Kiến trúc nhà ở Nhật Bản ngày nay ảnh hưởng nhiều bởi Bắc Âu, cùng những tinh hoa của kiến trúc Đông Á đặc biệt là Trung Quốc đã tạo nên một nét độc đáo trong phong cách thiết kế đương thời. Nhà ở Nhật Bản hiện đại đề cao sự tối giản, sang trọng và tinh tế, còn với nhà ở truyền thống ở Nhật ta lại thấy vẻ đẹp của sự hoài cổ, yên bình với những thiết kế thủ công có phần cầu kì hơn. Hãy cùng tìm hiểu về kiến trúc Nhật Bản hiện đại và truyển thống để thấy được những dấu ấn kiến trúc và con người Nhật Bản qua từng giai đoạn lịch sử.

Bạn đang xem: Kiến trúc hiện đại nhật bản


Nội dung bài viết

Nét đặc trưng trong kiến trúc nhà ở truyền thống Nhật Bản
Kiến trúc nhà ở hiện đại Nhật bản - Truyền cảm hứng cho chủ nghĩa tối giản

Nét đặc trưng trong kiến trúc nhà ở truyền thống Nhật Bản

Trước đây, những ngôi nhà ở truyền thống của Nhật Bản chủ yếu được xây dựng bằng gỗ và các vật liệu tự nhiên cơ bản như: giấy, rơm, đất sét,... Người Nhật xưa luôn chuộng không gian yên tĩnh, sự hoài cổ bởi vậy mà nhà ở thời điểm lúc bấy giờ cũng mang những đặc trưng thường thấy, có thể kể đến như:

Shoji

*

Hình ảnh Shoji sử dụng trong nhà ở kiến trúc truyền thống ở Nhật

Khi thiết kế nhà người Nhật không sử dụng kính mà dùng Shoji. Shoji được dùng để làm cửa ra vào, cửa sổ hoặc vách ngăn cách phòng, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng mà người ta sử dụng các tấm mờ hoặc trong suốt trên một khung lưới. Trong trường hợp làm cửa thì chúng sẽ được làm bằng giấy mờ, còn khi làm cửa sổ người ta thường sử dụng kết hợp các tấm trong suốt để tối ưu được ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài. Shoji rất nhẹ cũng chính vì thế mà chúng rất dễ di chuyển và tháo rời.

Fusuma

 

*

Fusuma - đặc trưng kiến trúc nhà ở Nhật Bản truyền thống

Fusuma là các tấm hình chữ nhật thẳng đứng đóng vai trò như cửa ra vào, có thể trượt từ bên này sang bên kia, đôi khi còn được dùng như bức tường ngăn các phòng với nhau. Nhờ vậy mà tối ưu được diện tích phòng, đồng thời sự ra vào các căn phòng trở nên linh hoạt, dễ dàng và tiện lợi hơn.

Wagoya

*

Wagoya - Nét đặc trưng của kiến trúc nhà ở Nhật truyền thống

Wagoya hay nói cách khác là khung gỗ truyền thống, là thiết kế bao gồm cột trụ và các xà ngang dùng để làm khung cho phần mái nhà thêm chắc chắn. Đây là sự phát triển vượt bậc về kĩ thuật làm mộc của người Nhật giúp gia cố phần mái nhà.

Engawa

*
 

Engawa - Nét đặc trưng của kiến trúc Nhật truyền thống

Engawa được biết đến là một dải viền của lát gạch, bao quanh xung quanh các phòng, bên ngoài của toà nhà, bên cạnh đó nó còn được sử dụng như một mái hiên. Ngoài ra đây còn là lớp ngăn cách giữa cửa Shoji và cửa chớp bão bên ngoài để bảo vệ ngôi nhà khỏi ảnh hưởng của môi trường bên ngoài .

Ranma

*

Hình ảnh Rama - Một nét đặc trưng truyền thống trong thiết kế nhà ở Nhật

Trong kiến trúc Nhật Bản, Rama là những tấm gỗ phía bên trên Shoji hoặc Fusuma. Chúng thường được chạm khắc rất tỉ mỉ và có vai trò vô cùng quan trọng trong căn nhà bởi Rama không chỉ là vật trang trí tinh xảo mà còn có chức năng dẫn ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài vào trong căn phòng. 

Tokonoma

*

Tokonoma - Đặc trưng tiêu biểu trong phong cách kiến trúc nhà ở Nhật Bản

Tokonoma là một không gian âm tường trong phòng khách, đây cũng chính là nơi trưng bày những đồ nghệ thuật như là tranh thư pháp, tranh cuộn, Bonsai, Shodo, hay Ikebana…của chủ nhà. Khi tiếp khách trước Tokonoma khách và chủ nhà bắt buộc phải tuân theo một số quy tắc về ứng xử và nghi thức. Ví dụ, khi khách đến chơi nhà, để thể hiện sự khiêm tốn của mình chủ nhà sẽ mời khách ngồi ở vị trí gần Tokonoma và quay lưng lại phía nó để trò chuyện. 

Amado

*

Amado trong căn nhà kiến trúc Nhật Bản truyền thống

Amado còn được gọi là những cánh cửa chớp bão được dùng để bao bọc ngôi nhà tránh những tác nhân từ bên ngoài như bão lũ, động đất,... Với thiết kế gồm 2 tấm ván chất liệu bằng gỗ hoặc kim loại chúng có thể giúp cho căn phòng, ngôi nhà an toàn và bảo mật hơn. Một điều đặc biệt nữa là chúng có thể biến đổi hoàn toàn vẻ bề ngoài của ngôi nhà, ban ngày cửa mở ta có thể thấy sự thông thoáng, sáng sủa còn khi màn đêm buông xuống Amado đóng lại căn nhà như một chiếc hộp được bao quanh bởi bức tường và ván gỗ. 

Genka

*

Genka - Lối vào chính của nhà Nhật Bản truyền thống

Genka là lối vào chính của căn nhà, có những bậc tam cấp nơi để giày dép bên ngoài. Thông thường sẽ có một tủ giày để bên cạnh khu vực này. Genkan thường được thiết kế khá rộng rãi để khách có thể đứng lại để tháo giày dép trước khi bước vào nhà. Theo phong tục của người Nhật, việc đi giày dép vào trong nhà là một hành động thiếu tôn trọng.

Tatami

*

Tấm thảm trải sàn truyền thống Tatami

Tatami được dùng để lát sàn nhà truyền thống của Nhật. Những căn phòng lát sàn bằng Tatami còn được gọi là Phòng Tatami. Thông thường người ta thường xếp chặt các tấm nệm hình chữ nhật có kích cỡ bằng nhau để tạo thành một tấm thảm lớn. Tatami được coi là một nét đẹp văn hoá truyền thống của người Nhật từ xa xưa với phong tục ngồi và ngủ trên sàn nhà. Với chất liệu bằng rơm, Tatami đem lại cảm giác mềm mại, dễ chịu cho con người khi đứng hoặc ngồi trên đó.

Chabudai

*

Hình ảnh Chabudai - Nét đặc trưng của nội thất Nhật

Chabudai là một chiếc bàn chân ngắn được sử dụng trong các ngôi nhà truyền thống của Nhật. Chúng thường được đặt lên những tấm thảm mềm Tatami và mọi người ngồi trong chiếc bàn đó sẽ ngồi lên Zabuton hoặc ngồi trực tiếp lên Tatami chứ không sử dụng ghế. Điều đặc biệt của Chabudai là chân gấp rất linh hoạt, có thể di chuyển hay cất giữ một cách dễ dàng. Chính vì vậy mà chúng được dùng trong nhiều mục đích khác nhau, từ bàn học, bàn làm việc cho tới bàn ăn,... 

Zabuton

*

Hình ảnh Zabuton - Đặc trưng của đất nước Nhật Bản

Zabuton là tấm đệm ngồi mỏng thường được sử dụng để ngồi trên sàn hoặc cũng có khi được dùng làm đệm cho ghế để tạo sự thoải mái, dễ chịu khi ngồi. Sử dụng Zabuton từ lâu đã trở thành thói quen của người Nhật Bản và đi vào nhiều khía cạnh của nền văn hoá.

Kotatsu

*

Kotatsu - Một đặc trưng không thể thiết trong nhà ở Nhật Bản

Kotatsu là một khung bàn thấp bằng gỗ được phủ bằng nệm hoặc chăn dày, trên đó có một mặt bàn. Bên dưới được trang bị một nguồn điện tích hợp sẵn dùng để sưởi ấm. Trong những ngày mùa đông giá rét ở Nhật người ta thường quây quần bên Kotasu để cùng sưởi ấm chân, thư giãn, dùng bữa, trò chuyện,... 

Kamidana

*

Bàn thờ Kamidana

Kamidana dùng để chỉ bàn thờ nhỏ được dùng để cúng bái, thờ phụng Kami thần đạo và tưởng nhớ những người thân đã mất trong gia đình. Ở Nhật người ta thường thắp hương vào mỗi buổi sáng và dâng những vật may mắn, thực phẩm (trái cây, gạo, nước, bánh, …) 

Ofuro

*

Bồn tắm Nhật Bản truyền thống - Ofuro

Ofuro là bồn tắm truyền thống ở đất nước hoa anh đào, bồn tắm thường được đặt ở nơi riêng, tách biệt nhà vệ sinh và có phòng thay đồ ở bên cạnh. Chúng được thiết kế nhỏ và cao để chứa được một lượng nước lớn. Theo phong tục của người Nhật, trước khi bước vào bồn tắm cần phải tắm sạch sẽ ở một khu riêng biệt sau đó mới được ngâm mình vào bồn tắm để thư giãn. 

Irori

*

Bếp lò truyền thống Irori

Irori là một lò sưởi ltruyền thống tại Nhật Bản được dùng để sưởi ấm nhà và nấu nướng. Chúng bao gồm một cái hố vuông có lót đá và được trang bị một cái móc cố định còn được gọi là jizaikagi để thực hiện các thao tác điều chỉnh như nâng hoặc hạ nồi, được dùng vừa để nấu nướng vừa dùng để sưởi ấm căn phòng. 

Sudare

*

Hình ảnh Sudare trong nhà ở Nhật Bản truyền thống

Sudare dùng để chỉ chiếc mành, được tạo bởi thanh ngang trang trí bằng gỗ, tre, hoặc các vật liệu tự nhiên khác được đan lại với nhau bằng sợi dây. Chúng thường được sử dụng để che chắn hiên và các khoảng hở khác trong nhà để tránh các yếu tố từ bên ngoài như nắng, mưa hay côn trùng bay vào nhà. Chính vì vậy mà chúng thường được sử dụng vào mùa xuân và mùa hè nhằm cho những làn gió mát thổi qua và ngăn ánh mặt trời chói chang bên ngoài.

Byobu

*

Hình ảnh Byobu Nhật Bản

Byobu là cửa gấp Nhật Bản thường được sử dụng rất phổ biến ở những ngôi nhà kiểu Nhật. Với thiết kế tinh xảo, nghệ thuật, Byobu không chỉ giữ vai trò là vật phân vùng cho những khu vực riêng tư như nhà tắm, phòng ngủ mà còn là một vật trang trí giúp cho những nơi riêng tư trở nên đẹp hơn. 

Kiến trúc nhà ở hiện đại Nhật bản - Truyền cảm hứng cho chủ nghĩa tối giản

Kiến trúc nhà ở Nhật Bản hiện đại là một sáng tạo đặc biệt của người Nhật, kết tinh từ sự hoài cổ của phong cách truyền thống cùng sự tối tân của kiến trúc Nhật Bản hiện đại, mang lại cảm giác sang trọng, tinh tế và tối giản. Dù là trong quá khứ hay ở hiện tại thì phong cách nhà ở của người Nhật vẫn để lại dấu ấn khó phai bởi thiết kế tự nhiên, tinh tế, điều này đã tạo cảm hứng mạnh mẽ cho chủ nghĩa tối giản của người Nhật. 

Màu sắc trung tính, gam màu tự nhiên

Kiến trúc nhà ở Nhật Bản hiện đại ngày nay luôn mang trong mình sự tinh tế khiến bất kì ai cũng phải ngưỡng mộ, đặc biệt là sự tinh tế trong màu sắc. Thay vì chú trọng vào màu sắc nổi bật như phương Tây, người Nhật lại tập trung vào những gam màu không quá nổi bật trong không gian. Họ thường lựa chọn những gam màu tự nhiên, màu trầm hoặc trung tính để mang đến một không gian trang nhã, ấm cúng và có phần thân thiện hơn. Ngoài ra hình khối và đường nét thiết kế cũng là điểm rất được chú trọng.

*

Màu sắc trang nhã đặc trưng trong kiến trúc nhà ở hiện đại Nhật Bản

Hệ thống cửa lớn

Ở mọi thiết kế của người Nhật đều hướng về thiên nhiên, họ luôn mong muốn có được cuộc sống bình yên, hoà hợp với thiên nhiên. Vì lẽ đó họ dùng những khung cửa sổ có kích thước lớn để tối ưu được ánh sáng và gió tự nhiên vào trong nhà, đồng thời cũng khiến cho không gian được rộng mở và thoáng đãng hơn. Trước kia người Nhật chuộng khung cửa hình tròn và kích thước khá nhỏ, tuy nhiên sau này cửa sổ khung vuông hay khung chữ nhật lại được ưa chuộng hơn hẳn bởi tính thẩm mỹ cao và sự tiện nghi.

*

Nhà ở Nhật Bản hiện đại với cửa sổ lớn

Vật liệu nội thất bằng gỗ

Dù là kiến trúc nhà ở hiện đại hay truyền thống ta vẫn thấy một nét đặc trưng đó là sử dụng gỗ trong mọi thiết kế. Tuy nhiên, ở phong cách kiến trúc hiện đại người Nhật không sử dụng những bức tường Fusuma như kiến trúc truyền thống mà thay vào đó là sử dụng gỗ cho tường, trần, nội thất mỏng nhẹ vừa để gìn giữ nét đẹp truyền thống vừa mang lại cảm giác mới lạ và sự hài hoà với thiên nhiên trong không gian sống.

*

Nội thất bằng gỗ - Đặc trưng của kiến trúc Nhật hiện đại

Không gian xanh

Một điểm nổi bật nhất mà ở kiến trúc truyền thống hay hiện đại ta đều bắt gặp đó là người Nhật vẫn luôn dành cho mình một góc nhỏ để tạo không gian xanh. Đây có thể là một góc sân vườn ngoài trời, trong nhà hay thậm chí là những chậu cây xanh nhỏ xinh được đặt ngay ngắn... tất cả đều góp phần tạo nên không gian sống lý tưởng, tạo cảm giác thoáng mát và thân thiện hơn bao giờ hết.

*

Không gian xanh được nhìn từ phòng khách mang đậm phong cách người Nhật

Tạm kết

Không cầu kì, hoa lệ như Châu Âu, kiến trúc Nhật hướng tới chủ nghĩa tối giản, tiện nghi và tinh tế như chính con người nơi đây. Nét đẹp ấy là sự khác biệt lớn nhất tạo nên giá trị, vẻ đẹp riêng trong mọi thiết kế. Kiến trúc nhà ở Nhật Bản hiện đại kế thừa tinh hoa của truyền thống và sự cách tân, sáng tạo của con người thời đại mới từ đó tạo nên một phong cách kiến trúc sang trọng, độc đáo và vô cùng tinh tế. Sự tinh tế đó không chỉ được nhìn thấy bằng mắt, mà còn cần cảm nhận bằng tất cả các giác quan…

Kiến trúc nhật bản hiện đại được chia làm 4 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ thời kỳ 1955 đến 1964 Tokyo Olympic Games, khi xã hội và tổ chức quốc gia được thay đổi mới. Đây là thời điểm mà xã hội bắt đầu xây dựng bền vững, đầy thách thức không chỉ trong lĩnh vực kiến trúc mà còn ở mọi lĩnh vực khác.

Giai đoạn thứ hai từ 1965 đến 1973. Sau giai đoạn Olympics, Nhật Bản đã có danh tiếng như một trung tâm quyền lực kinh tế, và cũng đã xây dựng được tầm cao mới trong kiến trúc hiện đại. Thời điểm này, có hai lĩnh vực được thể hiện ra đó là cuộc sống và việc giải trí của người dân Nhật Bản, và những mâu thuẫn xung đột cúa chúng. Điều quan trọng thay trong đổi xã hội thời điểm này là khi ứng dụng công nghệ đường sắt cao tốc đầu tiên Shinkansen phục vụ cho Thế vận hội. Kết quả, sự di chuyển và phân phối trong nền kinh tế đã thúc đẩy Nhật Bản dần dần và trở thành một trung tâm quyền lực thế giới. Nói rộng ra, sự phát triển của những dự án qui hoạch khu ngoại ô và những ngôi nhà mới đã tăng chất lượng cuộc sống của người dân lên tầm mới.

Giai đoạn thứ ba từ 1974 đến 1985, được gọi là "giai đoạn trưởng thành". Những dự án xây dựng qui mô lớn và rộng khắp được xây dựng trong giai đoạn 1 và 2 đã gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường, rác thải công nghiệp và giảm giá trị môi trường sinh sống khu ngoại ô. Năm 1974, lại xảy ra những vấn đề liên quan đến khủng hoảng dầu mỏ, kinh tế suy giảm, môi trường sống. Đã có những thay đổi về kết cấu công nghiệp và sản xuất, thay đổi trong công nghiệp dịch vụ và phân phối hàng hóa, và thay đổi trong nội tại của cơ cấu xã hội dẫn đến sự định hình và trưởng thành về mặt cấu trúc xã hội.

Cuối cùng, giai đoạn thứ 4 là những năm sau 1986, khi xã hội đã mang những đặc tính riêng biệt, lại muốn theo đuổi tính toàn cầu. Đây là giai đoạn nhận thức và xem xét giá trị truyền thống và đồng thời trải nghiệm sự thịnh vượng kinh tế cũng như bong bóng tài chính đổ vỡ tại Nhật Bản. Đây cũng được xem là lúc được yêu cầu xem xét để nhận ra những khả năng mới và ôn lại những điều xảy ra trong quá khứ.

Để hiểu rõ về kiến trúc nhật bản hiện đại, chúng ta cần biết rõ về mối quan hệ giữa kiến trúc hiện đạivăn hóa truyền thống nước Nhật. Khi thế giới nắm bắt xu hướng thiết kế hiện đại trong thế kỷ thứ 20, kiến trúc sư Châu Âu và Mỹ đã đối mặt với một thách thức về những đặc trưng của kiến trúc tối giản để cho ra những sản phẩm đơn giản nhất. Các kiến trúc sư Nhật Bản nắm bắt rõ nhưng đã không nhất thiết chia sẻ vấn đề khó khăn này.

Thông qua qua lịch sử của nước Nhật, khái niệm về tính đơn giản, khiêm tốn, và tính tinh khiết đã dẫn dắt thiết kế kiến trúc. Những gì mà người khác gọi là hiện đại, người Nhật lại tuyên bố rằng đó chỉ là truyền thống. Tất nhiên, sáng tạo ra kiến trúc hiện đại đã đối diện nhiều thách thức tại Nhật Bản. Việc kết hợp một cách nghệ thuật của hương vị hiện đại với tôn trọng giá trị truyền thống là cách xây dựng một lối kiến trúc riêng. Một ví dụ rất đặc thù, thay vì đơn giản cho phép các giá trị truyền thống lắng đọng trong các mô thức lặp đi lặp lại, nhiều họa sĩ Nhật đã sáng tạo ra giá trị truyền thống thông qua một hình thức nghệ thuật mới như nghệ thuật vẽ tranh Anime. Dù vậy, kiến trúc tại nước Nhật cũng chỉ là một phần trong xu hướng văn hóa đa dạng để đánh giá cách nhận biết một nước Nhật hiện đại.

Điều này đã được nói rằng, chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng vài đặc tính của nền kiến trúc hiện đại Nhật Bản. Một trong những điểm nhấn chính là kiểu dáng đơn giản và cách xử lý rất tự nhiên với vật liệu. Khi những điều trên xem là chủ nghĩa kiến trúc hiện đại, thì kiến trúc Nhật Bản lại khai thác ý tưởng gìn giữ tinh thần và triết lý đạo Shinto và Phật giáo trong nhiều thế kỷ. Một trong những bậc thầy đó là Tadao Ando, người chiến thắng giải The Pritzker trong năm 1995.

Một trong những kiến trúc sư Nhật Bản nổi tiếng - Tadao Ando

Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tôn giáo và tính mỹ thuật Nhật bản, những công trình của Tadao được định nghĩa là có hình thức đơn giản kết hợp những kết cấu một cách hợp lý và phức tạp. Thật ra, phong cách của ông ấy đã được nói ra để chia sẻ triết lý mỹ thuật của một loại hình nghệ thuật khác: Haiku. Trong Haiku, tinh thần sâu lắng, triết lý, và ý nghĩa cá nhân có thể được khám phá thông qua những kiểu dáng đơn giản. Ông Ando đã tiếp thu được điều này thông qua việc sử dụng bê tông và kính phẳng và trơn láng. Vật liệu được dùng một cách tự nhiên, không trang trí, thể hiện rõ tính đơn giản và chân thật nhất của kết cấu công trình.


*
Nhà thờ Ánh Sáng. Photo: https://en.wikipedia.org
Phong cách thiết kế kiến trúc của ông Ando nói rằng đã sáng tạo ra một hiệu ứng "Haiku", nhấn mạnh đến giá trị hư vô và không gian trống trải để biểu lộ một vẻ đẹp đơn giản. Ông ấy yêu thích thiết kế một dự án phức tạp nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp đơn sơ. Là một kiến trúc sư, ông Tadao tin rằng kiến trúc có thể thay đổi xã hội, rằng "thay đổi một chỗ ở thì dẫn đến thay đổi một thành phố, và từ đó hình thành một xã hội". Ông Werner Blaser, kiến trúc sư nổi tiếng nước Thụy Điển đã nói "Những công trình tuyệt vời của ông Tadao Ando sáng tạo có bản sắc rất đáng ghi nhớ và dĩ nhiên thông qua việc giới thiệu đến cộng đồng, chúng lại rất hấp dẫn công chúng và thúc đẩy tiếp cận thị trường.

Một số công trình Kiến trúc nhật bản hiện đại khác tiêu biểu:

Người Nhật đã có những ý tưởng thiết kế hiện đại kết nối với kiến trúc truyền thống của họ. Dấu hiệu nổi bật là họ sử dụng gỗ, khung cảnh nhìn lớn và trang trí theo lối tối giản. Tính đương đại được chấp nhận trong kiến trúc Nhật Bản như là những đặc trưng và cho mục đích sử dụng khác nhau, kết hợp trường phái tối giản, và cảnh vật thiên nhiên là điều rất rõ ràng trong các công trình kiến trúc ở thành phố lớn tại Nhật Bản. Hãy xem qua một số công trình tiêu biểu sau.

1. Japanese Kindergarten Built Around A Tree

Fuji Kindergarten, một trường mẫu giáo nằm tại thành phố Tachikawa, nước Nhật. Nó được xây dựng bao quanh cây du Zelkova. Công trình được xây dựng kết hợp chất liệu Kính, thép và gỗ với nhau bao quanh thân cây tạo không gian giúp cho trẻ em có thể vui đùa và khám phá. Cái cây này có tuổi đời hơn 50 năm, đã từng bị bật gốc sau đó được trồng lại và giờ đây trở thành mái nhà cho toàn bộ góc sân chơi. Công trình này do văn phòng kiến trúc Tezuka Architects thực hiện.


*
Trường mẫu giáo Fuji. Photo: https://www.archdaily.com
2. Japanese Architect Created An Unique Forest House For 2 Retired Ladies

Công trình có kiểu dáng 5 cái lều nhìn rất bắt mắt, thiết kế hoàn hảo kết hợp chủ nghĩa tối giản và phong cách sinh thái. Công trình diện tích 100m2 nằm tại đỉnh núi Shizuoka Prefecture, Nhật Bản. Thiết kế bởi Issei Suma cho hai quí bà về hưu khoảng độ tuổi 60. Một là công nhân xã hội và một là đầu bếp. Họ muốn phục vụ và chia sẻ đến cộng đồng tại công trình này cho đến cuối đời.


*
Nhà lều. Photo: https://www.archdaily.com
3. Preschool In Japan Collects Rainwater Into Puddles For Kids To Play In

Trường mẫu giáo The Dai-Ichi Yochien được xây dựng tại thành phố Kumamoto City, miền nam nước Nhật. Công trình có thiết kế ấn tượng với chủ ý "Kids be kids". Điểm nhấn của công trình là sân trường thiết kế một hố lõm chứa nước mưa để trẻ có thể dậm chân, nhảy nhót vui đùa trong nước.


*
Trường mẫu giáo The Dai-Ichi Yochien. Photo: https://www.archdaily.com
4. Namba Parks In Osaka

Một trung tâm thương mại để mọi người đến mua sắm và thưởng thức, trải nghiệm những cây xanh và hoa tươi như công viên.


*
Công viên Namba. Photo: https://www.archdaily.com
5. Sugamo Shinkin Bank In Kawaguchi

Ngân hàng Sugamo Shinkin có diện tích 580m2, được thiết kế bởi công ty Emmanuelle moureaux architecture + design. Công trình được thiết kế với khẩu hiệu "Chúng tôi hân hạnh phục vụ những quí khách hạnh phúc".

Xem thêm:


6. House & Garden, Tokyo

Ngôi nhà phố 5 tầng được thiết kế bởi kiến trúc sư Ryue Nishizawa. Nằm tại một quận đông đúc, công trình này là nhà ở và văn phòng của hai nhà văn. Mặt tiền công trình chỉ có 4m, nên công trình được thiết kế bằng vách kính để tránh làm bó hẹp không gian nội thất.


7. Transparent House In Japan

Công trình nằm tại Tokyo, được thiết kế bởi Sou Fukimoto Architects, được biết đến với tên gọi House NA. Nội thất của công trình gần như không có thiết kế tường ngăn. Phần lớn là vách kính để đón nhận ánh sáng tự nhiên, nhưng lại gây cảm giác thiếu sự riêng tư.


Nguồn tham khảo:

https://www.archdaily.com - Photos

https://ssarbkimbo12.github.io - All about japanese modern architecture

https://www.boredpanda.com - 52 Of The Most Amazing Examples Of Modern Japanese Architecture