Khám sức khỏe thẻ xanh theo thông tư 14 là yêu cầu khám bắt buộc dành cho những người làm nghề liên quan đến lĩnh vực thực phẩm. Vậy cụ thể hình thức của loại khám này như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Bạn đang xem: Khám sức khỏe thẻ xanh

*
Quy định về khám sức khỏe thẻ xanh theo Thông tư 14

1. Khái niệm khám sức khỏe thẻ xanh theo thông tư 14

Trong Thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế quy định rõ ràng thông tin, nội dung, hồ sơ,… về khám sức khỏe thường niên với những đối tượng được yêu cầu gồm:

Người Việt Nam
Người khám sức khỏe định kỳ
Người khám sức khoẻ để tuyển dụng
Người khám sức khỏe để nộp hồ sơ tại các trường nghề, cao đẳng hoặc các trường đại học…

Như vậy, khám thẻ xanh theo thông tư 14 được hiểu là quy trình khám sức khỏe cho những người làm việc ở môi trường thực phẩm tuân theo quy định của thông tư 14. Chỉ những người đủ điều kiện vượt qua vòng khám mới được cấp phát thẻ xanh làm việc trong ngành nghề thực phẩm.

Cũng theo thông tư 14, thẻ xanh khám sức khỏe có thời hạn 12 tháng kể từ ngày có kết luận sức khỏe. Đối với người Việt khám sức khỏe đi làm việc tại nước ngoài, thời hạn giấy khám sẽ tuân theo hợp đồng có giá trị, được quy định tại vùng lãnh thổ hoặc nước sở tại.

2. Ý nghĩa khám thẻ xanh theo thông tư 14

Mục đích của quy trình khám sức khỏe thẻ xanh tuân theo thông tư 14 nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại, tầm soát và phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm, bệnh gây nghiện (nếu có) như: Lao, phong, viêm gan B, HIV…. với những người làm việc trong lĩnh vực thực phẩm, được chia cụ thể thành:

Người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Chủ cơ sở, người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực thực phẩm

Khám sức khỏe thẻ xanh là thủ tục bắt buộc đối với ứng viên khi hoàn thiện hồ sơ xin việc làm liên quan tới ngành nghề thực phẩm. Đây cũng là cơ sở để nhà tuyển dụng cân nhắc, lựa chọn ứng viên vào các vị trí thích hợp trong môi trường làm việc.

Đối với những doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm cho cán bộ nhân viên là bắt buộc theo quy định pháp luật. Trường hợp người lao động gặp vấn đề về sức khỏe, nhiễm các bệnh truyền nhiễm, các bệnh nguy hiểm theo thông tư 14 và quyết định 21, doanh nghiệp cần đưa nhân viên ra khỏi môi trường làm việc. Người lao động phải được chữa trị dứt điểm cho tới khi khỏi bệnh hoàn toàn, không còn yếu tố lây nhiễm mới được quay trở lại làm việc.

Ngoài lợi ích sức khỏe cho bản thân, lợi ích cho doanh nghiệp, khám sức khỏe thẻ xanh còn thể hiện đạo đức và trách nhiệm với xã hội. Thông qua quy trình khám sức khỏe, doanh nghiệp có cơ sở sàng lọc những trường hợp mắc bệnh khỏi môi trường làm việc, ngăn chặn nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm cho người tiêu dùng thực phẩm nói riêng và cho xã hội nói chung.

3. Khám sức khỏe thẻ xanh theo thông tư 14 gồm những gì?

3.1. Danh mục khám sức khỏe bắt buộc theo thông tư 14

Trong thông tư 14 của Bộ Y tế quy định gói khám sức khỏe phải được thiết kế và xây dựng đầy đủ những danh mục sau:

Khám tổng quát

Bước đầu của quy trình khám, bệnh nhân sẽ được lấy thông số chiều cao, cân nặng, huyết áp, đo nhịp tim,…. Đồng thời bệnh nhân cũng trao đổi chi tiết với bác sĩ thăm khám về tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, cùng các dấu hiệu bệnh lý bất thường. Quá trình này giúp bác sĩ đánh giá khách quan tình trạng sức khỏe, có cơ sở để tiến hành các bước khám tiếp theo.

Tiếp đó, bác sĩ tiến hành thăm dò chức năng hoạt động của các hệ cơ quan như: tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt, hô hấp, tim mạch, khám ngoại và da liễu,… Bước này giúp tầm soát các bệnh lý nội khoa của bệnh nhân.

Xét nghiệm

Dựa vào danh mục khám và hiện trạng sức khỏe, bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu và nước tiểu phù hợp cho bệnh nhân. Bước này nhằm kiểm tra tình hình hoạt động, chẩn đoán các bệnh lý trong gan, thận, hệ bài tiết, mỡ máu, đường máu…

Chẩn đoán hình ảnh

Thông qua việc chụp X-quang tim phổi thẳng, bác sĩ sẽ phát hiện được những dấu hiệu bất thường hoặc tiên lượng khối u tại khu vực này. Ngoài ra, tùy thuộc vào gói khám và công nghệ tại cơ sở y tế thăm khám, bệnh nhân có thể được chỉ định chụp CT scanner lồng ngực.

3.2. Danh mục khám sức khỏe bắt buộc khi khám thẻ xanh

Đối với người làm lĩnh vực thực phẩm, khám thẻ xanh theo thông tư 14 ngoài việc đảm bảo đầy đủ các danh mục khám của thông tư, cần bổ sung thêm một số xét nghiệm chuyên sâu. Có thể kể đến như:

Phương pháp cấy phân

Bên cạnh các xét nghiệm máu, cấy phân là xét nghiệm quan trọng được chỉ định khi bệnh nhân có dấu hiệu tiêu chảy hoặc nghi ngờ do nhiễm trùng hệ tiêu hóa. Qua đó, bác sĩ phát hiện các triệu chứng bệnh về rối loạn đường tiêu hóa, tả, lỵ, thương,…Đây là những bệnh có nguy cơ lây qua thực phẩm, ảnh hưởng xấu tới người tiêu dùng.

Xét nghiệm sàng lọc (chẩn đoán) các bệnh truyền nhiễm

Viêm gan A, E, B, C là những bệnh đặc biệt bị nghiêm cấm mắc với những người đang làm trong lĩnh vực thực phẩm. Xét nghiệm máu tầm soát chức năng gan là phương pháp quan trọng bậc nhất để phát hiện được dấu hiệu những căn bệnh này. Ngoài việc chẩn đoán để phát hiện kịp thời, loại bỏ nguy cơ lây lan trong cộng đồng, việc tầm soát viêm gan để chữa trị sớm còn nhằm ngăn chặn nguy cơ ung thư gan cho bệnh nhân.

Ngoài viêm gan, những bệnh như HIV, da liễu, nhiễm trùng,… cũng cần được thăm khám và tầm soát kỹ để sàng lọc nguy cơ gây bệnh cho xã hội thông qua con đường tiêu dùng thực phẩm.

Hiện nay, ngành thực phẩm tại Việt Nam đang có xu hướng phát triển mạnh và vươn tầm quốc tế. Do vậy, vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng được thắt chặt và nâng cao, ngay từ khâu đảm bảo sức khỏe cho những người lao động trong cùng lĩnh vực. Bằng cách khám sức khỏe thẻ xanh nghiêm túc và chuẩn mực, bạn đã và đang góp phần bảo vệ cho chính mình, cho doanh nghiệp và toàn xã hội.

Trên đây là những thông tin giúp bạn có thêm kiến thức về Khám sức khỏe thẻ xanh theo Thông tư 14. Hy vọng bạn sẽ nắm được mức giá phổ thông hiện nay và có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi thực hiện thăm khám tại bất kỳ cơ sở y tế nào nhé! Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết trên của ACC.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Cho tôi hỏi làm việc trong môi trường thực phẩm có cần khám sức khỏe thẻ xanh nữa không? Tôi làm bên lĩnh vực thực phẩm, vậy khi có thanh tra thẩm định, chỉ cần có hồ sơ khám sức khỏe có cần đính kèm thêm thẻ xanh không? Mong được giải đáp.
*
Nội dung chính

Người làm việc trong môi trường thực phẩm có cần khám sức khỏe thẻ xanh nữa không?

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định thông tư này áp dụng các đối tượng sau đây:

"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng1. Thông tư này hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, nội dung khám sức khỏe (KSK), phân loại sức khỏe và điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) được phép thực hiện KSK.2. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:a) Người Việt Nam, người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam KSK khi tuyển dụng, KSK định kỳ, KSK khi vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và các đối tượng khác;b) KSK cho người lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng."

Đối chiếu quy định trên, hiện nay thì chỉ có Thông tư 14/2013/TT-BYT hướng dẫn khám sức khỏe chung cho những đối tượng nêu trên.

Do đó, trường hợp của bạn làm việc trong ngành nghề thực phẩm cũng khám sức khỏe theo Thông tư 14 này, không kèm thẻ xanh nào khác.

Khám sức khỏe (Hình từ Internet)

Hồ sơ khám sức khỏe của người làm việc trong môi trường thực phẩm bao gồm những giấy tờ gì?

Theo Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định hồ sơ khám sức khỏe như sau:

"Điều 4. Hồ sơ khám sức khỏe1. Hồ sơ KSK của người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.2. Hồ sơ KSK của người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.3. Đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đề nghị KSK nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm: Giấy KSK theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này và văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó.4. Đối với người được KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm:a) Sổ KSK định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;b) Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp KSK định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách KSK định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện KSK định kỳ theo hợp đồng."

Theo đó, hồ sơ khám sức khỏe của người làm việc trong môi trường thực phẩm bao gồm những giấy tờ nêu trên.

Thủ tục khám sức khỏe của người làm việc trong môi trường thực phẩm được thực hiện như thế nào?

Theo Điều 5 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định thủ tục khám sức khỏe như sau:

"Điều 5. Thủ tục khám sức khỏe1. Hồ sơ khám sức khỏe nộp tại cơ sở KSK.2. Sau khi nhận được hồ sơ KSK, cơ sở KSK thực hiện các công việc:a) Đối chiếu ảnh trong hồ sơ KSK với người đến KSK;b) Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu theo quy định tại Điểm a Khoản này đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;c) Kiểm tra, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với người giám hộ của người được KSK đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;d) Hướng dẫn quy trình KSK cho người được KSK, người giám hộ của người được KSK (nếu có);đ) Cơ sở KSK thực hiện việc KSK theo quy trình."

Như vậy, thủ tục khám sức khỏe của người làm việc trong môi trường thực phẩm được thực hiện như trên.

Nội dung khám sức khỏe của người làm việc trong môi trường thực phẩm được quy định ra sao?

Theo Điều 6 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định nội dung khám sức khỏe bao gồm những nội dung như sau:

"Điều 6. Nội dung khám sức khỏe1. Đối với KSK cho người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.2. Đối với KSK cho người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.3. Đối với trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Sổ KSK định kỳ quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.4. Đối với trường hợp KSK theo bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại mẫu giấy KSK của chuyên ngành đó.

Xem thêm: Áp Dụng Định Mức Xoa Nền Bê Tông Mặt Đường, Mài Sàn Bê Tông

5. Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu: khám theo nội dung mà đối tượng KSK yêu cầu."

Như vậy, nội dung khám sức khỏe của người làm việc trong môi trường thực phẩm được quy định như trên.