Sau đây là ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn Giám đốc Hãng luật Newvision về những câu hỏi của tại chí Môi trường và Đô thị Việt Nam Luật sư đánh giá thế nào về hệ thống các quy định pháp luật hiện nay của Việt Nam về lĩnh vực môi trường? Theo ý kiến luật sư, hệ thống các quy định pháp luật này đã hoàn chỉnh chưa? Tính đến thời điểm hiện tại, nhà nước ta đang áp dụng Luật Bảo…


Sau đây là ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn Giám đốc Hãng luật Newvision về những câu hỏi của tại chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Luật sư đánh giá thế nào về hệ thống các quy định pháp luật hiện nay của Việt Nam về lĩnh vực môi trường? Theo ý kiến luật sư, hệ thống các quy định pháp luật này đã hoàn chỉnh chưa?

*

Tuy nhiên, có thể thấy đất nước ta đang ngày càng phát triển, nhà máy, các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều. Điều này đã tạo một áp lực không nhỏ đối với nhà nước ta trong việc cân bằng giữa việc phát triển nền kinh tế với việc bảo đảm môi trường không bị ô nhiễm. Mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam. Nguồn nước mặt ở một số nơi bị ô nhiễm, nhất là trong các khu đô thị, xung quanh các KCN, làng nghề. Tại các lưu vực sông, ô nhiễm và suy thoái chất lượng nước tập trung ở vùng trung lưu và hạ lưu, nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng, như ở lưu vực sông Nhuệ – Đáy, sông Cầu, hệ thống sông Đồng Nai. Trong đó phổ biến là ô nhiễm hữu cơ tại các lưu vực sông như sông Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh), sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội, sông Sài Gòn đoạn chảy qua Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh…; ô nhiễm chất dinh dưỡng, kim loại nặng trong nước dưới đất tại vùng Đồng bằng Bắc bộ như: khu vực Hà Đông, Hoài Đức (Hà Nội), Ý Yên, Trực Ninh (Nam Định), thành phố Thái Bình,…

Đối với môi trường không khí, tại các điểm, nút giao thông, các công trình khu vực xây dựng, ô nhiễm không khí có dấu hiệu gia tăng, nhất là trong các đô thị lớn. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ chất ô nhiễm trong không khí khu vực ven đường giao thông, trong đó chủ yếu là CO tăng 1,44 lần và bụi PM10 tăng 1,07 lần. Còn tại Hà Nội, nếu không có giải pháp nào thì nồng độ phát thải bụi mỗi năm có thể đạt 200mg/m3 vào năm 2020, gấp 10 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Bạn đang xem: Trả lời câu hỏi live cho các fan youtube! lần 7

Theo kết quả khảo sát của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều cho thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Riêng Hà Nội, khảo sát tại 40 xã cho kết quả khoảng 60% số xã bị ô nhiễm nặng từ các hoạt động sản xuất.

Đứng trước thực trạng kể trên thì quả thật hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường nước ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng thực tế hiện tại

Những năm qua cho thấy Đảng, Chính phủ các bộ ban ngành đã có nhiều chính sách, quy định quan tâm, xử lý các vi phạm về vấn đề môi trường. Các mức xử phạt tăng lên, luật sư đánh giá như thế nào về điều này?

Thực tế thì chúng ta không thể thay đổi luật hàng ngày, hàng giờ để đáp ứng được sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, luật lại quy định những điều căn bản nhất để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp áp dụng theo. Do đó để đảm bảo thực hiện tốt những quy định này, đồng thời đảm bảo đáp ứng được thực tiễn cuộc sống, nhà nước ta ban hành các quyết định, nghị quyết, thông tư điều chỉnh chi tiết về xử lý vi phạm môi trường. Những văn bản, quyết định này cho thấy sự tiếp thu, tiến bộ của hệ thống pháp luật nước ta, luôn có những sự thay đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế của từng đối tượng, từng địa phương.

*

Các quy định về bảo vệ môi trường đã có, pháp luật đưa ra hình thức xử lý nghiêm nhưng tại sao vẫn tồn tại tình trạng người dân không chấp hành, các doanh nghiệp vẫn ngang nhiên xả thải làm ô nhiễm môi trường? Vậy nguyên nhân do đâu? Theo Luật sư, liệu hệ thống pháp luật có cần phải bổ sung điều gì hay không?

Nguyên nhân của việc người dân không nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, vẫn còn tình trạng doanh nghiệp hiên ngang xả thải gây ô nhiễm môi trường xuất phát từ nhiều lý do khác nhau.

Thứ nhất, hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về BVMT còn nhiều bất cập. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về BVMT để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, thiếu tính khả thi. Các quy định còn nằm phân tán ở nhiều lĩnh vực, thiếu tính gắn kết, nhiều nội dung còn bị bỏ ngỏ như các quy định về quản lý, xử lý chất thải ở khu vực nông thôn; vấn đề thu phí và lệ phí trong quản lý chất thải nông nghiệp, làng nghề… Ngoài ra, tính ổn định của hệ thống văn bản pháp luật về BVMT không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, hoạt động kinh tế… trong việc BVMT. Bên cạnh đó, trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT hiện nay được phân công cho nhiều bộ, ngành dẫn đến khi triển khai trong thực tế gặp nhiều khó khăn do sự phối hợp thiếu đồng bộ, sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm không rõ ràng.

Thứ hai, về nhận thức, ý thức trách nhiệm về BVMT của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế. Khi họ không nhận thấy được tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt khi đưa lên bàn cân so sánh với lợi ích kinh tế. Họ sẵn sàng đánh đổi chút lợi ích nhỏ chỉ để thu lợi nhuận, không màng đến hậu quả.

Thứ ba, về công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường tới người dân chưa thực sự hiệu quả. Ngay cả đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác BVMT còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì việc tuyên truyền tới người dân không thể đạt kết quả nhưu mong muốn được.

Thứ tư, nhà nước ta đang có chính sách thu hút đầu tư, tạo điều thu hút đầu tư nên Việt Nam có xu hướng nới lỏng các tiêu chuẩn BVMT. Chính vì vậy, đã xảy ra một số sự cố môi trường nghiêm trọng. Ngoài ra, do những hạn chế của Việt Nam về các quy chuẩn kỹ thuật, các nhà đầu tư nước ngoài có thể đưa vào những công nghệ lạc hậu, thâm dụng tài nguyên, thâm dụng năng lượng và lao động nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Thứ năm, là về những chế tài trong việc xử lý vi phạm đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường chưa thực sự hiệu quả. Chúng ta có thể thấy hình thức xử phạt đa phần là xử phạt hành chính, tính răn đe chưa cao. Có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu tiền phạt, nhưng lợi nhuận họ thu về phải tính cả chục tỷ, tính ra thì họ vẫn lời, vậy tội gì họ không đánh đổi.

*

Để giải quyết được những vấn đề trên, trước hết nhà nước ta phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường; rà soát, khoanh vùng các đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, rủi ro xảy ra sự cố môi trường và có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hoạt động xả thải, phòng ngừa các sự cố môi trường bằng các biện pháp kỹ thuật – công nghệ phù hợp; xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xây dựng năng lực ứng phó với sự cố môi trường, các vụ việc gây ô nhiễm môi trường.

Thứ hai, nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT bảo đảm thống nhất, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu BVMT. Đồng thời, rà soát chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ, ngành liên quan đến công tác BVMT, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Ban hành các văn bản triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 tại địa phương; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và triển khai các nội dung của Luật vào thực tiễn địa phương, đặc biệt là những nội dung mới. Kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực cho các cơ quan chuyên môn về BVMT tại địa phương; chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tuyển chọn cán bộ có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý môi trường.

Thứ ba, là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội; tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị – xã hội trong phản biện, giám sát, tham gia quản lý nhà nước về BVMT.

Cho tôi hỏi hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của cảnh sát biển Việt Nam thực hiện theo nguyên tắc nào? Tổ kiểm tra, kiểm soát cảnh sát biển Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ gì? Phải tuân thủ những yêu cầu nào? Câu hỏi của chị Hồng (Long An).
*
Nội dung chính

Hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của cảnh sát biển Việt Nam thực hiện theo nguyên tắc nào?

*

Cảnh sát biển Việt Nam (Hình từ Internet)

Theo Điều 4 Thông tư 15/2019/TT-BQP quy định về nguyên tắc hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm như sau:

Nguyên tắc hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm1. Tuân thủ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy định của Thông tư này, các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trên biển.2. Ngăn chặn, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trên biển.3. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trên biển phải sử dụng trang phục theo quy định của pháp luật và của Bộ Quốc phòng.

Theo đó, cảnh sát biển Việt Nam thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Tuân thủ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trên biển.

- Ngăn chặn, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trên biển.

- Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trên biển phải sử dụng trang phục theo quy định của pháp luật và của Bộ Quốc phòng.

Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát phải tuân thủ những yêu cầu gì?

Theo Điều 5 Thông tư 15/2019/TT-BQP quy định về yêu cầu đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát như sau:

Yêu cầu đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát1. Có thái độ tôn trọng, đúng mực, ứng xử có văn hóa khi tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức và cá nhân.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và tàu thuyền hoạt động hợp pháp trên biển.3. Không lợi dụng vị trí công tác để trục lợi.4. Nghiêm cấm lợi dụng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát để sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân; xâm hại lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc bao che, dung túng, tiếp tay đối với các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Theo đó, cảnh sát biển Việt Nam thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát phải tuân thủ những yêu cầu như sau:

- Có thái độ tôn trọng, đúng mực, ứng xử có văn hóa khi tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và tàu thuyền hoạt động hợp pháp trên biển.

- Không lợi dụng vị trí công tác để trục lợi.

- Nghiêm cấm lợi dụng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát để sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân; xâm hại lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc bao che, dung túng, tiếp tay đối với các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Tổ kiểm tra, kiểm soát cảnh sát biển Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ gì?

Theo Điều 7 Thông tư 15/2019/TT-BQP quy định về nhiệm vụ của Tổ kiểm tra, kiểm soát như sau:

Nhiệm vụ của Tổ kiểm tra, kiểm soát1. Kiểm tra, kiểm soát đối với tàu thuyền, thuyền viên và hàng hóa trên tàu thuyền hoạt động trên biển.2. Chấp hành nghiêm sự chỉ huy, chỉ đạo của cấp trên và kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.3. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý kịp thời hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.4. Giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền cho tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển về hành vi vi phạm pháp luật; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.5. Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện nhiệm vụ.6. Thu thập tình hình, thông tin, chứng cứ, tài liệu có liên quan về tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển.7. Xử lý vi phạm hành chính theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật tố tụng hình sự.8. Lập các biên bản có liên quan theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp bảo đảm xử lý vi phạm và ra quyết định, văn bản thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.9. Giao các quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền cho các đối tượng có liên quan.10. Đề nghị tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ việc và trả lời hoặc cho ý kiến đối với nội dung liên quan đến vụ việc.11. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và pháp luật có liên quan.12. Báo cáo, kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền những vấn đề có liên quan đến vụ việc.13. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Theo đó, tổ kiểm tra, kiểm soát cảnh sát biển Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ như sau:

- Kiểm tra, kiểm soát đối với tàu thuyền, thuyền viên và hàng hóa trên tàu thuyền hoạt động trên biển.

- Chấp hành nghiêm sự chỉ huy, chỉ đạo của cấp trên và kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý kịp thời hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền cho tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển về hành vi vi phạm pháp luật; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện nhiệm vụ.

- Thu thập tình hình, thông tin, chứng cứ, tài liệu có liên quan về tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển.

- Xử lý vi phạm hành chính theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật tố tụng hình sự.

- Lập các biên bản có liên quan theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp bảo đảm xử lý vi phạm và ra quyết định, văn bản thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Giao các quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền cho các đối tượng có liên quan.

- Đề nghị tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ việc và trả lời hoặc cho ý kiến đối với nội dung liên quan đến vụ việc.

- Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và pháp luật có liên quan.

- Báo cáo, kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền những vấn đề có liên quan đến vụ việc.

Xem thêm: Pha Nước Cắm Hoa Tươi Lâu Hết 3 Ngày Tết Vẫn Chưa Tàn, Cách Pha Nước Cắm Hoa Cho Tươi Lâu!!!!

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.