí thống trị. Do đó thần học, logic học và ngữ pháp giữ một ví trí cơ bản trong phân loại tri thức còn khoa học tự nhiên chỉ giữ vai trò phụ. Quan điểm phân loại khoa học này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân loại tài liệu trong các thư viện đặc biệt là các thư viện trong các tu viện và các trường đại học.

Tại các tu viện và nhà thờ, kho sách chủ yếu là kinh thánh và các tài liệu thần bí. Các tài liệu này khi phân loại chịu ảnh hưởng của hệ thống “bảy nghệ thuật tự do” với hai nhóm cơ bản:

Nhóm 1: Văn phạm học, Phép biện chứng, Tu từ học.

Nhóm 2: Số học, Hình học, Âm nhạc, Thiên văn học.

Cuối thế kỷ XV, tại các trường đại học tổng hợp ở Châu Âu thịnh hành cách phân loại sách theo môn học đó là: Triết học, Y học, Thần học, Luật học.

Thế kỷ XVI, Canrard Gessner (1516 – 1565) nhà bác học và Thư mục học người Thụy Sĩ đã biên soạn một bảng phân loại với 250 đề mục. Theo bảng phân loại này tri thức được chia thành năm nhóm chính:

Chúa Trời
Triết học (Toán, Y học, Văn học và Nghệ thuật)Sử học (Lịch sử tự nhiên và Lịch sử nghệ thuật)Luật học
Sách về tà thuyết

Thế kỷ XVII – XVIII tại Đức, Leibnitz (1646 – 1716) đã xây dựng một bảng phân loại theo kiểu hệ thống các khoa với bốn nhóm: Kỹ nghệ, Luật học, Y học, Triết học.

Thế kỷ XVIII – XIX tại Pháp, người ta tổ chức một hệ thống phân loại có tên là “Hệ thống Pháp”. Hệ thống này có khoảng 500 đề mục. Về cơ bản phân chia này cũng giống như “Hệ thống các khoa” của các trường đại học tổng hợp trước đây nhưng có bổ sung thêm một số vấn đề mới như lịch sử, văn học, nghệ thuật…

Thế kỷ XIX tại Mỹ, các sách được sắp xếp theo chủ đề kết hợp với các khổ. Sau đó, Jefferson đã đề xuất ra phương pháp phân chia thành 44 loại mục. Vào nửa thế kỷ XIX ở Mỹ loại xuất hiện Bảng phân loại thân phân Dewey (DDC), bên cạnh đó còn có Bảng phân loại của Quốc hội Mỹ (LCC).


*
Thư viện Nhà thờ Hereford - Anh (Nguồn ảnh: Sưu tầm Internet)

2.3. Thời hiện đại

Cho đến nay công việc phân loại tài liệu là công đoạn bắt buộc để xây dựng và bắt đầu tổ chức, quản lý của một thư viện.

Trên thế giới hiện nay có những cách phân loại tài liệu theo một số bảng phân loại phổ biến như sau:

2.3.1. Bảng phân loại thâp phân Dewey (Dewey Decimal Classification – DDC)

Đây là bảng phân loại được sử dụng rộng rãi nhất ở Mỹ và các nước trên thế giới được nhà Thư viện học Melvil Dewey (1851 – 1931) sáng tạo. Bảng này liên tục được chỉnh lý để theo kịp với sự phát triển của khoa học và đời sống. Bảng phân loại này được sử dụng trong hơn 135 đất nước, và được dịch ra hơn 30 ngôn ngữ. Cấu trúc của bảng phân loại DDC đầy đủ có một bảng chính và bảy bảng trợ ký hiệu. Bảng phân loại DDC là một bảng phân loại theo đẳng cấp 10 môn loại chính (còn gọi là các lớp cơ bản):

000 Tin học, thông tin và tác phẩm tổng quát

100 Triết học & tâm lý học

200 Tôn giáo

300 Khoa học xã hội

400 Ngôn ngữ

500 Khoa học tự nhiên và toán học

600 Công nghệ (khoa học ứng dụng)

700 Nghệ thuật, mỹ thuật và trang trí

800 Văn học (văn chương) và tu từ học

900 Lịch sử, địa lý và các ngành phụ trợ

Các lớp lại lần lượt được chia nhỏ ra tối đa 10 lớp con, đến lượt mình mỗi lớp con lại chia ra 10 lớp nhỏ tiếp theo ở các bậc chi tiết hơn.

2.3.2. Bảng phân loại thập phân bách khoa (Universal Decimal Classification – UDC)

Bảng phân loại UDC rút gọn được ra đời vào năm 1897 bằng tiếp Pháp dựa trên cơ sở bảng DDC, bảng còn được goi là Bảng phân loại Brucxen mở rộng. Sự khác nhau giữa DDC và UDC thể hiện ở một số khía cạnh nội dung bên trong, còn lớp cơ bản vẫn giữ nguyên 10 lớp thể hiện bằng ký hiệu số từ 0 đến 9 nhưng bỏ các số 0 ở cuối. Bảng UDC bao gồm một bảng chính và bảy bảng trợ ký hiệu và chủ đề. Ở bảng chính UDC thể hiện ở các lớp cơ bản như sau:

0 Những vấn đề chung

1 Triết học

2 Tôn giáo

3 Các khoa học xã hội

4 (Bỏ trống)

5 Toán học. Khoa học tự nhiên

6 Khoa học ứng dụng. Y học. Kỹ thuật

7 Nghệ thuật

8 Ngôn ngữ. Văn học. Lý luận văn học

9 Địa lý. Tiểu sử nhân vật. Lịch sử

Các ngành khoa học được chú ý mở rộng và bổ sung là các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật…

2.3.3. Bảng phân loại thư viện Quốc hội Mỹ (Library of Congerss Classificasion – LCC)

Bảng phân loại LCC đầu tiên được do James (Trưởng phòng Mục lục thư viện Quốc hội Mỹ) và cộng sự Charles Martel bắt tay vào biên soạn. Bảng phân loại LCC hiện nay dựa trên nền tảng bảng phân loại Cutter, hay còn gọi là bảng phân loai triển khai (Expansive Classification). Cấu trúc của bảng LCC gồm 20 lớp cơ bản, trong mỗi lớp lại có một hệ thống cấu trúc riêng. Các lớp cơ bản của bảng phân loại LCC được thể hiện bằng các chữ cái từ A đến Z. Có năm chữ cái hiện còn đang bỏ trống dành cho các ngành khoa học sẽ phát triển trong tương lại: I, O, W, X, Y. Dãy cơ bản của bảng phân loại này gồm các môn ngành như sau:

A Các công trình chung

B Triết học. Tâm lý học. Tôn giáo

C – F Lịch sử

G Địa lý. Nhân chủng học. Giải trí

H Các khoa học xã hội

J Khoa học chính trị

K Luật pháp

L Giáo dục

M Âm nhạc

N Mỹ thuật

P Ngôn ngữ và văn học

Q Khoa học

R Y học

S Nông nghiệp. Kiến trúc phong cảnh.

T Kỹ thuật

U Quân sự

V Hàng hải

Z Thư mục. Xuất bản. Thư viện học.

Trong các lớp chính lại được phân chia nhỏ theo các nguyên tắc nhất định. <2>


*

3. Đề xuất giải pháp phân loại tài liệu trong thư viện

Cho đến nay việc phân loại tài liệu trong thư viện ở Việt Nam đa số sử dụng phương pháp thủ công, tức là dùng những quyển sách bảng phân loại để giúp cán bộ thư viện thực hiện công tác xử lý thông tin của mình. Đối với bảng phân loại DDC các thư viện trên toàn quốc của thể đặt mua ấn bản DDC23 mới nhất do thư viện Quốc gia Việt Nam biên soạn. Thực tế cho thấy ấn bản rút gọn DDC14 trước kia chỉ phù hợp với các thư viện quy mô nhỏ mà chưa đáp ứng được nhu cầu của các thư viện lớn với vốn sách trên 20.000 tên tài liệu và các thư viện chuyên ngành có tài liệu chuyên sâu. Ấn bản DDC23 tiếng Việt sẽ khắc phục hạn chế này và đảm bảo tính thống nhất trong phân loại tài liệu của các cơ quan thông tin, thư viện cả nước, góp phần quan trọng trong việc chuẩn hóa, chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin giữa các thư viện trong nước và trao đổi với thư viện nước ngoài. Khung phân loại thập phân Dewey - Ấn bản 23 tiếng Việt, ấn bản đầy đủ còn là tài liệu quý cho quá trình đào tạo sinh viên thông tin, thư viện của các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về thông tin - thư viện học trong nước. Khung phân loại thập phân Dewey - Ấn bản 23 tiếng Việt gồm trọn bộ 04 tập DDC23; 01 bản Nguyên tắc và ứng dụng. <5>


*
Bảng phân DDC23 do Thư viện Quốc gia Việt Nam biên soạn (Nguồn ảnh: Thư viện Quốc gia Việt Nam)

Ngoài ra còn có thể sử dụng phương pháp sử dụng phầm mềm DDC bản online gọi là Web

Web
Dewey là phiên bản online của khung phân loại DDC truy cập và sử dụng trên giao diện web do OCLC (Online Computer Library Center - Trung tâm Thư viện Máy tính Trực tuyến) phát triển, thay cho phương thức sử dụng bản in trước đây. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng trong việc truy cập và sử dụng dịch vụ. Phiên bản ban đầu của Web
Dewey được OCLC phát hành vào năm 2003, cùng thời điểm với việc công bố bản in DDC 22. Đến năm 2010, khi bản in DDC 23 ra mắt, Web
Dewey đã được nâng cấp lên Web
Dewey 2.0. Về cơ bản, Web
Dewey được coi là bản DDC đầy đủ dưới dạng tư liệu điện tử. Bên cạnh việc sử dụng những bản in đã được chuyển ngữ, các cán bộ thư viện giờ đây có thể sử dụng DDC trực tuyến trên nền tảng Web với các ưu điểm hơn so với phiên bản in về các mặt như khả năng cập nhật các bảng phân loại mới, các lớp phân loại mới, liên kết tới khung tiêu đề chủ đề thư viện Quốc hội Mỹ, ánh xạ tới khung phân loại Me
SH và BISAC…

Về nội dung, các nội dung của Web
Dewey liên tục được cập nhật mới hàng năm. Web
Dewey hiện tại đang chứa toàn bộ các ký hiệu phân loại của DDC 23, bên cạnh đó ngay khi ban biên tập DDC đưa ra một chỉ số phân loại mới cho một lĩnh vực hay một ngành khoa học, chỉ số này sẽ được cập nhật ngay lập tức trên Web
Dewey, điều này tạo ra một lợi thế cho cán bộ thư viện có thể dễ dàng phân loại tài liệu cập nhật theo các ngành khoa học mới nhất.

Xem thêm: Đi Thi Mà Nhõng Nhẽo, Fung La Bị Gi Á Quân Vietnam'S Next Top Model 2016

Về giao diện sử dụng, phiên bản Web
Dewey 2.0 được thiết kế đơn giản, rõ ràng, phù hợp cho những người dùng mới bắt đầu cũng như các cán bộ phân loại biên mục đã có kinh nghiệm lâu năm. Các tính năng liên quan tới tìm kiếm, tìm lướt, định vị các bình luận của người dùng được đặt ở vị trí trên cùng của màn hình cũng như các đường dẫn tra cứu tới các lớp chính, lớp phụ, các bảng tham khảo đều được hiển thị ở các vị trí dễ nhìn nhất. <4>


*
Giao diện Web
Dewey (Nguồn ảnh: IDT)

4. Kết luận

Công tác phân loại tài liệu là một trong những công đoạn xử lý thông tin quan trọng của thư viện, việc phân loại tài liệu chính xác sẽ giúp hoạt động tổ chức thông tin phục vụ bạn đọc được tốt hơn, nhờ đó sẽ thu hút được đông đảo bạn đọc đến sử dụng thư viện, thư viện sẽ phát huy được tối đa các vai trò quan trọng của mình trong xã hội.

Quý khách hàng cần liên hệ để tư vấn về ý tưởng này:VP Hà Nội: Biệt thự B2 Lô 18 Khu đô thị mới Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nộicontact
hueni.edu.vn024.3222.2720, hoặc 024.62911401VP TP HCM: P.609, 43/4 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, TP.HCMtuanlq