Mực ngày xưa gọi là Hắc (màu đen). Thời cổ đại người Trung Quốc đã biết dùng mực để viết chữ và vẽ lên các đồ vật. Theo Hàn Phi Tử thì “ Thuấn thiện thiên hạ nhi truyền chi Vũ, Vũ tác tế khí, mặc nhiễm kì ngoại, chu họa kì nội” (Vua Thuấn được thiên hạ phục tùng, sau truyền ngôi cho Vũ. Vua Vũ chế tác đồ cúng, bên ngoài nhuộm màu đen, bên trong trang trí màu đỏ). Sách Lễ ký ghi rằng “Thời cổ đại khi xuất hành, khi săn bắn, cũng tế trời đất hay khi phát động chiến sự đều bói mai rùa bằng cách lấy mực tô lên mai rùa đem đốt, sau đó trong theo vết mực ăn trong đường rạn nứt mà đoán điềm lành hay dữ”. Sách Thượng thư có mô tả hình phạt “mặc hình” hay còn gọi là “Kình diện”, tội đồ bị thích chữ vào mặt rồi bôi mực lên, suốt đời không được tẩy xóa. Qua các dữ kiện trên ta thấy được rằng, Mực đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Ngày nay qua các di chỉ khảo cổ người ta tìm được các loại mực thỏi từ nhiều thời như Yên tử mặc thời Tần, Tùng yên mặc thời Hán, Tất yên mặc, Du yên mặc thời Tống.

Bạn đang xem: Mực tàu có bao nhiêu màu

Những người đầu tiên chế ra mực lưu lại tên tuối có thể kể Hinh Di thời Hán, Vệ Đản thời Tam Quốc, Lý Dương Bằng thời Đường, Hề Đình Khuê thời Nam Đường…

Đình Khuê vì chế được loại mực tốt mà được Nam Đường Lý Hậu Chủ đổi cho họ Lý. Người xưa thường nói “Hoàng kim dị đắc, Lý Mặc nan cầu” (vàng ròng dễ kiếm, mực họ Lý khó tìm) đủ thấy được sự quý giá của Lý Mặc. Nơi sản xuất Lý Mặc là Thiệp Châu (Hấp Châu), về sau đổi thành Huy Châu nên Lý Mặc về sau được gọi là Huy Mặc 徽墨. Đến ngày nay Huy Mặc vẫn là một loại mực trứ danh hàng đầu của Trung Quốc.

Dưới thời Thanh, nghề chế mực đạt đến mức độ tuyệt xảo và chủ yếu tập trung ở Huy Châu với “Tứ đại mặc gia”: Tào Tố Công, Uông Cận Thánh, Uông Tiết Am và Hồ Khai Văn.

Tào Tố Công: 曹素功 (1615-1689) người Hấp huyện sống thời Minh mạt Thanh sơ, với biển hiệu Nghệ Túc Trai 藝粟齋có hơn 20 loại mực, nổi tiếng có Tử Ngọc Quang 紫玉光, Thiên Thu Quang 千秋光, Thiên Thụy 天瑞, Thiên Sâm 天琛, Thanh Lân Tủy 青麟髓, Văn Lộ 文露, Văn Tố 文溯, Hoàng Sơn Đồ 黃山圖, Pháp Long 法龍.

Uông Cận Thánh 注近聖: sống thời Khang Hy Ung Chính, là học trò của Tào Tố Công, biển hiệu Giám Cổ Trai 鑒古齋chuyên chế mực ngự dụng với các tên mực nổi tiếng: Ngự Chế canh chức đồ 御制耕織圖, Ngự chế Tây hồ danh thắng đồ 御制西湖名勝圖, Ngự chế La Hán Tán 御制羅漢, Văn nguyên các thi mặc文源閣詩墨.

Uông Tiết Am 御節庵 sống thời Càn Long Gia Khánh, biển hiệu Hàm Phác Trai 函璞齋, chế các loại Tây Hồ thập cảnh đồ thi mặc 西湖十景圖詩墨, Tân An Đại Hảo Sơn Thủy 新山水安大好, Danh hoa thập hữu 名花十友.

Hồ Khai Văn 湖開文vốn tên là Hồ Chính, vì biển hiệu Khai Văn 開文nổi tiếng nên lấy làm tên. Các loại tiêu biểu có Ly Long Châu 䮾龍珠, Doanh Châu Đồ 瀛州圖, Viên Minh Viên 圓明園, Ngũ Lão Đồ 五老圖. Thông dụng tại Việt Nam có các loại Kim Bất Hoán 金不換, Thanh Mặc 青墨.

Mực sản xuất theo lối thủ công cực thịnh vào đời Thanh, phẩm chất tốt, kiểu dáng phong phú, ngoài mực sử dụng với chức năng (để viết) còn các loại mực màu (Thái mặc 彩墨) với các màu: xanh dương, xanh lá, đỏ sơn, vàng đất, trắng dùng để vẽ. Được Mặc dùng riêng làm thuốc (cũng là một loại thuốc trong Trung dược). Có loại chỉ dùng để ngắm, không ai nỡ sử dụng vì được chế tác công phu khéo léo. Loại này được gọi là Quán Thưởng Mặc.

CÓ BAO NHIÊU LOẠI MỰC ?

Thạch Mặc石墨: những ghi chép cổ xưa cho thấy, đầu tiên mực được biết đến và được sử dụng là từ các nguồn khoáng vật thiên nhiên như than đá, mùn từ than, đất đen, gọi chung là Thạch Mặc.Tất Mặc漆墨: Thời Tiền Tấn đã thấy Hàn Phi đề cập. Trong sách Hàn Phi Tử có viết “Tất Mặc kỳ thượng”, ý bảo mực làm từ nhựa cây sơn là tốt hơn hết. Nhựa cây sơn khi bị oxy hóa tự biến thành màu đen dùng viết lên thẻ tre, lên vải, màu bền. Đây là loại mực có nguồn gốc thực vật, không cần chế.Tử Yên Mặc紫煙墨có từ thời Tần, đọc thấy tên mực nhưng thành phần không rõ.Du Yên Mặc油煙墨được làm từ khói dầu mè, dầu cải, tức là bồ hóng thêm vào chất keo (a giao) và hương liệu để chế thành. Loại mực này sắc đậm, độ bóng kém, thường dùng để vẽ hoặc viết.Tùng Yên Mặc松煙墨lấy nguyên liệu từ khói gỗ tùng cùng cách chế như Du Yên Mặc. Loại này sắc đậm độ bóng tốt, dùng để viết chữ cực tốt.Dương Yên Mặc洋煙墨xuất hiện đầu thế kỉ 20, là một thỏi mực được chế từ than công nghiệp. Loại mực này giá bình dân phục vụ rộng rãi cho mọi giới, độ bóng kém.Mặc Trấp墨汁(mực nước) mới xuất hiện vài chục năm gần đây, trở thành thông dụng, phổ biến rộng rãi nhất vì không phải mất thời giờ mài. Ở Việt Nam thấy có bán các loại:Tào Tố Công Mặc Trấp曹素功墨汁Trung Hoa Mặc Trấp中華墨汁

Nhất Đắc Các Mặc Trấp一得閣墨汁

*

Một số mẫu mực

Loại “a” tốt hơn cả. Loại “b” và “c” tốt tương đối. Gần đây mực nước bị làm giả rất nhiều khi mua phải lưu ý. Cả ba loại mực nước kể trên nếu là thật khi mở nắp có mùi xạ hương thơm dễ chịu, khi chế mực ra chén mùi thơm vẫn thoảng 5 đến 10 phút. Loại giả có mùi hôi, để lâu rất hôi.

CÁCH SỬ DỤNG MỰC

Đối với các loại mực thỏi như Tùng Yên, Du Yên, Dương Yên khi tuyển lựa chọn loại có sắc màu ánh tía, không ửng xanh, sờ vào có cảm giác mịn trơn, không thô ráp, cảm thấy nặng tay, ngửi nghe thơm nhẹ, gõ kêu tiếng thanh. Nếu có nhiều thì giờ thì nên sử dụng loại mực thỏi, vì mực thỏi loại tốt có sắc đen đậm đà hơn mực nước và có thể điều chỉnh nồng hoặc đạm (đậm đặc hay hơi loãng) theo yêu cầu sử dụng, vả lại khi mài mực bạn có thời gian tĩnh tâm mài mực trước khi viết, nhân tiện cũng là tìm lại cảm giác của người xưa. Các cụ xưa có nhiều câu để diễn tả động tác khi mài mực như“múa bút như tráng sĩ, mài mực như bệnh nhân”hay“mài mực ru con, mài son đánh giặc”,“mực màu tròn son mài thẳng”. Mài mực phải chậm rãi, nhẹ nhàng, cầm thỏi mực đứng thẳng, tay đưa thỏi mực theo vòng tròn, vòng tròn nên lớn, không nên nhỏ quá. Khi cho nước vào nghiên nên cho từ từ mỗi lần một ít, mực nước trong nghiên không quá 3mm, khi mực ra đặc quánh thì thêm ít nước nữa và mài tiếp, cứ thế lượng sao đủ dùng thì thôi. Thỏi son (thỏi mực màu son), ít khi sử dụng, nếu có mài thì mài theo đường thẳng và nhanh hơn mài mực. Không dùng lại mực cũ đã mài hôm trước vì có nhiều cặn nét bút không thông. Nước dùng để mài mực nên dùng nước lã, không dùng nước trà, không dùng nước nóng. Nếu có được mực quý thì nên giữ ở nơi thoáng mát, không quá nóng quá ẩm, thỉnh thoảng nên phơi nắng sớm độ nửa giờ, phơi cả hộp đựng mực.

Đối với mực nước, khi cho mực ra đĩa nên cho mỗi lần một ít, khi sử dụng còn sư phải bỏ đi, không được đổ lại vào chai(nếu đổ đã qua sử dụng lại chai sẽ làm biến chất mực mới trong chai, để lâu mực sẽ có mùi hôi khó chịu), phải đậy nắp thật kín sau mỗi lần mở. Chén đĩa đựng mực nên chọn loại bằng sứ có màu trắng, miệng trơn láng để khi vuốt bút lông bút không bị mòn hoặc tưa xước. Khi viết xong nếu ngưng vài giờ phải rửa đĩa mực cũ thật sạch trước khi sử dụng, đừng vì tiết kiệm mà hòa lẫn mực cũ với mực mới.

Trong các loại mực của Hồ Khai Văn có một loại lấy tên“Kim bất hoán”có nghĩa là“vàng cũng không đổi”đó là biểu thị sự trân trọng của người thợ mực đối với sản phẩm có lịch sử văn hóa lâu đời gắn liền với khoa học và nghệ thuật. Một ý nghĩa khác có lẽ muốn nói rằng chữ được viết là từ thoi mực mày cũng quý lắm, cũng là hun đúc đức tính xem trọng phương tiên và công việc luyện tập của người học thư.

Nhận thấy nhu cầu của Thư hữu ngàng càng cao hơn trong việc sử dụng bút mực chất lượng cao. Shop đã tuyển chọn một số mẫu mực thỏichất lượng hơn để giới thiệu tới Quý thư hữu. Trong đó, có mẫu mực ô mặc được sản xuất tại Hấp huyện, thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy. Nơi đây là quê hương của nhiều dòng mực nổi tiếng có bề dày lịch sử lâu đời tại Trung Quốc.

【 Loại mực】: Dầu yên và tùng yên kết hợp

【 Trọng lượng 】: 62g

【 Thương hiệu 】: Ô Ngọc 烏玉

【 Đặc điểm】: Mực mịn, sắc sáng, mài mịn không có âm thanh, mùi mực tự nhiên, khi viết mượt mà, khi lấy mực không có cảm giác keo rít, viết không bị nhòe.

【 Hướng dẫn mài mực】: Xem tại đây.

Xem thêm: Bùa chú thái thượng lão quân cập nhật mới nhất 03/2023, bùa chú tiên gia


Chính sách vận chuyển
Phương thức thanh toán
HỖ TRỢ 24/7
Hỗ trợ hoàn trả
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC<Ẩn>


*

*

*

*

*

*

*

*


Bình luận


Sản phẩm liên quan


*

Bút lông cán ngăn hắc đàn lang hào tiểu đẩu bút
220,000₫
Chi tiết
*

Bút lông cán ngắn kê sí mộc lang hào
320,000₫
Chi tiết
*

Bộ luyện viết chữ Hán Hành Thư Mật Tịch
270,000₫
Chi tiết
Hết hàng
*

Thảm lót giấy viết thư pháp bo viền cỡ lớn 50x100cm
90,000₫
Tạm hết
Đĩa pha màu hoa mai
25,000₫
Chi tiết
-33%
Bút lông cán ngắn hồng mộc kiêm hào đẩu bút
100,000₫ 150,000₫
Chi tiết
Thẻ treo trang trí giấy cứng in tranh viết 2 mặt - Set 10...
28,000₫
Chi tiết

VẬT DỤNG THƯ PHÁP VÀ VẬT PHẨM PHẬT GIÁO ƯU ĐÀM



gmail.com

THÔNG TIN


FANPAGE


BẢN ĐỒ




×
Tên sản phẩm

Mã sản phẩm: 01923123


Số lượng
Thêm vào giỏ
Hết hàng
hoặc Xem chi tiết
*
chat với chúng tôi
Chat với chúng tôi