Tháp dinh dưỡng cho trẻ là gì?
Tháp dinh dưỡng cho trẻ là một mô hình kim tự tháp thể hiện các nhóm thực phẩm khác nhau và hàm lượng thức ăn tiêu thụ cần thiết của trẻ nhỏ trong 1 tháng.
Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo mọi người nên áp dụng mô hình này vào trong chế độ ăn, nhất là với trẻ em. Mục đích là để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhẳm bảo đảm sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật tốt nhất cho bé.
Bạn đang xem: Tháp dinh dưỡng cho trẻ em
Mẹ có biết:
Thể chất lẫn trí tuệ của bé sẽ phát triển thuận lợi nếu ba mẹ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho con. Chiều cao, cân nặng của bé gần như là thay đổi từng ngày trong giai đoạn con phát triển. Do đó mẹ cần lựa chọn một loại tã ngoài khả năng thấm hút tốt mà còn phải đa dạng về kích cỡ để có thể linh hoạt thay đổi theo sự phát triển của bé. Dòng Tã dán, tã quần cao cấp Huggies Naturemade sẽ là một lựa chọn đúng đắn cho làn da nhạy cảm của bé yêu từ 4 tháng tuổi trở lên. Thành phần vitamin E từ dầu mầm lúa mạch và không chứa hóa chất gây hại, sản phẩm được chứng nhận cực kỳ an toàn cho da bé tại viện nghiên cứu Đức. Bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi tự nhiên nhập khẩu 100% từ Châu Âu giúp nâng niu làn da non nớt của bé. Đồng thời thiết kế bề mặt 3D mỏng nhẹ, tã sẽ giúp thấm hút nhanh, khô thoáng lên đến 12 tiếng. Tã Huggies Naturemade có bảng size đa dạng từ dưới 5kg đến dưới 15kg (M, L, XL, XXL) gồm cả tã dán và tã quần cho mẹ thoải mái lựa chọn. Thương hiệu tã, bỉm Huggies nổi tiếng còn có dòng Tã dán, tã quần Huggies Tràm Trà Tự Nhiên. Tinh chất tràm trà có trong tã giúp làm dịu làn da bé. Công nghệ bong bóng 3D giúp khóa ẩm và ngăn thấm ngược đến 99%. Tã tràm trà có kích thước từ M đến XXXL, đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Mẹ cân nhắc lựa chọn hai dòng tã này cho bé yêu trải nghiệm nhé.
Ý nghĩa của tháp dinh dưỡng cho bé
Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể luôn khỏe mạnh là việc hết sức cần thiết ở bất kỳ độ tuổi nào, nhất là trẻ nhỏ. Tháp dinh dưỡng cho trẻ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về các loại thực phẩm, hàm lượng nên chọn lựa và bổ sung trong chế độ ăn uống mỗi ngày. Bên cạnh đó, tháp dinh dưỡng cho trẻ còn cho mẹ biết các thực phẩm mà bạn nên hạn chế cho bé. Nhờ áp dụng mô hình này thường xuyên mà bạn sẽ xây dựng cho bé một thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học.
Tháp dinh dưỡng có mấy tầng?
Tháp dinh dưỡng cho trẻ gồm có 6 tầng, cụ thể:
1. Nhóm ngũ cốc, bột đường
Nhóm thực phẩm này chiếm 60% trong tổng năng lượng khẩu phần của bé bởi là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu và nằm dưới đáy tháp dinh dưỡng cho trẻ.
Theo tính toán, cứ 1g carbohydrate sẽ cung cấp cho trẻ khoảng 4 kcal năng lượng. Bên cạnh đó, nhóm bột đường còn giữ vai trò điều hòa hoạt động cơ thể, phát triển hệ thần kinh cũng như cấu tạo nên các mô và tế bào ở trẻ nhỏ.
Nhóm này có nhiều trong ngũ cốc, bánh mì, gạo, khoai tây, khoai lang, mì, bắp,… Trong đó, gạo là thực phẩm phổ biến nhất nên cần cung cấp 60-120g gạo/ ngày cho bé Cách lựa chọn ngũ cốc ăn sáng tốt cho bé
2. Nhóm rau, củ, quả
Theo các nghiên cứu thì cho trẻ dùng nhiều rau, củ, quả sẽ giúp cải thiện dinh dưỡng, phòng chống táo bón và ngăn ngừa béo phì. Đặc biệt, khả năng tiếp thu của bé sẽ tốt hơn vì nhóm thực phẩm này rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, bạn nên bổ sung tối thiểu 300g nhóm rau, chủ, quả cho bé mỗi ngày.
Tuy nhiên, nếu bé “lười ăn rau” thì bạn có thể thêm hoa quả và rau củ vào chế độ ăn bằng cách để sẵn với những món bé yêu thích hoặc làm sinh tố,... Hãy nhớ, đừng ép buộc trẻ mà hãy luôn thay đổi các loại rau củ đa dạng để bé thưởng thức.
3. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa mẹ, sữa công thức và các loại sữa khác cung cấp rất nhiều axit béo có lợi và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não cùng canxi cho xương và răng của trẻ chắc khỏe.
Ngoài ra, các chế phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa hoặc phô mai còn là bữa phụ tuyệt vời bởi chúng giúp bổ sung năng lượng cho bé. Đặc biệt, sữa chua có chứa hàng ngàn vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa giúp bé tăng cường hấp thu dinh dưỡng.
Các mẹ nên cho bé uống sữa 3-6 lần/ ngày với 170-250ml/ lần cho trẻ
4. Nhóm thực phẩm chứa đạm
Đây là nhóm thực phẩm nằm ở vị trí thứ 4 từ dưới đếm lên trong tháp dinh dưỡng cho trẻ. Tương tự như nhóm bột đường thì cứ 1g chất đạm sẽ mang đến 4 kcal năng lượng cho trẻ. Việc cung cấp đầy đủ đạm là cách để bảo vệ cơ thể trẻ nhỏ khỏi sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus có hại và tăng cường khả năng phòng tránh bệnh tật.
Có 2 nguồn cung cấp đạm chính cho bé là đạm thực vật trong các loại đậu, hạt và đạm động vật trong thịt, cá, trứng, sữa,.... Bé Bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh
6. Nhóm đường, muối và đồ ăn vặt
Đây là nhóm thực phẩm nằm ở trên đỉnh chóp của tháp dinh dưỡng cho trẻ và chiếm hàm lượng cần bổ sung ít nhất. Trong một ngày, bé nên uống tối đa 1 cốc nước ép trái cây hoặc nước ngọt và bé chỉ được phép ăn tối đa từ 1-2 cái kẹo.
Để phòng tránh tình trạng bé quen ăn mặn, không tốt cho thận sau này thì bạn không nên nêm mắm, muối vào thức ăn với những bé Chỉ làm theo sở thích của bản thân: Trẻ sẽ thể hiện rõ việc thích hoặc không thích thực phẩm nào cũng như quyết định sẽ ăn tiếp hoặc bỏ dở. Thêm vào đó, các bé từ 3-6 tuổi sẽ muốn làm chủ bữa ăn và thưởng thức nhiều món mới lạ hơn. Trẻ dần phát triển ổn định hơn: Ở giai đoạn này, thân hình của trẻ không còn bụ bẫm nữa mà sẽ dài ra và gọn hơn. Vì vậy, ba mẹ không cần quá lo lắng rằng con mình suy dinh dưỡng hay thấp còi.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 - 3 tuổi
Ở giai đoạn này, trẻ vẫn cần người hỗ trợ và giám sát trong lúc ăn uống để tránh bị nghẹn. Thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa, cháo, bột ăn dặm, súp, các loại thực phẩm mềm hoặc cắt nhỏ, dễ nhai và nuốt. Trong độ tuổi 1- 3 tuổi, ba mẹ có thể cho bé ăn từ 3-4 bữa chính là cháo, súp hoặc bột ăn dặm với đầy đủ 4 nhóm chất sau:
Tinh bột gồm gạo, bắp, phở,... từ 2-4 phần/ ngày. 2 phần đạm/ ngày, ăn cả cái gồm thịt, cá, trứng,... và hạn chế cho ăn nước hầm, ninh. Chất béo gồm mỡ, dầu ăn,... chỉ cần bổ sung một chút ít. Vitamin và khoáng chất trong các loại rau củ, hoa quả đã được xay hoặc cắt nhỏ cũng như các chế phẩm từ sữa thì nên bổ sung 2-4 phần/ ngày.Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 - 5 tuổi
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3-5 tuổi là ấn phẩm thuộc Viện Dinh Dưỡng và được biên soạn dựa trên các cơ sở khoa học lẫn thực tế. Do đó, mô hình này giúp ba mẹ lựa chọn đúng và đa dạng các loại thực phẩm với số lượng phù hợp để có một chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.
Sữa: khoảng 500ml/ ngày. Nước: ≥ 1000 ml/ ngày. Tinh bột: Nên bổ sung lượng tinh bột từ gạo, bún,... từ 120-160g/ ngày. Nhóm rau củ quả: Nên cho bé ăn khoảng 300g rau củ và 220g trái cây mỗi ngày để bổ sung đầy đủ vitamin, chất xơ cho cơ thể. Nhóm chất đạm: gồm thịt từ 120-160g/ ngày; Cá, tôm và cua từ 104-160g/ ngày và 2-3 quả trứng/ tuần. Nhóm chất béo: 30-40g/ ngày. Nhóm muối, đường: muối Các loại khoáng chất: từ 500-600 mg/ ngày. Với tỷ lệ giữa canxi/ photpho là 1:1,5 hoặc 1:1,8 còn sắt là 7-8mg/ ngày và kẽm là 8-10mg/ ngày. Các loại Vitamin: vitamin A từ 400-450 mcg/ ngày, vitamin C là 30mg/ ngày và vitamin D 400UI/ ngày.Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 5 - 6 tuổi
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 5-6 tuổi gồm:
Tinh bột: gồm gạo, ngũ cốc, khoai và các sản phẩm chế biến,... từ 8-13 đơn vị (1 đơn vị tương đương 20g glucid). Chất xơ và khoáng chất: gồm rau xanh, các loại trái cây, củ quả với 2-3 đơn vị (1 đơn vị tương đương 100g rau xanh). Đạm: gồm thịt, trứng, sữa, cá, hải sản,... từ 4-6 đơn vị (1 đơn vị tương đương 7g protein hoặc 100g canxi). Dầu mỡ: 5 - 6 đơn vị với 1 đơn vị tương đương 5ml. Đường: dưới 15g. Muối: dưới 4g.Nguyên tắc chăm sóc trẻ theo tháp dinh dưỡng từ 1 đến 6 tuổi
Để đáp ứng cho sự phát triển toàn diện của trẻ từ 1-6 tuổi thì ba mẹ cần chú ý các nhóm chất quan trọng gồm chất béo omega 3, đạm, thực phẩm chứa lợi khuẩn và nhóm rau củ quả,... Bởi đây là nguồn dinh dưỡng thiết yếu giúp trẻ phát triển não bộ và hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Đặc biệt, ba mẹ cần phải đa dạng hóa nguồn thực phẩm, không nên chỉ tập trung vào một số loại nhất định vì dễ khiến trẻ bị ngấy.
Ngoài ra, khi xây dựng chế độ ăn hàng ngày cho trẻ từ 1-6 tuổi, cha mẹ nên tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Phân bổ nhóm thực phẩm, lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Với trẻ Nên sử dụng lượng dầu mỡ vừa đủ để giúp hòa tan các vitamin tan trong dầu mỡ. Nên tập cho trẻ ăn thịt, tôm, cua, cá,... nguyên cái thay vì chỉ ăn nước ninh, hầm. Trang trí món thật đẹp mắt với hương vị hấp dẫn sẽ kích thích trẻ ăn nhiều hơn và khởi gợi hứng thú với thực phẩm. Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, vệ sinh và luôn rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ. Nếu thấy trẻ biếng ăn, chậm lớn,... thì ba mẹ nên bổ sung cho bé các các sản phẩm hỗ trợ có chứa vitamin nhóm B, kém, crom, selen, lysine và các vi khoáng chất,...Tham khảo: Cách dạy trẻ 1 tuổi biết nghe lời và thông minh
Tháp dinh dưỡng cho trẻ 6 - 11 tuổi được xây dựng thế nào?
Trong độ tuổi từ 6-11 tuổi, trẻ đã bắt đầu bước vào khoảng thời gian tiền dậy thì và có không ít bé đã bắt đầu dậy thì. Theo đó, trẻ ở độ tuổi này thì cần khoảng 1.350 đến 2.200 kcal/ ngày và có nhu cầu ăn uống đa dạng hơn trước.
Bên cạnh đó, các bữa ăn nhẹ giữa những bữa chính cũng không kém phần quan trọng. Bởi vì những món ăn nhẹ này có thể đóng góp tới 1/3 lượng calorie nạp vào cơ thể bé trong ngày. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế các đồ ăn nhanh, dầu mỡ hay bánh kẹo cho các bữa ăn nhẹ vì không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên các loại trái cây, bánh mì sandwich, phô mai, bánh quy,…
Dưới đây là những thông tin quan trọng trong tháp dinh dưỡng cho trẻ 6-11 tuổi mà bạn nên tham khảo:
Hình ảnh minh họa kích cỡ đơn vị ăn của một số thực phẩm
Chế độ ăn uống cân bằng cho trẻ 6 – 11 tuổi, cần tuân thủ những gì?
Dựa trên tháp dinh dưỡng cho trẻ 6-11 tuổi, để xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng hàng ngày cho bé, thì ba mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
Chất muối đường: Chất béo: 5 phần cho trẻ từ 6-7 tuổi và 5,5-6 phần cho trẻ từ 8-11 tuổi. Mỗi phần tương đương 5g mỡ hay 5ml dầu ăn (khoảng 1 thìa cafe). Chất đạm: 4 phần cho trẻ từ 6-7 tuổi; 5 phần cho trẻ từ 8-9 tuổi và 6 phần cho trẻ từ 10-11 tuổi. Với một phần đạm từ thịt, trứng,... sẽ cung cấp 7g protein tương đương với 34g thịt bò, 71g thịt gà, 38g thịt heo, 87g tôm biển, 44g phi lê cá và 1 quả trứng,... Sữa và các sản phẩm từ sữa: 4 phần cho trẻ từ 6-7 tuổi và 5-6 phần cho trẻ từ 8-11 tuổi. Một phần sữa sẽ cung cấp 100mg canxi, tương đương 1 cốc sữa 100ml, 1 miếng phô mai 15g hoặc 1 hộp sữa chua 100g. Ba mẹ nên ưu tiên chọn sữa có hàm lượng canxi cao, không béo hoặc ít béo để giúp hệ xương của bé phát triển tốt nhất. Tinh bột: đây là nhóm thực phẩm cung cấp nguồn năng lượng chính cho hoạt động trong ngày của bé nên cần bổ sung khoảng 8-9 phần cho trẻ 6-7 tuổi; 10-11 phần cho trẻ 8-9 tuổi và 12-13 phần cho trẻ 10-11 tuổi. Nên cho bé ăn ngũ cốc nguyên hạt để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cao nhất với mỗi phần sẽ cung cấp 20g glucid, tương đương ½ bát cơm (55g), ½ bát nhỏ phở hoặc bún (60-80g), 1 trái bắp luộc (122g),... Trái cây, rau củ: đây là nguồn vitamin và chất xơ dồi dào, tốt nhất cho bé. Với mỗi phần rau củ tương đương 100g thì bạn sẽ phân bổ số lượng như sau: Trẻ từ 6-7 tuổi là 2 phần; Trẻ từ 8-9 tuổi là 2-2,5 phần và trẻ từ 10-11 tuổi là 3 phần. Nước và các loại thức uống dạng lỏng: Bé từ 6-11 tuổi cần cung cấp ≥ 1300ml nước lọc, sữa hay nước trái cây mỗi ngày. Ba mẹ nên hạn chế các loại nước chứa nhiều đường hóa học như nước ngọt, nước giải khát có gas,... vì sẽ tăng nguy cơ béo phì ở bé.Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bậc phụ huynh đầy đủ thông tin về tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-11 tuổi. Nhờ đó mà ba mẹ có thêm kiến thức để biết cách lựa chọn những thực phẩm lành mạnh để giúp trẻ phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng lẫn trí não.
Tuy nhiên, ba mẹ nhớ tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên môn để nhận được sự tư vấn tốt nhất nếu trẻ gặp bất cứ vấn đề liên quan đến dinh dưỡng. Đừng quên ghé thăm chuyên mục Chăm sóc bé của Huggies thường xuyên để tích lũy thật nhiều kiến thức trong việc nuôi dạy trẻ chuẩn phương pháp chuyên gia nhé!
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 11 tuổi là một trong những nội dung nuôi dạy con mà bố mẹ nên nắm vững. Thông qua kiến thức này, các bậc phụ huynh sẽ biết được những thành phần dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn. Từ đó, chúng ta sẽ biết cách lựa chọn thức ăn phù hợp giúp trẻ khỏe mạnh. Vậy tháp dinh dưỡng ấy có nội dung như thế nào? Hãy cùng Bác sĩ Nguyễn Ngọc Mai đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!
Tháp dinh dưỡng cho trẻ là gì?
Tháp dinh dưỡng cho trẻ là một mô hình ăn uống được xây dựng theo hình kim tự tháp. Trong đó, những thông tin được cung cấp chủ yếu là các thành phần cũng như số lượng thức ăn nên tiêu thụ trong 1 tháng. Đây chính là tiêu chuẩn của mức tiêu thụ dinh dưỡng được phân theo các nhóm thực phẩm.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ emTháp dinh dưỡng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mọi người nên áp dụng. Nhất là đối tượng trẻ em. Mục đích là để lên kế hoạch và xây dựng chế độ ăn uống một cách hợp lý cho trẻ. Tất cả nhằm bảo đảm sức khỏe cho trẻ và phòng ngừa bệnh tật.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ có ý nghĩa như thế nào?
Bất cứ độ tuổi nào, kể cả trẻ em và người lớn đều cần phải duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Đồng thời, các thành phần dinh dưỡng nên được đảm bảo. Tháp dinh dưỡng sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin về các loại thực phẩm nên chọn lựa trong chế độ ăn uống mỗi ngày.
Từ trước đến nay, có nhiều người muốn xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ em nhưng không biết thời điểm để bắt đầu. Qua đó, tháp dinh dưỡng sẽ giúp chúng ta định hướng về nhu cầu thức ăn cho trẻ. Cũng như dựa vào hình ảnh trong tháp để định hướng về các loại thực phẩm nên dùng và nên hạn chế.
Dinh dưỡng góp phần quan trọng cho sự phát triển của trẻÁp dụng tháp dinh dưỡng thường xuyên sẽ giúp chúng ta xây dựng cho trẻ một thói quen ăn uống khoa học. Bên cạnh đó, tháp dinh dưỡng còn nhắc nhở bố mẹ về những thực phẩm nên cho trẻ ăn. Đồng thời là các loại không nên ăn nhiều. Từ đó, bố mẹ có thể lựa chọn thực phẩm dễ dàng cho những bữa ăn tiếp theo của bé.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 11 tuổi được xây dựng như thế nào?
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 11 tuổi được chia thành 2 giai đoạn. Đó chính là giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi và giai đoạn từ 6 đến 11 tuổi.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
Trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, bố mẹ cần lưu ý xác định nhu cầu thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé. Có hơn 60 chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển tổng trạng của trẻ ở độ tuổi này. Những chất dinh dưỡng ấy được chia thành 5 nhóm thực phẩm chính. Bao gồm: Chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và các chất khoáng.
Trẻ từ 3 đến 5 tuổi rất cần một chế độ dinh dưỡng hợp lýVề chất lượng, bữa ăn của trẻ từ 3 đến 5 tuổi nên gồm ba bữa chính và 2 đến 3 bữa phụ trong 1 ngày. Trong đó, bữa sáng chiếm tỷ trọng năng lượng khoảng 25%. Bữa trưa chiếm 40%, bữa chiều khoảng 10% và bữa tối 25%.
Về số lượng, nên ưu tiên chất đạm và giảm dần chất dầu mỡ. Bố mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều dầu mỡ như các thức ăn chiên xào. Lượng sữa bé cần khoảng 200 ml mỗi cử, ít nhất 3 cử mỗi ngày để kích thích sự phát triển chiều cao cho bé. Đồng thời tăng cường thêm chất đạm, vitamin cùng các khoáng chất cần thiết.
Chất đạmChọn các loại thịt nạc như thịt bò, thịt heo, thịt gà, cá. Ngoài ra còn có thể cho trẻ sử dụng sữa hoặc những chế phẩm từ sữa, chẳng hạn như: sữa chua, sữa tươi, phô mai,…
Thực phẩm giàu đạmChất đường bột
Bố mẹ nên chọn những thực phẩm cung cấp chất đường bột phức hợp. Chẳng hạn như như bánh mì toàn phần, mì sợi, nui, khoai tây,… Những loại thực phẩm này giải phóng năng lượng chậm. Thế nên giúp duy trì được năng lượng cho một ngày hoạt động của trẻ.
Thực phẩm cung cấp chất đường bộtChất béo
Bố mẹ nên tuân theo tỷ lệ chất béo động vật/ chất béo thực vật tương ứng là 70% và 30%. Theo đó, bạn đừng quên cho trẻ ăn mỡ động vật, Bên cạnh đó cũng cần bổ sung dầu thực vật trong khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ.
Dầu thực vậtChất xơ (Trái cây và rau củ quả)
Đây là nhóm thực phẩm giữ vai trò rất quan trọng trong mục tiêu cân đối nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày. Bạn nên cho trẻ ăn khoảng 200 gram rau xanh trong 1 ngày.
Chất xơ hỗ trợ cho quá trình tiêu hóaBố mẹ có thể nấu canh rau cho trẻ dễ ăn. Đừng nên bắt trẻ ăn rau sống vì hầu hết trẻ từ 3 đến 5 tuổi rất lười ăn rau. Ngoài ra, trong các bữa phụ, bố mẹ có thể cho trẻ ăn thêm trái cây. Chẳng hạn như quýt, cam, táo, nho,…
Vitamin và khoáng chấtMột chế độ ăn nhiều trái cây và bổ sung sữa mỗi ngày sẽ giúp tăng cường vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ. Những khoáng chất quan trọng như: Sắt, kẽm, đồng, canxi, magie,…
Phân tầng tháp dinh dưỡng cho trẻ 3 đến 5 tuổiTầng nhọn ở trên cùng là thực phẩm nên hạn chế. Đó chính là đường và muối. Chất béo nằm ở tầng thứ hai, ưu tiên chất béo từ dầu hạt cải, dầu ô liu hoặc dầu hướng dương. Tầng thứ 3 là chất đạm với: Thịt, cá, trứng cùng các loại đậu.
Tầng thứ tư của tháp là sữa và các chế phẩm từ sữa. Nhóm thực phẩm này có thể cho trẻ tiêu thụ nhiều hơn chất đạm. Tầng tiếp theo chính là ngũ cốc. Bố mẹ nên ưu tiên cho trẻ ăn ngũ cốc nguyên hạt như: Khoai lang, ngô, khoai tây, mì ống,…
Tháp dinh dưỡng cho bé từ 3 đến 5 tuổiTầng thấp nhất của tháp chính là rau củ và trái cây. Đây là tầng thực phẩm mà bố mẹ có thể cho trẻ ăn thoải mái trong ngày bất cứ khi nào trẻ thích. Trẻ nên uống ít nhất 6 ly nước và vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi
Trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi, trẻ đang học cấp I (từ lớp 1 đến lớp 5). Trẻ bắt đầu bước vào khoảng thời gian tiền dậy thì. Có không ít các bé đã bắt đầu dậy thì.
Theo đó, trẻ cần khoảng 1.350 đến 2.200 kcal/ngày. Bé sẽ có nhu cầu ăn các loại thức ăn đa dạng hơn trước. Vấn đề trẻ ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính cũng không kém phần quan trọng.
Trẻ 6 đến 11 tuổi cần được chú ý về vấn đề dinh dưỡngBởi vì những món ăn nhẹ này có thể đóng góp tới 1/3 lượng calorie nạp vào trong ngày. Tuy nhiên, bạn nên nhắc bé chọn ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn như trái cây, bánh mì sandwich, sữa, phô mai, bánh quy,…
Chất muối đườngTrẻ nên hạn chế tiêu thụ chất muối và đường. Trẻ từ 6 đến 11 tuổi chỉ nên sử dụng không quá 15 gram đường và không quá 4 gram muối trong một ngày. Bởi vì các loại thực phẩm trong tự nhiên như thịt, cá, rau củ quả cũng đã chứa một lượng đường muối nhất định.
Hạn chế chất muối đườngChất béo
Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu, đặc biệt là chất béo thực vật như các loại hạt: Đậu phộng, đậu nành, hạt hướng dương,…
Lưu ý: Số lượng chất béo trong khẩu phần ăn thường ngày của trẻ từ 6 – 11 tuổi được phân chia theo các nhóm tuổi như sau:
6 đến 7 tuổi: 5 phần chất béo.8 đến 9 tuổi: 5,5 phần chất béo.10 đến 11 tuổi: 6 phần chất béo.Một phần chất béo tương đương với 5g mỡ (khoảng 1 thìa cà phê mỡ). Đồng thời, một phần dầu tương đương với 5ml dầu ăn (khoảng 2 thìa cà phê).
Chất béo động vậtChất đạm
Chất đạm hay protein là nguồn cung cấp năng lượng chính yếu của cơ thể. Có tác dụng giúp hình thành các khối mô trong cơ thể. Đạm được chia thành hai nhóm chính. Bao gồm đạm động vật (thịt, cá, sữa, trứng) và đạm thực vật (các loại họ đậu).
Đạm động vậtMặt khác, bạn nên đảm bảo cho bé ăn tôm, cá và các loại hải sản ít nhất 2 ngày trong tuần. Chú ý bổ sung các loại đậu để bé được cung cấp chất đạm thực vật.
Số lượng chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé 6 – 11 tuổi được phân chia theo các nhóm tuổi sau đây:
6 đến 7 tuổi: 4 phần đạm.8 đến 9 tuổi: 5 phần đạm.10 đến 11 tuổi: 6 phần đạm.Chú ý: Trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé, một phần đạm từ thịt, trứng và các hạt giàu đạm cung cấp 7g protein tương đương:
38g thịt heo nạc.34g thịt bò.71g thịt gà.71g (khoảng 1 miếng) đậu hủ.87g tôm biển44g phi lê cá.1 quả trứng gà hoặc trứng vịt.Sữa và các sản phẩm từ sữaBố mẹ nên chọn sữa và các sản phẩm từ sữa ưu tiên loại không béo hoặc ít béo, có hàm lượng canxi cao để cho bé sử dụng. Bé ở độ tuổi sẽ rất cần canxi để giúp cho hệ xương phát triển.
Sữa và các sản phẩm từ sữaLượng sữa và sản phẩm sữa của trẻ từ 6 đến 11 tuổi theo khẩu phần ăn hàng ngày được phân chia theo các nhóm tuổi sau đây:
6 đến 7 tuổi: 4 đến 5 phần8 đến 9 tuổi: 5 phần10 đến 11 tuổi: 6 phầnMột phần sữa và sản phẩm sữa cung cấp 100 mg canxi. Tương đương: 1 miếng phô mai có khối lượng bằng 15 gram hay 1 cốc sữa 100 ml. Hoặc 1 hộp sữa chua khối lượng 100 gram.
Chất bộtLà một trong những thành phần bé 6 đến 11 tuổi nên bổ sung hàng ngày. Mục đích là để cung cấp năng lượng cho hoạt động trong ngày của bé. Các loại thực phẩm chứa tinh bột mà bé nên ăn bao gồm:
Cơm.Phở.Bún.Nui.Bánh mì.Bột ngũ cốc.Khoai lang, khoai tây.Thực phẩm giàu tinh bột tốt cho trẻ 6 đến 11 tuổiRau củ quả
Đây là một nhóm thực phẩm nằm trong tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi mà bé có thể ăn tùy thích. Rau củ quả có tác dụng cung cấp vitamin và các khoáng chất cần thiết cho trẻ. Đồng thời giúp kích thích quá trình tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón.
Rau củ quảTrái cây
Trái cây cung cấp cho bé những vitamin tự nhiên rất tốt. Đồng thời cung cấp năng lượng, chất xơ, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Một vài loại trái cây phổ biến như: Cam, táo, chuối, nho, lê, mận,…
Trái cây cần thiết cho trẻNước và các loại thức uống dạng lỏng
Bé từ 6 đến 11 tuổi nên cung cấp từ 1300 đến 1500 ml nước 1 ngày. Tốt nhất là nước lọc, nước khoáng, nước trái cây hoặc sữa. Hạn chế các loại thức uống như nước ngọt có gas, nước ngọt, nước giải khát chứa nhiều đường hóa học. Bởi vì chúng có thể làm cho bé bị béo phì.
Xem thêm: Giá Cốc & Bình Uống Nước Cho Bé Có Ống Hút, Bình Uống Nước Cho Bé, Cốc Tập Uống
Thông qua bài viết này, hy vọng những bậc phụ huynh có thể nắm rõ về tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 11 tuổi. Qua đó, bố mẹ sẽ biết cách cân nhắc chế độ dinh dưỡng. Từ đó, các bạn sẽ chế biến các món ăn cũng như khuyến khích bé ăn uống một cách khoa học nhất. Nhằm phát triển tốt nhất về thể lực và trí tuệ.