Mì ăn liền hay còn gọi là mì gói, mì tôm có lẽ là thực phẩm thông dụng và phổ biến nhất hiện nay. Trong khi các công đoạn nấu mì sợi rất mất thời gian thì việc nấu một gói mì ăn liền lại đơn giản đến mức trẻ nhỏ vẫn có thể tự làm được. Điều quan trọng là nó cực nhanh, chỉ 3 phút là bạn đã có tô mì nóng hổi ăn ngay.

Bạn đang xem: Lịch sử mì ăn liền



Tính ra từ trước đến giờ, bạn đã ăn bao nhiêu gói mì ăn liền? Có khi cả ngàn gói rồi chứ không ít, nhưng có bao giờ bạn tìm hiểu xem ai đã phát minh ra món ăn trên cả tuyệt vời này không? Cùng tìm hiểu một chút về những gói mì ăn liền tiện lợi này bạn nhé.

Nguồn gốc ra đời của mì ăn liền

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nạn đói bắt đầu hoành hành ở Nhật Bản, lương thực trong tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng. Lúc này, Mỹ đã viện trợ cho Nhật một số lượng lớn bột mì và khuyến khích người dân Nhật Bản làm ra bánh mì để cứu đói.



Trong lúc này, một người đàn ông có tên là Momofuku Ando lại nghĩ rằng tại sao phải làm bánh mì trong khi có thể tự làm mì sợi từ bột mì. Bởi từ lâu trong văn hóa Nhật Bản, mì sợi là món ăn truyền thống đã gắn bó lâu đời.



Ông Ando nghiên cứu thành công mì ăn liền

Nghĩ là làm, ông Ando bắt tay ngay vào việc nghiên cứu tạo ra loại mì sợi mới với tiêu chí lâu hỏng, vị ngon và nấu nhanh. Ông Ando đã mất cả năm trời mới tìm ra được cách bảo quản mì lâu hỏng. Nhưng thật khó để duy trì hương vị lẫn kết cấu sợi mì sau một thời gian dài.



Cho đến một ngày nọ, ông Ando nhìn thấy vợ mình nấu bữa tối và ông thử ném một ít sợi mì vào chảo dầu đang sôi. Ngay lập tức, ông nhận ra sợi mì trở nên giòn cứng lại và giữ nguyên hình dạng ban đầu, điều mà ông đã tìm kiếm bấy lâu nay. Thế là món mì ăn liền của ông Ando ra đời và nhanh chóng trở thành cơn sốt khắp thị trường trong và ngoài nước từ đó.

Gói mì ăn liền đầu tiên mang hương vị gà

Vào những năm 1950, ông Ando thành lập công ty Nissin và mì gói vị gà đầu tiên được bày bán. Tiếp sau đó, vào năm 1978, công ty Nissin bắt đầu cho ra đời mì ăn liền dạng ly. Doanh thu của công ty ngày càng tăng và ông Ando nhanh chóng trở thành biểu tượng ẩm thực cũng như niềm tự hào của Nhật Bản.



Đến năm 2005, sự nghiệp mì gói của ông Ando bước lên một tầm cao mới khi ông phát minh ra "mì không gian" đầu tiên trên thế giới. Cũng như tên gọi, loại mì này có thể ăn trong không gian không trọng lực dành cho các phi hành gia.

Hiện nay, tại Nhật Bản thì thị phần và doanh số của Nissin luôn đứng đầu trong suốt hơn 55 năm qua cùng 47 nhà máy sản xuất với 1.200 loại mì khác nhau trên khắp thế giới.

Đa dạng các loại mì khác nhau trên thế giới

Từ thành công ban đầu của ông Ando, các công ty thực phẩm trên thế giới cũng bắt tay vào làm ra loại mì đặc trưng riêng cho mỗi quốc gia. Và trải qua gần 60 năm kể từ khi gói mì ăn liền đầu tiên xuất hiện cho đến nay, trên thị trường đã phát triển đa dạng nhiều loại mì khác nhau đến từ các quốc gia trên khắp thế giới. Theo sự đa dạng đó thì hương vị, nguyên liệu, kết cấu sợi mì cũng được cải tiến đáng kể hơn rất nhiều.


Và cho đến thời điểm này thì mì ăn liền chưa bao giờ giảm độ "hot". Bởi đây là món ăn vừa rẻ vừa tiện lại nhanh chóng nên có thể tận dụng mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt, ẩm thực với mì gói không chỉ là mì úp nước sôi đơn điệu mà còn được sáng tạo thêm nhiều cách nấu với đủ loại nguyên liệu khác nhau giúp món mì trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Đặc biệt, đêm khuya đói bụng mà có tô mì trứng, thịt băm thêm một ít ớt và rau xanh thì ngon tuyệt hảo.

*
*
*

Trang Chính
Ban Giám Hiệu
Ban Quản lý Dự Án TRIGChương trình liên kết đào tạo Thạc sĩ Đại học Victoria
Công đoàn
Đảng Bộ Trường
Đăng Kí Thi Năng Khiếu
Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020Đoàn Thanh Niên - Hội Sinh Viên
Hệ thống các văn bản
Hội thảo nghiên cứu khoa học
Hội Thi Olympichttp://CIDMath6.hueni.edu.vn
Khoa Công Nghệ Thông Tin
Khoa Địa LýKhoa Giáo dục Chính trị
Khoa Giáo dục Đặc biệt
Khoa Giáo dục Mầm non - Department of Early Childhood Education
Khoa Giáo dục Quốc phòng
Khoa Giáo dục Thể chất
Khoa Giáo dục Tiểu học
Khoa Hóa học
Khoa Khoa Học Giáo Dục
Khoa Lịch Sử
Khoa Ngữ Văn
Khoa Sinh học
Khoa Tiếng Hàn Quốc
Khoa Tiếng Nga
Khoa Tiếng Nhật - 日本語学部Khoa Tiếng Pháp - Département de français
KHOA TIẾNG TRUNG - 中文系 Khoa Toán-Tin
Khoa Vật LýKỉ niệm 35 năm ngày thành lập trường
Kỷ niệm 40 năm thành lập trường
Main site - English
Nhà Xuất Bản
Phổ biến giáo dục pháp luật
Phòng Công Nghệ Thông Tin
Phòng Công tác Chính trị và Học sinh, sinh viên
Phòng Đào Tạo
Phòng Hợp tác Quốc tếPhòng Kế Hoạch Tài Chính
Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng
Phòng Khoa học Công nghệ & Môi trường - Tạp chí Khoa học
Phòng Quản trị Thiết bị
Phòng Sau Đại Học
Phòng Thanh tra đào tạo
Phòng Tổ Chức Hành Chính
Survey
Thi cấp chứng chỉ tiếng Anh
Thông tin tuyển sinh
Tổ Giáo dục Nữ công
Tổ Ngoại ngữ
Trạm Y tếTRUNG TÂM GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT THUẬN ANTrung tâm Hàn Quốc Học
Trung tâm Ngoại ngữ
Trung tâm ngoại ngữ - Chi nhánh 6TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SƯ PHẠMTrung Tâm Sejong
Trường Trung học Thực Hành-Khối chuyên ĐHSPTuyển sinh Sau Đại học
“Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; phát triển giáo dục mũi nhọn; rèn luyện năng lực vận dụng sáng tạo của học sinh vào thực tiễn cuộc sống”
Giới Thiệu
Thông tin các đơn vị
Hoạt động đoàn thể
menu thông tin
Bài viết cộng tác
Trường TH Thực hành - Khối chuyên ĐHSP Bài viết cộng tác Bài viết cộng tác của học sinh CÂU CHUYỆN MÌ ĂN LIỀN
CÂU CHUYỆN MÌ ĂN LIỀN
*
*
*
Mardi, 01 Novembre 2016 09:38

Tên: Võ Minh Anh

Lớp: 11.5

BÀI VIẾT CỘNG TÁC CHO WEBSITE TRƯỜNG THTH ĐHSP

Câu chuyện về mì ăn liền

Mỳ ăn liền (instant noodle) được người Nhật coi là biểu tượng về nền văn hóa của đất nước mặt trời mọc. Trong một cuộc thăm dò, người dân Nhật Bản còn xếp phát minh này lên ngôi số một, trên cả các phát minh lừng danh như karaoke, máy nghe nhạc Walkman, máy trò chơi điện tử Nintendo cũng của người Nhật.

Người sáng chế ra món ăn vô cùng tiện lợi này là ông Momofuku Ando còn được gọi là "Vua mỳ ăn liền" hoặc "Cha đẻ của mỳ ăn liền(Noodles papa). Ông đã từng có tên trong danh sách những nhân vật có tầm ảnh hưởng ở châu Á do Tạp chí Time Asia bình chọn.

Momofuku Ando là người Nhật gốc Trung Quốc, sinh năm 1910 tại Đài Loan, khi đó là thuộc địa của Nhật.

Mồ côi cha mẹ từ khi còn nhỏ, Ando sống với ông bà, lớn lên cậu bé bắt đầu làm việc trong cửa hiệu bán vải lụa của ông nội tại thành phố Đài Nam, miền Nam đảo Đài Loan.

Năm 22 tuổi, Ando sử dụng tài sản thừa kế từ cha mẹ làm vốn mở một công ty kinh doanh sợi dệt. Hồi ấy, do ít người buôn hàng dệt kim nên công ty của ông có điều kiện ăn nên làm ra. Nhờ thế, một năm sau, Ando đã đủ vốn sang Nhật Bản mở công ty ở Osaka, thành phố lớn thứ hai nước này, chuyên kinh doanh hàng dệt kim và thiết bị máy móc. Đồng thời ông cũng theo học khoa kinh tế của trường đại học Ritsumeikan ở đây.

Cuối thời gian chiến tranh Thái Bình Dương, các đợt ném bom rải thảm của quân đội Đồng Minh đã san bằng thành gạch vụn hầu như tất cả các đô thị và cơ sở công nghiệp ở Nhật, trong đó có nhà máy và cửa hiệu của Ando.

Nền kinh tế cả nước bị tàn phá thảm hại chưa từng thấy, hàng chục triệu người không có việc làm; lương thực và năng lượng như điện, than, dầu đều vô cùng khan hiếm. Không chịu bó tay chờ sự cứu tế của người Mỹ, Momofuku Ando chuyển sang kinh doanh hàng bách hóa và thực phẩm.

Năm 1948, ông thành lập công ty thực phẩm Nissin. Hồi ấy, Nhật Bản thiếu thốn lương thực, hầu hết ăn bột mỳ do Mỹ viện trợ, mặc dù thực phẩm quen thuộc là gạo. Chính quyền Nhật đề chủ trương dùng bột mỳ làm thành bánh mỳ và phát động phong trào khuyến khích toàn dân làm và ăn bánh mỳ theo kiểu người Âu Mỹ cho nhanh và tiện, đỡ phải đun nấu tốn thời gian và nhiên liệu, là thứ hồi đó rất khan hiếm. Ando không tán thành cách làm ấy, ông cho rằng nên khuyến khích dùng bột mỳ làm thành một dạng mỳ sợi ăn liền, vì dân Nhật hàng ngàn năm nay đã quen ăn gạo và mỳ sợi rồi.

Những khi thấy người ta xếp hàng dài ngoài phố trong băng tuyết để chờ mua một tô mì nóng,Ando cứ băn khoăn với ý nghĩ nếu có thể làm ra một loại mỳ sợi chẳng cần đun nấu lâu, chỉ cần đổ nước sôi vào là ăn được ngay thì tiện biết bao.

Khó nhất là làm thế nào để sợi mỳ có thể nhanh chóng hút được nước sôi và chín ngay. Một lần để ý thấy bà vợ dùng dầu xào nấu thức ăn, ông nảy ra ý nghĩ mình cũng dùng dầu chiên cho sợi mỳ nở ra thì nó sẽ nhanh chóng hút nước. Nhưng Ando cũng phải thí nghiệm hàng trăm lần mới thành công. Để sợi mỳ có vị ngon, ông ngâm nó vào loại soup nấu từ xương bò hoặc xương gà, rồi sấy khô.

Loại thực phẩm này không cần đun nấu, chỉ cần cho vào bát, rót nước sôi vào đậy kín, để một lúc là ăn được ngay, rất tiện cho người Nhật thời buổi khó khăn bấy giờ; vì thế bán rất chạy.

Hơn nữa vào hồi ấy, nước Nhật đang nhanh chóng công nghiệp hóa, ai nấy đều thiếu thời gian, do đó thực phẩm ăn liền ngày càng được tiêu thụ nhiều.

Để sản xuất với quy mô lớn, tháng 12 năm ấy, Ando mở rộng công ty Thực phẩm Nissin Food Products Co. Thật may cho ông, khi đang thiếu vốn thì năm sau, hãng Mitsubishi, một tập đoàn công nghiệp khổng lồ ở Nhật nhảy vào hỗ trợ quảng bá món ăn nhanh này, giúp cho mì Ramen mau chóng tăng sản lượng nhiều lần trong một nước Nhật đang nhanh chóng công nghiệp hóa.

Để giữ uy tín sản phẩm của mình, Ando làm đơn xin đăng ký thương hiệu và bằng sáng chế. Năm 1962, công ty ông được chính thức đăng ký nhãn hiệu sản phẩm và được cấp bằng sáng chế mỳ ăn liền. Sau đó Ando gửi công văn cảnh cáo các công ty làm nhái sản phẩm của ông.

Nhưng đến năm 1964, Ando lại có một cử chỉ hào hiệp là chấm dứt độc quyền sản xuất mỳ ăn liền, thành lập Hội Công nghiệp Mỳ sợi Nhật Bản (Instant Food Industry Association) và công khai sáng chế của mình, chuyển nhượng công nghệ cho các công ty khác, để họ cùng được hưởng lợi.

Ông bắt đầu nghĩ rộng hơn, tới chuyện bán sản phẩm ra nước ngoài. Trong chuyến thăm dò thị trường Mỹ năm 1966, Ando quan sát thấy người Mỹ khi ăn thì dùng thìa nĩa và đĩa chứ không dùng đũa và bát như người Nhật.

Xem thêm:

Ông nảy ra ý định đóng gói mỳ ăn liền vào trong những chiếc cốc to bằng giấy dày không thấm nước, đổ nước sôi vào một lúc là ăn được, mỳ ăn liền phiên bản này siêu tiện dụng.