Hoa hòe có vị đắng nhẹ và mùi thơm đặc trưng. Đây là loài thực vật chứa một loạt các hợp chất phytonutrient có hoạt tính cao và có lợi. Hoa chứa flavonoid, troxerutin và oxymatrine, đóng vai trò chống oxy hóa mạnh mẽ và đã nhiều lần được chứng minh là hỗ trợ sức khỏe hệ tuần hoàn. Người ta thường dùng hoa hòe khi nụ hoa còn chưa nở, sau đó phơi hoặc sấy khô để làm thuốc trị một số loại bệnh hoặc pha trà uống nhằm thanh nhiệt, giải độc ngày hè.

Bạn đang xem: Hoa hòe: 26 công dụng trị bệnh quý và lưu ý khi dùng

Bộ phận được dùng làm dược liệu, chiết xuất rutin chủ yếu là nụ hoa chưa nở, lúc này hoa có hàm lượng rutin cao nhất. Nếu hoa đã nở, hàm lượng rutin giảm rõ rệt nên chất lượng dược liệu cũng giảm. Vì vậy bao giờ người ta cũng thu hoạch hoa vào lúc có nhiều nụ to, chưa nở hoa, trọng lượng và chất lượng dược liệu sẽ cao hơn.

Thành phần của hoa hòe

Trong hoa hòe có chứa rutinlà một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mạch máu. Rutin trong hoa hòe giúp ổn định và hạ huyết áp, phòng ngừa tai biến mạch máu não.

Người ta thường dùng nụ hoa hòe để làm thuốc. Hàm lượng rutin chứa trong nụ hoa rất cao (6-30% rutin). Hoa đã nở sẽ chứa hàm lượng rutin thấp hơn nên chất lượng dược liệu cũng giảm.

Sau khi thu hoạch nụ hoa, người ta tiến hành phơi khô hoặc sấy khô. Nụ hoa hòe khô có mùi thơm rất nhẹ nhàng, dễ chịu.

*

Tác dụng của hoa hòe

Theo y học cổ truyền, hoa hòe có vị đắng, tính hàn, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết. Hoa hòe được sử dụng trong các trường hợp huyết nhiệt, cầm máu, điều trị các bệnh chảy máu cam, ho ra máu, rong kinh, đại tiện ra máu. Ngoài ra, hoa hòe còn giúp điều trị cao huyết áp, điều trị sau tai biến mạch máu não.Ngoài ra, hoa hòe còn có một số tác dụng khác như:

Cầm máu: các chứng chảy máu cam; tiểu tiện, đại tiện ra máu; rong kinh.

Giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và tăng độ bền của mao mạch.

Hạ mỡ trong máu

Viêm loét

Cách pha trà hoa hòe

Cho vào ấm 20 – 30g hoa hòe khô, sau đó rót 300ml nước vừa đun sôi vào, đợi khoảng 3 – 5 phút. Sau khi hoa hòe ngấm nước chìm xuống là có thể dùng được. Nếu hoa hòe chưa chìm xuống là do bạn dùng nước chưa thật sôi. Ngoài ra, cũng có thể cho hoa hòe vào ấm đổ nước và đun sôi trong vòng 1 – 2 phút.

Lưu ý: Hoa hòe có tính hơi lạnh nên những người tì vị hư hàn (hay đau bụng do lạnh, chậm tiêu) không được dùng vị thuốc này. Nếu cần dùng thì phải phối hợp với các dược liệu khác có tính ấm nóng. Nên tìm đến những lương y có tay nghề cao để được tư vấn và có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Ngoài điều trị bệnh cao huyết áp, hoa hòe cũng có thể được dùng để điều trị một số bệnh khác như tiêu chảy, trĩ chảy máu, chảy máu cam, … rất hiệu quả.

Một số chứng bệnhthườngdùng hoa hoè:

Trị máu cam, trĩ xuất huyết, nụ hòe, trắc bách diệp, ngải diệp, tất cả đều sao cháy, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.

Trị tăng huyết áp, đau mắt,nụ hòe (sao vàng), lá sen, mỗi vị 10, cúc hoa vàng 4g, sắc uống ngaỳ một thang.

– Trị đaị tiểu tiện ra máu, hoa hòe, trắc bách diệp, mỗi vị 20g, hoàng liên, kinh giới , mỗi vị 8g, sắc uống, ngày một thang chia hai lần.

Trị đi ngoài ra máu, các trường hợp huyết nhiệt, mao mạch giòn, huyết áp tăng,hòe hoa, thảo quyết minh, đều sao vàng, lượng bằng nhau 8 – 10g, dưới dạng thuốc hãm, uống nhiều ngày .

Trị trĩ nội, viêm ruột,quả hòe ( sao đen), kim ngân hoa, mỗi vị 100g, cam thảo 10g, nghệ vàng 10g. Tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 8 – 10g.

Hoa hòe là cây thân gỗ, vỏ sùi được trồng nhiều ở Trung Bộ. Là cây trồng được phân tán không thành vườn thành rừng như các loài cây dược liệu khác. Hoa hòe có màu vàng nhạt, nhỏ như những búp cây.


Hoa hòe trong y học cổ truyền là vị thuốc vừa giải nhiệt vừa có tính kháng sinh không độc hại, không có tác dụng phụ được dân gian tin dùng. Hoa hòe còn gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa. Tên khoa học của cây hoa hòe là: Sophora japonica
L. Mùa hoa từ tháng 7-9 âm lịch. Cây sống lâu, sau 3-4 năm mới thu hoạch được hoa và chỉ nụ non mới có tác dụng làm thuốc chữa bệnh.

Trong thành phần của hoa hòe chứa tới 6-30% rutin (rutozid), rutin là một loại glucozid, thủy phân sẽ cho quecitin-quexetola-glucoza và ramnoza. Trong quả hòe cũng có rutin. Rutin là một loại vitamin P rất quý, giúp tăng cường sức bền của mao mạch (thành mạch máu).

*
*

Hoa hòe

Theo đông y, hoa hòe có vị đắng, tính bình, quả có vị đắng tính hàn. Hoa hòe có tácdụng cầm máu rất tốt, điều trị các bệnh đại tiện ra máu, chảy máu cam hoặc ho ra máu, phụ nữ rong kinh, băng huyết. Hoa hòe còn có tác dụng điều trị bệnh tăng huyết áp trong xơ vữa động mạch, điều trị sau tai biến mạch máu não…Trong lâm sàng các bệnh nội, ngoại khoa, sản phụ khoa…Thành phần Rutin trong hoa hòe còn có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh viêm gan siêu vi B, C, giúp tăng cường sức đề kháng cho những người có cơ địa gầy yếu, suy nhược cơ thể, lao sơ nhiễm…Hoa hòe có thể kết hợp với hạ khô thảo, xuyên khung, địa long, cúc hoa, câu đằng chữa tăng huyết áp, kết hợpvới trắc bá diệp, chỉ xác chữa đại tiện ra máu; kết hợp với bách thảo sương, mẫu lẹ nung chữa băng huyết, khí hư; kết hợp với kim ngân hoa chữa viêm loét, mụn nhọt…

Hoa hòe phơi khô làm vị thuốc hoa để pha uống như uống chè hàng ngày. Hoa hòe chữa các bệnh tăng huyết áp, đại tiện ra máu, các bệnh về viêm loét.

- Chữa tăng huyết áp:

Bài 1: hoa hòe 25g, tang ký sinh 25g, hạ khô thảo 20g, xuyên khung 20g, địa long 15g. Sắc uống nước. Nếu mất ngủ gia thêm toan táo nhân sao 15g, dạ giao đằng 25g. Đau ngực gia thêm đan sâm 20g, quả lâu nhân 20g; có cơn đau thắt ngực gia thêm hồ sách 12g, phật thủ 20g, bột tam thất 7,5g; di chứng tai biến mạch máu não gia thêm ngưu bàng tử 25g, câu đằng 30g; vữa xơ động mạch gia thêm trạch tả 20g.

Bài 2: hoa hòe 15g, cát căn 30g, sung úy tử 15g, sắc uống. Nếu đau tức ngực gia thêm đan sâm 30g, hà thủ ô 30g; hồi hộp trống ngực và mất ngủ gia thêm toan táo nhân 15g; tê tay chân gia thêm sơn tra 30g, địa long 10g; tiểu đêm nhiều lần gia thêm sơn thù 10g, nhục dung 15g.

- Đau đầu, choáng váng, ngón tay hơi tê:nụ hòe (sao vàng), hạt muồng (sao), tâm sen, 3 vị bằng nhau, sao khô, tán bột, mỗi lần uống 5g, ngày dùng từ 10-20g.

- Trĩ bị sưng đau:quả hòe phối hợp với khổ sâm lượng bằng nhau nghiền thành bột hòa với nước bôi ngoài.

- Đại tiện ra máu:

Bài1: hoa hòe, trắc bá diệp, kinh giới tuệ và chỉ xác, lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột mỗi lần uống 6g với nước cơm.

Bài 2: hoa hòe sống và sao mỗi thứ 15g, chỉ tử 30g, tán bột, uống mỗi lần 6g.

Bài 3: ruột gia lợn 1 đoạn, rửa sạch, nhét đầy bột hoa hòe vào trong, buộc kín hai đầu, đem sao với giấm gạo cho khô rồi tán bột, vê viên to bằng hột nhãn, uống mỗi lần 1 viên với rượu ngâm đương quy.

Bài 4: hoa hòe 60g, địa du 45g, thương truật 45g, cam thảo 30g, sao thơm sấy khô,tán bột uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6g.

Bài 5: hoa hòe15g, quả hòe 15g, hoạt thách 15g, sinh địa 12g, kim ngân hoa 12g, đương quy 12g, hoàng cầm 10g, hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, thăng ma 6g, sài hồ 6g, chỉ xác 6g, cam thảo 3g, sắc uống. Nếu chảy máu nhiều gia thêm kinh giới 10g, địa du 15g, trắc bá diệp sao đen 15g; thể trạng hư yếu gia đẳng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, hoài sơn 15g; thiếu máu nhiều gia hoàng kỳ 15g, thục địa 12g.

- Lợi tiểu, an hàn dễ ngủ: sử dụng hoa hòe khô hãn thành nước chè uống hàng ngày.

- Đi tiểu ra máu:hoa hòe sao 30g, uất kim 30g, tán bột, uống mỗi lần 6g để chữa niệu huyết; hoa hòe sao quá lửa, tán bột, uống mỗi lần 3g để trị huyết lâm.

Xem thêm: Đồ dùng đồ chơi sáng tạo mầm non giúp bé phát triển trí não, đồ dùng đồ chơi tự tạo mầm non

- Băng huyết, khí hư:hoa hòe lâu năm 30g, bách thảo sương 15g, tán bột, uống mỗi lần 9-12g với rượu ấm để chữa băng huyết; hoa hòe sao, mẫu lệ nung, lượng bằng nhau, tán bột, uống mỗi lần 9g với rượu ấm để chữa bạch đới (khí hư máu trắng).