Thể thông thường là gì? Cách chia thể thông thường như thế nào? Sau đây Nhà sách Daruma sẽ giới thiệu với các bạn về thể thông thường, cách chia, cũng như cách sử dụng và những lưu ý khi sử dụng thể thông thường.

Bạn đang xem: Thể thông thường trong tiếng nhật


Thể thông thường là gì?

*
*
*
*
*

Việc lược bỏ trợ từ này không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu, người nghe vẫn có thể hiểu được. 

Ví dụ:

もうご飯を食べましたか?→ もうご飯食べた?

Bạn đã ăn cơm chưa? → Cơm chưa?

Tuy nhiên, các trợ từ ảnh hưởng nhiều đến nghĩa của câu như で、に、から、まで、と không nên lược bỏ. 

Các câu hiện tại tiếp diễn ~ている có thể lược bỏ い thành ~てる

Lược bỏ làm câu ngắn gọn hơn mà vẫn không ảnh hưởng đến nghĩa của câu.

Ví dụ:

何をしていますか?→ 何してる?

Bạn đang làm gì vậy? → Đang làm gì đấy?

Thay が bằng けど

– Khi nói “Nhưng…” ở cuối câu, dùng けど thay cho が. 

Ví dụ:

日本語が難しいですが、面白いです → 日本語が難しいけど、面白い。

Tiếng Nhật tuy khó nhưng lại thú vị.

– Khi dùng が trong câu mào đầu cũng có thể thay bằng けど.

Ví dụ: 

すみませんが、お金を貸してくれていいですか?

→わるいけど、お金を貸してくれていい?

Xin lỗi, bạn cho tôi mượn tiền được không? 

はい và いいえ có thể thay bằng うん và ううん

Người Nhật còn có thêm nhiều kiểu trả lời khác nữa, tùy đối tượng và địa phương.

Ví dụ như はい còn có mấy kiểu như おう!hay おっ!… Còn いいえ thường được nói là いや.

Trên đây là tổng hợp thể thông thường Daruma muốn gửi tới các bạn, mong rằng qua bài viết này sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về thể thông thường trong tiếng Nhật. 

Các bạn cùng Trung tâm tiếng Nhật hueni.edu.vn học ngay ngữ pháp tiếng Nhật N5 Bài 20 - Giáo trình Minna no Nihongo nhé. Thể thông thường và thể lịch sự trong tiếng Nhật - Cách chuyển từ thể lịch sự sang cách chia thể thông thường như thế nào?

Ngữ pháp tiếng Nhật N5 - Bài 20: Thể thông thường và thể lịch sự

1. Thể văn thông thường và thể văn lịch sự

Thể lịch sự: là cách nói mà kết thúc câu luôn là –desu (với tính từ, danh từ) và –masu (với động từ) và các dạng phái sinh của nó (-deshita, -dewa arimasen, -masen, -mashita).

Thể thông thường: là cách nói không có –desu hay –masu. Dùng luôn dạng cơ bản, dạng gốc và các dạng phái sinh dạng ngắn của các loại từ đó.

Cách dùng: 

① Người lớn tuổi.

② Người gặp lần đầu.

- Cấp trên.

- Mình là nhân viên mới.

- Trong các sự kiện nghiêm túc (họp hành, phát biểu…).

a. Người kém tuổi đầu tiên.

b. Người ngang tuổi.

c. Bạn thân.

d. Người trong gia đình.

Chú ý:  

(1) Trong trường hợp từ ① đến ⑤ mà sử dụng thể thông thường thì bị coi là thất lễ.

(2) Người Nhật đối với người nước ngoài hay nhân viên lâu năm khi chỉ đạo, hướng dẫn nhân viên mới để thể hiện sự thân mật tùy thuộc vào ý đồ vẫn có thể sử dụng được thể thông thường.

(3) Từ a~d, cũng tùy thuộc vào trường hợp vẫn có thể sử dụng thể lịch sự.

Ví dụ: a: muốn giáo dục con nhỏ.

b: trước khi gặp gỡ biết nhau.

d: xưng hô với bố mẹ.

2. Thể văn lịch sự và thông thường

Động từ, tính từ, danh từ

 

Thể lịch sự

Thể thông thường

Động từ

かきます

かきません

かきました

かきませんでした

かく(thể từ điển)

かかない (thể ない)

かいた (thể た)

かかなかった (thể ない quá khứ)

Tính từ -i 

 

あついです

あつくないです

あつかったです

あつくなかったです

あつい (bỏ です)

 あつくない

あつかった

あつくなかった

 

ひまです

ひまだ

 Tính từ -na 

 Danh từ

ひまではありません

ひまでした

ひまではありませんでした

ひまではない

ひまだった

ひまではなかった

Thể văn lịch sự và thông thường của các nhóm từ ngữ theo sau

Thể lịch sự

Thể thông thường

Ý nghĩa

Bài

飲みたいです

飲みたい

Muốn uống

13

飲みに 行きます

飲みに 行く

Đi uống

 

書いてください

書いて

Xin hãy viết

14

書いています

書いている

Đang viết

 

書いても いいです

書いても いい

Có thể viết

15

書かなくてもいいです

書かなくても いい

Không cần phải viết

 

書いてあげます

書いてあげる

Sẽ viết giúp cho

24

書いてもらいます

書いてもらう

Nhờ viết giúp

 

書いてくれます

書いてくれる

Viết giúp đi

 

行かなければなりません

行かなければならない

Phải đi

17

食べることが できます

食べることが できる

Có thể ăn

18

食べることです

食べることだ

(là) để ăn

 

読んだことがあります

読んだことがある

Có đọc

19

読んだり、書いたりします

読んだり、書いたりする

Đọc, viết và…

 

Chú ý: Khi đổi những câu được nối với nhau bằng から hay が、けど (thường sử dụng trong hội thoại) thành thể văn thông thường thì tất cả các từ lịch sự trong câu phải được đổi sang thể thông thường.

おなかが 痛(いた)いですから、病院(びょういん)へ 行(い)きます。

→ おなかが 痛(いた)いから、病院(びょういん)へ行(い)く。

日本(にほん)の食(た)べ物(もの)は おいしいですが、高(たか)いです。

→ 日本(にほん)の食(た)べ物(もの)は おいしいが、高(たか)い。

Tham khảo thêm 1 số bài viết khác:

3. Câu nghi vấn ở thể văn thông thường

* Cách dùng:

- Bỏ trợ từ chỉ sự nghi vấn là か ở cuối câu, thay vào đó đọc cao giọng chữ ở cuối câu để biểu thị sự nghi vấn, câu trả lời thường đọc thấp giọng chữ cuối câu.

Ví dụ:  コーヒーを 飲(の)む? 

…うん、飲む.

Chú ý: cũng có những câu nghi vấn ở thể văn thông thường mà không bỏ chữ か ở sau như: 飲むか、見たか…, nhưng chỉ được sử dụng giới hạn trong phạm vi nam giới khi người trên hỏi người dưới hoặc những người quá thân nhau (như cha hỏi con trai).

Đối với câu nghi vấn danh từ hay tính từ thì chữ だ thể thông thường của です được giản lược.

Ví dụ: 今晩(こんばん) 暇(ひま)?

…うん、暇(だよ) / …ううん、暇では (じゃ) ない.

=> Khi đàm thoại thường dùng じゃない.

Trợ từ trong câu nghi vấn ở thể văn thông văn cũng thường được lược bỏ.

Ví dụ:

ご飯(はん)「を」食(た)べる? 明日(あした)京都(きょうと)「へ」行(い)かない? このりんご「は」おいしいですね。そこに はさみ「が」ある?

Trong thể thông thường, chữ い trong mẫu câu V ている cũng thường được lược bỏ.

Ví dụ 辞書(じしょ)、持(も)って「い」る?

…うん、持って「い」る。

…ううん、持って「い」ない。

Thể thông thường của はい、いえ

はい → うん.

いいえ → ううん.

4. Thể thông thường và thể lịch sự trong đời sống Nhật Bản


*

Thể thông thường trong đời sống Nhật Bản

Thể thông thường được dùng rất nhiều trong đời sống hàng ngày, người Nhật dùng nhiều thể thông thường trong sinh hoạt gia đình bởi dù trong gia đình trên, dưới nhưng vẫn đều là những người thân thiết. Thể thông thường được dùng nhiều nhất với bạn bè, nếu bạn thân của bạn bổng dùng thể lịch sự khi nói chuyện thì cẩn thận bởi họ đang giận bạn đấy.

Xem thêm: 5 cách quản lý chi tiêu gia đình hợp lý chi tiêu hàng tháng trong gia đình

Thể thông thường có tên gọi khác là thể ngắn tức là câu nói sẽ được rút ngắn lại, lược gọn lại nhưng người nghe vẫn hiểu. Chuyển từ thể lịch sự sang thể thông thường đã lược bỏ ngắn đi rất nhiều rồi nhưng khi nói lại muốn lược bỏ thêm nữa.

Ví dụ: bỏ いtrong Vている, bỏ trợ từ, bỏ だ…

Thể lịch sự trong đời sống Nhật Bản

So với thể thông thường dùng để nói chuyện với bạn bè, với những người có mối quan hệ rất thân thiết thì thể lịch sự sẽ được sử dụng để nói chuyện với những người có chức vụ cao hơn như: sếp, thầy/cô giáo, hay những người mới quen như bạn bè, người lạ. Đôi khi bạn đọc sách sẽ thấy thể lịch sử được sử dụng rất nhiều và gần như là dùng trong mọi tình huốn. Có thể nói cách dùng này khá an toàn tuy nhiên không nên quá “lạm dụng”. Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp cần phù hợp với tình huống để gây dựng các mối quan hệ cho bạn.

Trên đây là ngữ pháp tiếng Nhật N5 - bài 20: Thể thông thường và thể lịch sự mà hueni.edu.vn biên soạn. Hi vọng, bài viết đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích đến cho các bạn đọc!

Cùng Trung tâm tiếng Nhật hueni.edu.vn tới ngay với bài tiếp theo nha!!