*

*

Dự án

*

Nếu bạn đang muốn đi du lịch trong nước và mong tận mắt nhìn được sự thịnh vượng của các thành phố xen lẫn với vẻ đẹp của thiên nhiên thì hãy điểm qua những thành phố giàu nhất Việt Nam hiện nay, dựa theo tiêu chí riêng như tỉnh thành có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, các khu công nghiệp, các điểm tham quan du lịch nổi tiếng …và hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá top các tỉnh thành giàu nhất tại Việt Nam năm 2018 thông qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Tỉnh giàu nhất việt nam


Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố giàu nhất

Thành phố giàu nhất tại Việt Nam đầu tiên phải kể đếnthành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh thành có nền kinh tế phát triển bậc nhất nước ta. Là nơi thu hút rất nhiều nguồn đầu tư nước ngoài. Đây là trung tâm kinh tế của cả đất nước với sự tăng trưởng ấn tượng trong nhiều năm. Một thành phố nàytạo ra 1/5 tổng sản phẩm quốc nội(GDP)tương đương hơn1.000.000tỷ đồng.Nền kinh tế củaThành phố Hồ Chí Minhđa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính…Thành phố Hồ Chí Minhchiếm 21,3%tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thungân sáchcủa cả nước. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi,Thành phố Hồ Chí Minhtrở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và
Đông Nam Á, bao gồm cảđường bộ,đường sắt,đường thủyvàđường không. Vào năm2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vựcgiáo dục,truyền thông,thể thao,giải trí,Thành phố Hồ Chí Minhđều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.


*

Thành phố Hà Nội - Thủ đô

Thành phố Hà Nộilà thủ đô của nước Việt Nam. Nơiđây đã sớm trở thành một trung tâmchính trị,kinh tếvàvăn hóangay từ những buổi đầu củalịch sử Việt Nam.Năm 2014, ước cả nămkinh tếtăng 8,8%. Đáng chú ý, tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu đều lấy lại đà tăng trưởng: giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng tăng 8,4%, trong đó, riêngxây dựng tăng 9,9%, là mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây; thị trường bất động sản đã có sự chuyển biến, lượng hàng tồn kho giảm. Giá trị gia tăng ngànhnông nghiệp ước tăng 2%; giá trịsản xuất nông, lâm, thủy sản trên diện tích đất nông nghiệp ước đạt 231 triệu đồng/ha(cao hơn năm trước 4 triệu đồng); đã hoàn thành kế hoạch dồn điền đổi thửa và lũy kế hết 2014 có 100 xã đạt nông thôn mới (bằng 20% số xã nông thôn mới của cả nước).Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn: 9,0 - 9,5%; trong đó,dịch vụ 9,8 - 10,5%, công nghiệp - xây dựng tăng 8,7- 9,0%, nông nghiệp tăng 2,0 - 2,5%;GRDP bình quân đầu người: 75 - 77 triệu đồng (~3.500 USD/người/năm).

Hàng loạt trung tâm thương mại lớn đã xây dựng như: Royal City, Time City, AEON Mall, … là nơi tập trung mua sắm của đông đảo người dân.

Hà Nộilà một thành phố có tiềm năng để phát triểndu lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thốngbảo tàngđa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệuvăn hóa Việt Namvới du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống...

Du lịchHà Nộiđang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với các du khách.Năm2007,Hà Nộiđón1,1 triệu lượt khách du lịch ngoại quốc.Năm2008, trong 9 triệu lượt khách của thành phố, có1,3 triệu lượt khách nước ngoài.


Bà Rịa, Vũng Tàu - Thành phố biển

Bà Rịa - Vũng Tàulà một tỉnh ven biển thuộc vùng
Đông Nam Bộ Việt Nam. Nằm trongvùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ,Bà Rịa - Vũng Tàukết nối thuận lợi với thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không, đường thủy và đường sắt.


Theo số liệunăm 2004của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam,Bà Rịa - Vũng Tàulà tỉnh đứng đầu cả nước về GDP bình quân đầu người (đạt 10.543 USD tính theosức mua tương đương) và vềchỉ số phát triển con người
HDI (0,828). Tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao, 51.2%.Hoạt động kinh tế của tỉnh trước hết phải nói về tiềm năngdầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như:Bạch Hổ(lớn nhất Việt Nam),Rồng,Đại Hùng,Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP củaBà Rịa -Vũng Tàu.Bà Rịa-Vũng Tàulà nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển như:có 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước, được Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế hiện đại, nằm trong vùng trọng điểm của Chương trình du lịch quốc gia.Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí,Bà Rịa - Vũng Tàucòn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước.
Bắc Ninh - Thành phố công nghiệp phía Bắc

Bắc Ninhlàtỉnhcó diện tích nhỏ nhất
Việt Nam, nằm trên
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.Thành phố
Bắc Ninh
nằm cách trung tâm
Hà Nội30kmvềphía đông bắc.Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộcvùng Thủ đô. Ngoài ra,Bắc Ninhcòn nằm trên 2 hành lang kinh tếCôn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninhvà
Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh.Bắc Ninhlà tỉnh với dân caquan họ.Bắc Ninhlà trung tâm xứ
Kinh Bắccổ xưa. Hiện nay trên địa bàn tỉnhBắc Ninhcó khoảng 41 lễ hội đáng chú ý trong năm được duy trì. Trong đó có những lễ hội lớn như: hội chùa Dâu,Hội Lim, hội đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho.Năm 2017, quy mô kinh tế tiếp tục mở rộng, vị thế củaBắc Ninhngày càng nâng cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước.Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2017 chiếm 3,11% GDP cả nước, xếp thứ4/63tỉnh, thành phố;tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 19.12% (kế hoạch đề ra tăng 9,0-9,2%) là tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2017. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng:khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 75,2%; dịch vụ chiếm 21,8%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 3,0%. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao,giá trị sản xuất công nghiệpnăm 2017 ước đạt1.049 nghìn tỷ đồng(giá hiện hành), giá trị sản xuất công nghiệp của
Bắc Ninhđứngthứ 2cả nước, sau TP. Hồ Chí Minh. Đây là động lực mới giúp cho kinh tế của tỉnhBắc Ninhtăng trưởng cao trong năm 2017.Bắc Ninhlà tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 2 ở Việt Nam.Bắc Ninhđã thu hút được hầu hết các dự án công nghệ cao của cả nước như Canon, Samsung, Microsoft, ABB, Foxconn.


Bình Dương - Thành phố công nghiệp

Bình Dươnglà thành phố công nghiệp kiểu mẫu, phát huy sức mạnh kinh tế dựa trên năng suất, chất lượng và năng lực đổi mới quản trị của các cấp chính quyền cũng như cộng đồng doanh nghiệp trên toàn tỉnh.Nơi đây có tiềm năng và chắc chắn phải trở thành một hình mẫu độc đáo về tư duy phát triển và thịnh vượng của Việt Nam cũng như toàn bộ cộng đồng kinh tế ASEAN.Bình Dươngcó khoảng28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đónhiều khu công nghiệp cho thuê chiếmhết diện tích như
Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP – Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5.Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnhthu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư3483 triệu USD và225 dự án đầu tư trong nước có vốn2,656 tỷ đồng.Nhằm tăng cườngsự thu hút đầu tư, địa phương đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công cáckhu công nghiệp mới đểphát triển công nghiệp ra các huyện phía bắc củatỉnh.


Đồng Nai – Thành phố công nghiệp

Đồng Naiđược xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tếĐông Nam Bộ- vùngkinh tếphát triển và năng động nhất cả nước. Đồng thời,Đồng Nailà một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển
Thành phố Hồ Chí Minh-Bình Dương- Đồng Nai.Đồng Naicó nhiều cụm công nghiệp nghề truyền thống và hơn 32 khu công nghiệp đi vào hoạt động.

Năm 2011, mặc dùkinh tếxã hộigặp nhiều khó khăn thách thức, tuy nhiên tổngsản phẩmnội địa (GDP) trên địa bàntỉnh Đồng Naităng vẫn 13,32%so với năm 2010, trong đó,dịch vụtăng 14,9%, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9%công nghiệp-xây dựngtăng 14,2%.

Quy môGDPnăm 2011 toàn tỉnh đạt 96.820 tỷ đồng, GDPbình quân đầu ngườiđạt 36,6 triệu đồng, các mục tiêu phát triểnkinh tếxã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh hầu hết đều đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Cơ cấukinh tếcủa tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực,công nghiệp-xây dựngchiếm 57,3%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 7,5%, dịch vụ chiếm 35,2%. Kim ngạchxuất khẩuđạt 9,8 tỷ
USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ, thu ngân sách trên địa bàn đạt 22.641,2 tỷ đồng. đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 900 triệu
USD, vốn đầu tư trong nước đạt 15.000 tỷ đồng
...Cũng trongnăm 2011, toàn tỉnh có 5.200 lượt hộ nghèo được vay vốn với số tiền 67 tỷ đồng. Số hộ nghèo năm 2011 giảm 7.800 hộ, hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5%.


Hải Phòng – Thành phố cảng biển

Hải Phònglà thành phốcảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhấtphía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của
Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là thành phố lớn thứ 3 Việt Nam, là thành phố lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và là một trong 5thành phố trực thuộc trung ương,đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với
Đà Nẵngvà
Cần Thơ.

Không chỉ là một thành phố cảng công nghiệp,Hải Phòngcòn là một trong những nơi có tiềm năng du lịch rất lớn.Hải Phònghiện lưu giữ nhiều nét hấp dẫn về kiến trúc, bao gồm kiến trúc truyền thống với các chùa, đình, miếu cổ và kiến trúc tân cổ điển Pháp tọa lạc trên các khu phố cũ. Đồng thời,Hải Phònghiện đang sở hữu mộtkhu dự trữ sinh quyển thế giớicủa
UNESCOnằm tại
Quần đảo Cát Bà, cùng với các bãi tắm và khu nghỉ dưỡng ở
Đồ Sơn. Thành phố còn có những nét đặc trưng về văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và các lễ hội truyền thống.

Năm 2005 đến nay luôn đứng trong top 5 các tỉnh thành phố đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước, cụ thể là luôn đứng ở vị trí thứ 3 sau
Thành phố Hồ Chí Minhvà
Hà Nội.Năm 2015, tổng thu ngân sách của thành phố đạt 56 288 tỷ đồng. Năm 2016 thu ngân sách 62640 tỷ đồng. Thu ngân sách năm 2017 đạt 72100 tỷ đồng. Trong bảng xếp hạng về
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnhcủa Việt Nam năm 2013, thành phốHải Phòngxếp ở vị trí thứ 15/63 tỉnh thành


Quảng Ninhlà tỉnh ven biển, được ví như một
Việt Namthu nhỏ, vì có cảbiển,đảo,đồng bằng, trung du, đồi núi,biên giới. Trong quy hoạch phát triểnkinh tế,Quảng Ninhvừa thuộcvùng kinh tế trọng điểm phía bắcvừa thuộcvùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai thácthan đáchính của
Việt Namvà có vịnh Hạ Long là di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới.Quảng Ninhlà một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu củavùng kinh tế trọng điểm phía bắcđồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của
Việt Namvới di sản thiên nhiên thế giớivịnh Hạ Longđã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo.Quảng Ninhhội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế. Trung tâm thương mại
Móng Cáilà đầu mối giao thương giữa hai nước
Việt Nam-Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2016,Quảng Ninhlà tỉnh cóchỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnhđứng thứ 2 ở Việt Nam.Năm 2017,tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 10,2%; thu nhập bình quân đầu người đạt 4.528 USD(gấp gần 2 lần bình quân chung cả nước); tiếp tục đứng trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước vềthu ngân sách vớitổng thu ước đạt trên 37.600 tỷ đồng; thực hiện tiết kiệm triệt để nguồn chi thường xuyên,tăng chi chođầu tư phát triển với tỷ trọng trên 56,67% tổng chi ngân sách;tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 60.600 tỷ đồng.Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện, cảng biển, cửa khẩu và du lịch đều ở mức cao.
Khánh Hòalà một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và vững của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân tỉnh,tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh là 11,55%,giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 15,5%, giá trị nông lâm thủy sản tăng 2,81%, ngành dịch vụ du lịch tăng 14,5%.GDP bình quân đầu người năm 2011 là 1.710USDcao hơn mức bình quân chung của Việt Nam.Dịch vụ-du lịchchiếm 45%cơ cấu kinh tế,công nghiệp-xây dựnglà 42%, cònnông-lâm-thủy sảnchiếm 13%.Khánh Hòalà một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Nhờ có bờ biển dài hơn 200km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như
Vân Phong,Nha Trang(một trong 12 vịnh đẹp nhất thế giới),Cam Ranh... với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26⁰°C, có hơn 300 ngày nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, nên dịch vụ - du lịch là ngành phát triển nhất ởKhánh Hòavới số du khách hơn 1,6 triệu lượt vào năm 2009. Các hình thức du lịch ởKhánh Hòarất phong phú với các hình thức nhưdu lịch sinh tháibiển đảo, du lịch tham quan - vãn cảnh, du lịch văn hóa...Ngoài vị thế là một trung tâm du lịch lớn Nha Trang đã trở thành điểm đến của nhiều sự kiện lớn của Việt Nam và Thế giới như: Hoa hậu Việt Nam,Hoa hậu Thế giới người Việt2007 và 2009,Hoa hậu Hoàn vũ 2008,Hoa hậu Trái Đất 2010... cùng với
Festival Biển (Nha Trang)được tổ chức 2 năm một lần đã góp phần quảng bá du lịchKhánh Hòavới thế giới.
Đà Nẵng - Thành phố du lịch

Đà Nẵnglà mộtthành phốthuộc trung ương, nằm trong vùng
Nam Trung Bộ,Việt Nam, là trung tâm kinh tế, tài chính, chính trị, văn hóa, du lịch, xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu của khu vựcmiền Trung-Tây Nguyênvà cả nước.Đà Nẵnglà thành phố quan trọng nhất miền Trung, đồng thời cũng là một trong 5thành phố trực thuộc Trung ươngở
Việt Nam.Kinh tế Đà Nẵngkhá đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp cho đếndịch vụ, du lịch, thương mại, trong đódịch vụ, du lịch chiếmtỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế thành phố.Tỷ trọng nhóm vựcdịch vụ trong GDP năm 2011 là51%,công nghiệp – xây dựng 46% vànông nghiệp 3%. Đến năm 2020, ngànhdịch vụ chiếmtỷ trọng GDP từ 62-65%, công nghiệp- xây dựng 35-37%, nông nghiệp 1-3%.

Về thương mại, thành phố có30 trung tâm thương mại vàsiêu thị. Tổng mứcbán lẻ hàng hóa tăng21,1%/năm.Đà Nẵnghiện cóhaichợ lớn nhấtnằm ởtrung tâm thành phố làchợ Hàn và
Chợ Cồn cùng cácsiêu thị lớn mới mở trong vòng vàinăm trở lại đây như
Metro, Big
C, Vincom, Parkson, Lotte Mart, siêu thị Co.op
Mart, Intimex, Viettronimex, Nguyễn Kim …Đà Nẵnglàtrung tâm tài chính lớn, trên địa bàn thành phố hiện có60 chi nhánh tổ chức tín dụng và233 phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm cósự đa dạng về loại hình hoạt động: 55 ngân hàng thương mại, mộtngân hàng chính sách xã hội, mộtcông ty tài chính, mộtcông ty cho thuê tài chính …


Trên đây làtop 10 thành phố được cho là giàu nhất Việt Nam năm 2018. Hy vọng với thông tin bổ ích này sẽ góp phần nào đó giúp bạn hiểu hơn về đất nước Việt Nam xinh đẹp nơi có rừng vàng, biển bạc, đất đai phì nhiêu. Chúc các bạn có những phút giây học hỏi và thư giãn vui vẻ.

===================================================================================

HƯNG THỊNH GOLDEN LANDnhận đặt cọc vị trí đẹp với khoản tài chính chỉ 60tr

Phương thức thanh toán linh hoạt, hỗ trợ tối đa cho khách hàng.Chương trình CK cực kì cao lên tới 15 chỉ vàng SJC

Đặc biệt Công ty chúng tôi đang có chương trình Site Tours Miễn phí đưa đón Khách hàng Thành Phố tham quan dự án Hàng tuần !

Trong bài viết này The
Bank sẽ tổng hợp và gửi đến bạn đọc 10 tỉnh, thành phố giàu nhất Việt Nam. Hãy cùng xem tỉnh nào hiện đang đứng trong bảng xếp hạng nhé.

Việt Nam là quốc gia nằm ở cực Đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Với diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài 3.260 km.

Việt Nam hiện có 63 tỉnh thành phố và 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên dải đất hình chữ S này. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng đi so sánh xem tổng sản phẩm trên địa bàn GRDB ở các tỉnh hiện nay như thế nào? Tỉnh nào có GRDP cao nhất?

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP - Gross Regional Domestic Product) là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất thực hiện bởi các đơn vị sản xuất thường trú trên địa bàn tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam). Trên phạm vi cấp tỉnh, GRDP được tính theo phương pháp sản xuất. Theo đó, GRDP bằng tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của tất cả các hoạt động kinh tế cộng với thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sản phẩm

Lưu ý: Chỉ số GRDP có sự thay đổi qua từng năm. Trong bài viết này sẽ là tổng hợp GDP của năm 2020 tại Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh

GRDP Thành phố Hồ Chí Minh cao nhất cả nước

Với diện tích là 2.095.01 km2, chiếm hơn 6,36% diện tích của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là vùng kinh tế lớn của Việt Nam và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học quan trọng của cả nước. Nền kinh tế ở thành phố đa dạng về mọi lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp, chế biến thực phẩm cho đến du lịch…

Năm 2020, thành phố có GRDP theo giá hiện hành là 1.372 nghìn tỷ đồng. Đóng góp trên 22% GDP và 27% tổng thu ngân sách cả nước.

Về mặt thương mại, thành phố có nhiều hệ thống trung tâm mua sắm lớn bậc nhất trên cả nước có thể kể đến như chợ Bến Thành một biểu tượng giao lưu thương mại lớn được nhiều người viết đến mỗi khi nhắc đến thành phố mang tên Bác.

Với dân số đông, chính vì thế mức tiêu thụ của người dân ở thành phố Hồ Chí Minh cao hơn 1,5 lần so với Hà Nội và cao hơn rất nhiều lần so với các tỉnh thành khác trên cả nước.

Thủ đô Hà Nội

Cái tên tiếp theo trong bảng xếp hạng tỉnh thành giàu nhất Việt Nam đó chính là Hà Nội với GDP năm 2021 theo giá hiện hành ước đạt 1.016 nghìn tỷ đồng, đây cũng chính là thủ đô của nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và kỹ thuật lớn của cả nước.

Hà Nội có lợi thế về vị trí địa lý, nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên của sông Hồng, trong đó đồng bằng chiếm 3/4 diện tích của thành phố này. Vậy nên, đây có thể được xem là “đầu não” của cả nước về các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, kĩ thuật cũng như đầu mối giao thông quan trọng trong cả nước.

Trong năm vừa qua thủ đô có mức tăng trưởng khá, có nhiều các trung tâm thương mại được xây dựng Royal City, Time City, AEON Mall.… giúp cho người dân có cuộc sống đầy đủ và tiện nghi từ đó kinh tế của vùng cũng dần phát triển.

Bình Dương

Dù ảnh hưởng do dịch nhưng GRDP của tỉnh Bình dương vẫn phát triển

Bình Dương là một tỉnh nằm ở vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, đây là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Năm 2020 Bình Dương đứng thứ 4 về tổng sản phẩm GDP trên địa bàn với con số là 389,5 nghìn tỉ đồng (16,81 tỉ USD)

Với vị trí địa lý tiếp giáp với nhiều thành phố lớn ở phía Nam, giao thông thuận lợi đã thu hút nhiều nhà đầu tư vào Bình Dương để mở khu công nghiệp. Hiện nay, theo thống kê Bình Dương có khoảng 28 khu công nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp cho thuê chiếm hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP – Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5.

Trong những năm tới, tỉnh Bình Dương đang dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư cũng như đẩy mạnh phát triển công nghiệp ra các tỉnh phía Bắc.

Đồng Nai

Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam có diện tích 5.894,73 km², chiếm 1,76% diện tích tự nhiên trên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng. Trong năm 2020, GRDP của Đồng Nai đạt gần 366.600 tỉ đồng (15,94 tỉ USD), nhờ đó đưa tỉnh Đồng Nai vươn lên vị trí thứ 3 bảng xếp hạng các thành phố giàu có nhất ở Việt Nam.

Bà Rịa Vũng Tàu

Bà Rịa Vũng Tàu là một tỉnh vùng ven biển thuộc Đông Nam Bộ, Việt Nam. Đây là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra Biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ.

Bà Rịa Vũng Tàu kết nối với thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không và đường thủy. Đây còn là một thành phố du lịch biển và là trung tâm của hoạt động khai thác dầu mỏ phía Nam.

Quy mô GRDP của Bà Rịa Vũng Tàu năm 2020 nếu tính cả dầu khí ước đạt 314.203 tỉ đồng (6,993 tỉ USD).

Ngoài công nghiệp thì du lịch biển ở Bà Rịa Vũng Tàu cũng rất được trú trọng và phát triển bởi nơi đây có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng như du lịch Biển Đông, khu du lịch Nghinh Phong…

Hải Phòng

Hải Phòng vẫn đang nổ lực phát triển kinh tế trong những năm tới

Hải Phòng là một trong cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển và cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại của vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng còn là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam, là đô thị loại 1, trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng với 2 tỉnh Đà Nẵng và Cần Thơ.

Năm 2020 GDP của Hải phòng đạt 276.600 tỉ đồng.

Thành phố hoa phượng đỏ này không chỉ phát triển mạnh về công nghiệp mà nơi đây cũng có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Hiện nay, Hải Phòng còn đang lưu giữ rất nhiều kiến trúc truyền thống với chùa, đình, miếu cổ và kiến trúc tân cổ điển Pháp tọa lạc trên các khu phố cũ. Đồng thời, Hải Phòng hiện đang sở hữu một khu dự trữ sinh quyển thế giới của UNESCO nằm tại Quần đảo Cát Bà, cùng với bãi tắm và khu nghỉ dưỡng Đồ Sơn. Bên cạnh danh lam thắng cảnh, ẩm thực ở Hải Phòng cũng khiến nhiều du khách cảm thấy thích thú và muốn tìm hiểu ở thành phố xinh đẹp này.

Thanh Hóa

Thanh Hóa là tỉnh đông dân nhất Việt Nam, nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ - miền Trung Việt Nam.

Năm 2020, Thanh Hóa là đơn vị hành chính xếp thứ 8 trong bảng xếp hạng về những tỉnh giàu nhất ở Việt Nam tổng sản phẩm GDP trên địa bàn đạt 213.417 tỉ đồng.

Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Tỉnh Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ bởi nơi đây có đầy đủ các địa hình như biển, đảo, đồng bằng, trung du miền núi, biên giới.

Theo quy hoạch phát triển kinh tế Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Với tài nguyên thiên nhiên là than đá, Quảng Ninh là nơi khai thác và phân phối than trên khắp cả nước.

Ngoài phát triển công nghiệp thì du lịch cũng là ngành trọng điểm phát triển kinh tế của Quảng Ninh với Vịnh Hạ Long, một di sản kỳ quan của thế giới đã được công nhận. Hiện nay, du lịch chính là xu hướng được Quảng Ninh chú trọng phát triển.

Bắc Ninh

Bắc Ninh hiện nay có rất nhiều khu công nghiệp giúp cho kinh tế từ đó cũng đi lên

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, thuộc Đồng bằng sông Hồng và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Những năm trở lại đây nền kinh tế của Bắc Ninh dần được chuyển mình do có nhiều dự án công nghệ cao của cả nước như Canon, Samsung, Microsoft, ABB, Foxconn… được xây dựng ở Bắc Ninh giúp cho Bắc Ninh từ một tỉnh phát triển chậm trở thành tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất phía Bắc. Năm 2020, Bắc Ninh là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 22 về số dân, xếp thứ 6 về GRDP đạt 205.102 tỉ đồng.

Ngoài công nghiệp thì Bắc Ninh còn nổi tiếng với nền văn hóa nghệ thuật lâu đời như dân ca quan họ, một nét văn hóa đặc trưng của xứ sở Kinh Bắc cổ xưa.

Hải Dương

Hải Dương là vùng thuộc Đồng Bằng sông Hồng Việt Nam. Theo thống kê năm 2020 Hải Dương có tổng số dân lên tới 1.917.000 người, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 2,1%, tổng sản lượng GDP của cả tỉnh đạt 134.700 tỷ đồng. Hiện nay, Hải Dương là một trong những khu vực trọng điểm của nền kinh tế Bắc Bộ và hiện được xếp là đô thị loại 1.

Xem thêm: Những Câu Nói Về Hoa Hồng, Những Câu Nói Hay Về Hoa Hồng Và Phụ Nữ

Như vậy trong bài viết này The
Bank đã tổng hợp đến bạn đọc 10 tỉnh, thành phố giàu nhất tại Việt Nam và hiện đang trở thành những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật lớn nhất nước ta. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều tỉnh, thành trên dải đất hình chữ S sẽ trở nên phát triển hơn đưa đất nước Việt Nam lọt vào top những nước giàu nhất Thế giới.