Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nhuần – Khoa Nội tiếtPhó Giám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
*
*
*
*
*
*
Trong thời gian điều trị tiêu chảy, cần dùng thuốc và bù nước, điện giải cho cơ thể
Không sử dụng nhiều hoặc ít hơn liều lượng quy định.Chống chỉ định với các trường hợp quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc.Trong trường hợp tiêu chảy kèm theo máu, cần đến ngay bệnh viện để được xử lý. Tự ý sử dụng thuốc trong trường hợp này có thể che lấp các dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa hoặc ung thư đại – trực tràng.Sử dụng thuốc Smecta trong quá trình điều trị có thể gây táo bón, nôn mửa, đầy bụng,… Khi gặp phải tác dụng phụ này, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được giảm liều lượng.Trong trường hợp điều trị tiêu chảy, cần kết hợp việc dùng thuốc và bù nước, điện giải cho cơ thể.Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và người cao tuổi có thể sử dụng thuốc. Tuy nhiên cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để biết liều dùng cụ thể.Nếu dùng thuốc Smecta trong điều trị các bệnh ở đường tiêu hóa, cần trình bày với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng để giảm thiểu nguy cơ tương tác.Không dùng thực phẩm sống, rượu bia và hút thuốc lá trong thời gian điều trị.

Bạn đang xem: Thuốc đau bụng smecta

Hướng dẫn bảo quản thuốc bột Smecta 3g

Thuốc bột Smecta được đóng gói ở dạng túi giấy. Vì vậy thuốc có thể bị hư hại, ẩm mốc và đổi màu nếu bảo quản sai cách.

Để đảm bảo tác dụng của thuốc, bạn nên bảo quản thuốc dưới 25 độ C, tránh nơi ẩm mốc và ánh sáng trực tiếp. Dung dịch thuốc đã được pha cần sử dụng ngay, không nên để dung dịch này quá 24 giờ đồng hồ.

Thuốc Smecta có giá bao nhiêu?

Thuốc Smecta có giá bán khoảng 110 – 120.000 đồng/ hộp 30 gói. Bạn có thể tìm mua thuốc tại các đại lý bán lẻ, trang bán hàng điện tử hoặc nhà thuốc tư nhân. Khi chọn mua thuốc, có thể trao đổi trực tiếp với nhân viên tư vấn để biết rõ hơn về tác dụng, liều dùng và tác dụng không mong muốn.

Thuốc Smecta thường được sử dụng để điều trị tiêu chảy cấp – mãn tính và giảm cơn đau do các bệnh ở đường tiêu hóa gây ra. Để giảm thiểu rủi ro và các phản ứng bất lợi, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tiêu chảy, tình trạng có thể ngắn ngày hoặc kéo dài nhiều ngày khiến người bệnh suy nhược và mất sức trầm trọng nếu không kịp bổ sung nước cũng như khoáng chất đầy đủ. Do đó, Smecta giúp người bệnh giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, trong quá trình dùng cần lưu ý điều gì? Hãy cùng Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên phân tích thật kĩ bài viết dưới đây để hiểu thật rõ Smecta là thuốc gì nhé!

Tên thành phần hoạt chất: Diosmectite.

Tên thuốc có hoạt chất tương tự: Smeclife, Cadi
Smectite, Smectalia…


Nội dung bài viết


Smecta là thuốc gì?

Diosmectite trong thuốc Smecta là silicat nhôm và ma-giê tự nhiên có tác dụng giúp bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa, cùng với protein của niêm dịch bao phủ hết hết ruột do đó thuốc Smecta giúp bảo vệ tiêu hóa.

Mặc dù thuốc có khả năng gắn kết với độc tố của vi khuẩn nhưng đồng thời cũng có thể gắn vào một số thuốc gây cản trở quá trình hấp thu thuốc khác. Do đó người dùng thuốc cần lưu ý điểm này.

Thành phần

Hoạt chất chính:

Diosmectit: 3 g.
*
Thuốc Smecta

Tác dụng của Smecta

Bù nước bằng đường uống ở người lớn.Các trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy mãn tính.Ngoài ra, Smecta còn được dùng để điều trị triệu chứng đau liên quan đến thực quản, bệnh dạ dày và đại tràng.

Những đối tượng nào không nên sử dụng thuốc Smecta?

Quá mẫn cảm với diosmectite hoặc bệnh nhân dị ứng với bất kì thành phần nào của Smecta.

Ngoài ra, trong công thức của Smecta có sự hiện diện của glucose và saccarose, thuốc này chống chỉ định cho những bệnh nhân không dung nạp fructose.

Tôi nên dùng thuốc Smecta thế nào?

1. Cách sử dụng

Thuốc cần được pha với nước trước khi sử dụng.

Thời điểm tốt nhất nên uống: sau bữa ăn nếu viêm thực quản; giữa các bữa ăn cho các chỉ định khác.

Đối với trẻ em: khối lượng thuốc trong gói có thể pha với 50 ml nước thành hỗn dịch đựng trong bình để cho trẻ uống dần trong ngày, hoặc trộn với thức ăn lỏng, như nước dùng, mứt quả, rau củ nghiền, thức ăn trẻ em…

Người lớn: thuốc có thể được hòa tan với một nửa ly nước.


2. Điều trị tiêu chảy cấp:

Trẻ trên 2 tuổi: 4 gói/ngày trong 3 ngày đầu. Sau đó 2 gói/ngày trong 4 ngày.Người lớn: Trung bình 3 gói/ngày trong 7 ngày. Trong thực tế, liều hàng ngày có thể được tăng gấp đôi khi bắt đầu điều trị.

3. Các chỉ định khác:

Trẻ em > 2 tuổi: 2 – 3 gói/ ngày.Ở người lớn: liều khuyến cáo trung bình 3 gói/ ngày.

*Lưu ý đây là chỉ là liều tham khảo, bạn nên hỏi kĩ bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn chi tiết và chính xác về liều lượng mà bạn cần dùng.

Tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình dùng thuốc Smecta

Những tác dụng phụ này thường không đáng kể và tạm thời và chủ yếu liên quan đến đường tiêu hóa.

Trong đó, các triệu chứng mà bệnh nhân gặp khi dùng thuốc:

Các vấn đề về dạ dày – ruột: Việc dùng Smecta gây ra táo bón do đó các trường hợp này cần giảm liều, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp có thể ngưng sử dụng Smecta.Triệu chứng đầy hơi, nôn mửa cũng xuất hiện nhưng không thường xuyên.Tác dụng phụ Smecta

Các tương tác thuốc cần lưu ý khi dùng chung với thuốc Smecta?

Như đặc điểm của thuốc đã nói ở trên, vừa có thể gắn kết với độc tố vi khuẩn nhưng cũng có thể gắn vào thuốc khác làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thuốc.

Do đó, không nên cùng lúc Smecta với các thuốc khác. Nếu có, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Trường hợp cần thận trọng khi dùng thuốc Smecta?

Nếu bác sĩ đã xác định bạn không dung nạp với đường. Hãy liên hệ với bác sĩ ngay trước khi quyết định dùng thuốc.

Không bao giờ dùng Smecta: nếu bạn bị dị ứng với diosmectite hoặc với bất kỳ thành phần nào khác trong thuốc.

Việc sử dụng thuốc không được khuyến cáo ở những bệnh nhân không dung nạp fructose, hội chứng kém hấp thu glucose hoặc galactose.

Cần sử dụng Smecta một cách thận trọng với đối tượng đã từng táo bón nặng trước đây.

Nếu các rối loạn không biến mất trong vòng 7 ngày. Hoặc bệnh nhân sốt cao hoặc nôn mửa. Gọi ngay cho bác sĩ để tham vấn về cách xử trí.

Ngoài ra, cần lưu ý ở trẻ em và trẻ sơ sinh, tiêu chảy cấp phải được điều trị kết hợp với dùng sớm dung dịch bù nước đường uống để tránh mất nước.

Chế độ ăn uống giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng tiêu chảy

Đảm bảo uống nước nhiều để bù cho việc mất nước do tiêu chảy (nhu cầu nước trung bình hàng ngày ở người lớn là 2 lít).

Duy trì việc ăn uống dù người bệnh vẫn còn bị tiêu chảy. Tuy nhiên cần loại một số thực phẩm này ra: đặc biệt là rau sống và trái cây, các món ăn cay cũng như thực phẩm hoặc đồ uống đông lạnh.

Đối tượng là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú thì cần lưu ý gì?

Smecta không khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai hay đang cho con bú.

Nếu nhận thấy rằng bạn đang mang thai trong quá trình điều trị, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc có nên tiếp tục điều trị hay không.

Thông báo cho bác sĩ để nhận được lời khuyên nếu bạn đang cho con bú.

Cách bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nhiệt độ nên cần để bảo quản thuốc là Giữ thuốc tránh xa tầm tay và tầm với của trẻ.

Smecta là một biệt dược chứa diosmectite dùng để điều trị tiêu chảy. Vì vậy thuốc được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, người bệnh cần phải thật lưu ý nếu các triệu chứng bất thường xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc. Hãy gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm: Lịch sử, ý nghĩa lịch sử ngày 30/4 và ngày quốc tế lao động 1/5


Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế You
Med chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.