Trang Facebook của Đoàn Dũng mới phổ biến một video clip dài năm phút, cảnh nhà thơ Nguyễn Duy và một số văn nghệ sĩ trò chuyện, trong đó Nguyễn Duy thuật lại những gì ông biết về nhân vật Võ Thị Sáu, một thần tượng do đảng Cộng Sản Việt Nam dựng lên.

Bạn đang xem: Võ thị sáu bị khùng


Nhà thơ cười lớn tiếng đến nỗi phải đứng dậy khi nhắc đến những điều bịa đặt trong sách của Nguyễn Quang Sáng về “anh hùng Võ Thị Sáu.” Một chi tiết được hai người công khai nói ra là Võ Thị Sáu bị bệnh tâm thần từ thời rất trẻ.

Cuộc gặp mặt này có những nhà văn tên tuổi khác như nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Phạm Xuân Nguyên, Tiến Sĩ Nguyễn Quang A (quay phim), nhà văn Lê Hoài Nguyên (tên thật là Thái Kế Toại) – cựu đại tá công an với chùm tóc bạc ngồi đối diện nhà thơ Nguyễn Duy. Đặc biệt, nữ diễn viên Mỹ Khanh, người đã đóng trong cuốn phim về Võ Thị Sáu cũng có mặt.

Điều đáng kể nhất là hai nhà văn trong cuộc gặp gỡ đã khẳng định bệnh tâm thần của Võ Thị Sáu, một người gọi là “bị chập” và người kia nói thẳng là “điên.” Đây là một sự thật đã được tiết lộ từ nửa thế kỷ nay, khi những “đoàn quân” phóng viên, nhiếp ảnh, và quay phim đi tới vùng Đất Đỏ nghiên cứu về “thần tượng” Võ Thị Sáu. Khi phỏng vấn dân địa phương, họ thường nghe các người già cả cùng thời bà Sáu hỏi: “Con Sáu Khùng phải không?”

*
Nhà thơ Nguyễn Duy kể chuyện. (Hình: Cắt từ clip)

Riêng nhà thơ Nguyễn Duy, ông thuật lại lời gia đình, thân nhân của Võ Thị Sáu cho biết cô bé này được giao nhiệm vụ ném lựu đạn giết một tên Tây lai đi mua thực phẩm cho đồn Tây, nhưng giết hụt vì hắn bữa đó không đi chợ. Cô Sáu vẫn ném lựa đạn vào chợ, rồi bị bắt, đưa ra Côn Đảo và xử tử hình.

Người thân của cô cho Nguyễn Duy biết, sau năm 1975, người Tây lai này trở lại Đất Đỏ đón bà mẹ người Việt gốc Hoa, và anh ta giúp đỡ cho vùng này rất nhiều (có thể hiểu là một cách hối lộ để đưa mẹ qua Pháp dễ dàng hơn). Sau năm 1975, tên đường Hiền Vương ở Sài Gòn đã bị đổi thành Võ Thị Sáu.

Sau khi video trên được phổ biến, rất nhiều lời bình phẩm đã xuất hiện. Một độc giả Em Ba Sàm viết: “Một thần tượng bị sụp đổ!” Cô Maria Lê Thị Châu viết: “Mình đã bị lừa mấy chục năm rồi huhu!”

Ông Bùi Văn Thái viết: “May quá dù sao chị Sáu còn có thật, không như Lê Văn Tám!” Lê Văn Tám là một nhân vật “anh hùng” hoàn toàn tưởng tượng được bộ trưởng tuyên truyền Trần Huy Liệu bịa đặt ra, cuối đời ông Liệu đã thú nhận điều đó với Nhà nghiên cứu lịch sử Phan Huy Lê.

Cũng có một hai người phản đối hành động phơi bày sự thật về Võ Thị Sáu, như Việt Hùng kết án rằng “Không thể bôi nhọ lịch sử như thế được.” Đối với nhiều người khác thì che giấu sự thật và bịa đặt thành tích mới là hành động bôi nhọ lịch sử.

Sau đoạn phim video, nhiều người bình luận chỉ vắn tắt: Chuyện này ai mà không biết (Nguyễn Ngọc Trai). Chuyện này cũng nhiều người biết (Van Thanh Trác). Vụ bà Sáu khùng này em cũng nghe đồn lâu lâu rồi mà nửa thực nửa tin. Bây giờ mới nghe chính thức (Man Minh).

Nhưng cũng có người, ký tên Đông Tà, đã cho in lại cả một bản văn minh xác viết trước đây nửa thế kỷ của một cán binh hồi chánh như sau:

Kiến Phong ngày 15 tháng 4 1967.

Kính thưa đồng bào cả nước. Tôi là Nguyễn Văn Bé, con ông Nguyễn Văn Hụi và Bà Lê Thị Ba, ở xã Kim Sơn, huyện Long Định, tỉnh Định Tường, trước đây thuộc đơn vị 860…, đơn vị vận tải miền Trung Nam Bộ, bị bắt ngày 30 Tháng Năm, 1966 tại kinh Cả Bèo, xã Mỹ Quý, thuộc tỉnh Kiến Phong.

Trước đây, mặt trận nói tôi ôm mìn nhảy vào xe thiết giáp M113 để hy sinh và phong tôi làm liệt sĩ Nguyễn Văn Bé, nhưng sự thật không đúng. Hiện nay tôi còn sống, ở miền Nam. Xin đồng bào cả nước khỏi lầm lẫn. (TNV)

(Thanhuytphcm.vn) - Câu chuyện này đáng lẽ không nên nhắc lại nữa nhưng rồi lại vẫn phải nhắc lại bởi nó vẫn còn lưu lại trên mạng xã hội và có lẽ nó sẽ còn tiếp tục đầu độc không ít người, nhất là giới trẻ. Cũng vậy, ngày 27/7 hàng năm là ngày chúng ta tri ân, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, những người có công với đất nước, vậy nên nhắc lại câu chuyện về anh hùng Võ Thị Sáu lúc này cũng không thừa.


Tên tuổi Võ Thị Sáu đã trở thành bất tử

Trên internet hiện vẫn còn đó video-clip với sự có mặt của một số trí thức, văn nghệ sĩ xuyên tạc về nữ Anh hùng, liệt sĩ Võ Thị Sáu. Họ cho rằng Võ Thị Sáu bị điên (!?)… Câu chuyện tưởng cũng đã mấy năm có lẽ không còn ai nhớ nữa. Nhưng nó trở thành câu chuyện để cho những người không có thiện chí mang ra đùa cợt lúc “trà dư, tửu hậu”; và nguy hiểm hơn nó đã làm cho một số người, nhất là những người nhẹ dạ, cả tin đã ngay lập tức tin vào những thông tin xuyên tạc ấy.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan trong bài viết “Không được xúc phạm liệt nữ Võ Thị Sáu” cho biết, những ai đã hoạt động cách mạng (hoặc hoạt động chống phá cách mạng) đều phải tuân thủ nguyên tắc gọi là 5 bước công tác tuần tự, đó là: Điều tra, tìm hiểu đối tượng; Tuyên truyền, giáo dục lý tưởng; Vận động, kết nạp vào tổ chức; Huấn luyện kỹ năng; Giao công tác cụ thể. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Phan khẳng định rằng: “Nếu chị Sáu là một cô bé có biểu hiện tâm thần thì ngay trong bước đầu tiên (điều tra, tìm hiểu) đã bị tổ chức từ chối. Chị Sáu có mấy ông anh ruột đã thoát ly, tham gia cách mạng. Chính họ đã giới thiệu và kết nạp chị Sáu vào tổ chức vũ trang. Có lẽ nào những ông anh ấy, biết em gái mình bị khùng điên mà lại kết nạp vào tổ chức và giao lựu đạn cho Sáu đi ném chỗ này chỗ khác? Một con bé khùng điên thì đừng nói làm cách mạng, đến chơi nhảy dây, nhảy lò cò cũng bị con nít cho ra rìa ngay”.

Đúng là như vậy! Chúng ta đều biết khi bị thực dân Pháp xử tử hình, chị Võ Thị Sáu chưa đủ 18 tuổi. Nếu quả thật nữ anh hùng Võ Thị Sáu “bị điên” thì tại sao thực dân Pháp và chính quyền bù nhìn vẫn phải mở phiên tòa đại hình để xét xử và tuyên án tử hình một người chưa đủ 18 tuổi? Cũng vậy, khi liệt sĩ Võ Thị Sáu bị thực dân Pháp xử tử hình, những người tù chính trị ở Côn Đảo đã nhiều lần bí mật lập bia cho chị với đầy đủ họ tên, quê quán, ngày mất và dù đã bị đập phá nhiều lần nhưng tấm bia mộ vẫn đã được giữ gìn cẩn thận tới ngày nay. Nếu Võ Thị Sáu là người điên thì những người lập bia, tôn tạo, bảo vệ mộ phần người nữ anh hùng suốt bao nhiêu năm, chẳng lẽ tất cả họ… đều điên (!).

Những xuyên tạc vẫn chỉ là… xuyên tạc

Để xuyên tạc về sự hy sinh của anh hùng Võ Thị Sáu, người ta viện cớ cho rằng Võ Thị Sáu bị điên bởi khi ra pháp trường đã hái hoa cài lên mái tóc. Chỉ có người bị điên mới không sợ chết mà có hành động ấy. Trong khi nhiều người không biết “hình tượng Võ Thị Sáu ngắt hoa cài lên mái tóc không phải là lịch sử, đó là hình tượng văn học” được nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn trong “Bài thơ chị Võ Thị Sáu” đã viết những câu thơ: “Người con gái trẻ măng/ Giặc đem ra bãi bắn/ Đi giữa hai hàng lính/ Vẫn ung dung mỉm cười/ Ngắt một đoá hoa tươi/ Chị cài lên mái tóc/ Đầu ngẩng cao bất khuất/ Ngay trong phút hy sinh/ Bây giờ dưới gốc dương/ Chị nằm nghe biển hát”.


*
Dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại Khu công viên tượng đài và Nhà lưu niệm Võ Thị Sáu, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. (Ảnh: Thanhuytphcm.vn)

Đó là hình tượng văn học, đó không phải là lịch sử. Chắc hẳn nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã thi vị hóa sự hi sinh của Anh hùng Võ Thị Sáu để cho sự hi sinh ấy thật đẹp với người con gái chăng? Ai cũng biết rằng những tử tù “nguy hiểm” như Võ Thị Sáu khi ra pháp trường thì bị gông cùm chứ làm sao mà tung tăng hái hoa cài lên mái tóc. Có lẽ bởi hành động hiên ngang của Võ Thị Sáu trước họng súng quân thù nên nhà văn đã thi vị hóa, lãng mạn hóa cái chết của người con gái trẻ tuổi, vậy thôi.

Có lẽ nhân câu chuyện này cũng cần nhắc lại là hiện nay, việc dựa vào câu chữ của văn chương, nghệ thuật để xuyên tạc, bóp méo lịch sử hình như đang là “mốt”(?). Chẳng hạn về sự hi sinh của Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi hiện cũng bị bóp méo bằng “mô típ” này. Đó là trong bài thơ “Hãy nhớ lấy lời tôi”, nhà thơ Tố Hữu đã viết về sự hi sinh lẫm liệt của Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi “Súng đã nổ. Mười viên đạn Mỹ./ Anh gục xuống. Không, Anh thẳng dậy./ Anh hãy còn hô: Việt Nam muôn năm!/ Máu tim Anh nhuộm đỏ đất Anh nằm”.

Vin vào những câu thơ này, những người không có thiện ý vội vàng xuyên tạc khi cho rằng đó là “nói láo” bởi đã bị đạn bắn vào người gục xuống thì sao mà “thẳng dậy” rồi hô “Việt Nam muôn năm”…

Thực ra hình ảnh Võ Thị Sáu ngắt hoa cài lên mái tóc hay Nguyễn Văn Trỗi gục xuống chỉ là trí tưởng tượng và sự thi vị hóa của văn học, nghệ thuật, đó là những hành động trong tâm tưởng. Lấy hình tượng văn học để phê phán, thậm chí so sánh với sự thật lịch sử để rồi lên tiếng phỉ báng thì quả là trật lất bởi nó không cùng hệ quy chiếu.

Xem thêm: Quần Lót Học Sinh Nam Mặc Quần Lót Học Sinh Nam, Quần Lót Cho Nam Sinh Học Cấp Hai

Đổi trắng thay đen để xuyên tạc lịch sử không phải điều hôm nay mới xảy ra, cũng không phải chuyện riêng ở Việt Nam mà đã có từ lâu và diễn ra ở nhiều nước. Yêu ai, ghét ai là quyền của mỗi người, yêu thích giai đoạn lịch sử này, không thỏa mãn với giai đoạn lịch sử khác cũng là quyền của mỗi người, nhưng xuyên tạc lịch sử, phỉ báng các hành động lịch sử đã từng diễn ra của con người là điều không thể chấp nhận. Hơn thế nữa, xuyên tạc, vu khống, nhẫn tâm lăng nhục một người anh hùng đã xả thân vì đất nước như chị Võ Thị Sáu càng là điều mà lương tâm, trí tuệ, danh dự cũng như đạo lý, phẩm giá con người đều không được phép. Bởi vậy, tác giả Trần Vọng Ngữ trong một bài viết trên “Tuần báo Văn nghệ TPHCM” khẳng định rằng: “Tôi yêu cái gì của Xêda trả lại cho Xêda. Vì sự thật của chị Võ Thị Sáu là người anh hùng yêu nước, yêu dân tộc này, chị đã góp phần để còn có quê hương Việt Nam hôm nay và đến những muôn đời sau”.

Khi những người Anh hùng như liệt sĩ Võ Thị Sáu bị “bôi đen”, bị phỉ báng, bị xuyên tạc thì ngay từ lúc này, tất cả chúng ta, những người Việt Nam chân chính hãy cảnh giác. Đúng như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan trong bài viết “Không được xúc phạm liệt nữ Võ Thị Sáu” đã viết: “Nếu để các thế hệ con em chúng ta đánh mất lòng ái quốc thì sẽ có thể lại đối diện với nguy cơ mất nước. Sau cả trăm năm tranh đấu, nay đất nước đã đứng lên được rồi. Đừng mất cảnh giác để lọt vào quỹ đạo của thù trong giặc ngoài…”.